Khuyến nghị với Chính phủ:

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 178 - 180)

Chương 4Chương

4.4.1.Khuyến nghị với Chính phủ:

Cần sắp xếp cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan Hải quan, trong đó ưu tiên tăng biên chế cho ngành hải quan để bổ sung thêm lực lượng KTSTQ nhằm phù hợp với yêu cầu công việc, từng giai đoạn phát triển ngành Hải quan .

Mô hình tổ chức của hệ thống cơ quan Hải quan tổ chức theo khu vực, theo yêu cầu công việc, không phụ thuộc vào địa giới hành chính của tỉnh là xu hướng của thực tế hiện nay. Mô hình này hiện đã được hải quan các nước trên thế giới áp dụng và triển khai có hiệu quả như: Hải quan Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc…. Việc sắp xếp hệ thống tổ chức theo khu vực của cơ quan Hải quan theo yêu cầu nhiệm vụ chứ không phải theo yêu cầu tổ chức hành chính. Việc tổ chức theo mô hình này sẽ tăng cường được năng lực quản lý, điều hành của cấp Tổng cục Hải quan, giảm bớt đầu mối trung gian để phù hợp với yêu cầu cải cách, hiện đại hóa. Tiêu chuẩn hóa trụ sở làm việc gắn với hệ thống cơ sở vật chất và công nghệ thông tin hiện đại. Đặc biệt, nguồn nhân lực sẽ được chuyên nghiệp và nâng cao chất

lượng hơn trong đó có lực lượng KTSTQ. Biên chế của ngành Hải quan được xác định trong phạm vi tổng số biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho Bộ Tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính giao chỉ tiêu biên chế cho ngành Hải quan phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định trên cơ sở chủ động tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý và sử dụng lao động theo đúng chủ trương tinh giản biên chế của Nhà nước. Bên cạnh có cần có đề xuất thí điểm thực hiện thi tuyển các chức danh lãnh đạo cấp Tổng Cục, Cục…Tuy nhiên, làm sao đảm bảo tính chất chuyên sâu và không phụ thuộc vào địa giới hành chính thì ngành Hải quan cần phải xây dựng cụ thể, cần có lộ trình thực hiện thích hợp trong 5 đến 10 năm, có thể sẽ làm thí điểm ở một vài đơn vị.

Chỉ đạo các Bộ, Ngành phối hợp, hỗ trợ đến công tác kiểm tra sau thông quan nói chung và kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan nói riêng.

Chính phủ cần cẩy mạnh sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành có liên quan đến kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan, trong đó có các nội dung như:

+ Chỉ đạo Bộ Tài Chính nghiên cứu, phối hợp với Bộ Công an đẩy mạnh sự phối hợp trong gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan, trốn lậu thuế…Giao cho Bộ Tài chính kiện toàn hệ thống kế toán công và kế toán doanh nghiệp để thực sự trở thành công cụ quản lý kiểm soát hoạt động kinh tế.

+ Chỉ đạo Bộ Tài chính, Tổng Cục hải quan, phối hợp với Ngân hàng nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, kiểm soát các khoản giao dịch thanh toán; giảm dần các giao dịch bằng tiền mặt, tiến tới chấm dứt các giao dịch tiền mặt giữa các tổ chức thương mại.

+ Chỉ đạo phối hợp với Bộ Công Thương trong việc hỗ trợ và phổ cập rộng rãi trên các phương tiện đại chúng về mức giá giao dịch của các mặt

hàng chủ yếu nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng lớn ở các thị trường lớn và khu vực.

+ Chỉ đạo phối hợp với Bộ Ngoại giao để hỗ trợ Bộ tài chính tổ chức được mạng lưới đại diện hải quan tại nước ngoài.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 178 - 180)