Các cam kết quốc tế về hải quan mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 139 - 146)

Chương 4Chương

4.1.1Các cam kết quốc tế về hải quan mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện

Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức thế giới như WTO, WCO, APEC, ASEAN, ASEM… Hải quan Việt Nam được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm tra hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải. Là thành viên của các tổ chức trên thế giới, Việt Nam phải cam kết thực hiện nhiều quy định đối với một thành viên chính thức của tổ chức. Trong đó, các cam kết về giảm thuế, ưu đãi mở cửa thị trường đóng một vai trò rất quan trọng. Các cam kết quốc tế về hải quan mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện luôn gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó yêu cầu về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan đóng vai trò chủ yếu. Các cam kết quốc tế về hải quan mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện có thể tóm tắt như sau:

4.1.1.1 Cam kết trong WTO

Sau khi là thành viên đầy đủ của WTO ( từ ngày 12/01/2007), Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các cam kết liên quan tới lĩnh vực hải quan, trong đó có lĩnh vực KTSTQ về TGHQ. Các cam kết trong khuôn khổ WTO liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu mà Việt nam phải thực hiện là:

Về trị giá hải quan: Việt Nam cam kết tuân thủ điều VII của Hiệp định GATT 1994 của WTO (gọi tắt hiệp định ACV). Theo đó, việc xác định trị giá hải quan sẽ dựa trên cơ sở trị giá giao dịch với tất cả các hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên WTO. Về phí và lệ phí, Việt Nam cam kết các loại phí và lệ phí thực thu không vượt quá chi phí của dịch vụ cung ứng.

Về thủ tục hải quan: Việt Nam cam kết sẽ hỗ trợ cao trong việc đơn giản và hài hòa hóa thủ tục hải quan theo Điều VIII của GATT/WTO. Liên quan đến những quy định về tự do quá cảnh theo Điều V Hiệp định GATT.

Về kiểm soát việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới: Việt Nam đã có văn bản pháp lý cơ bản phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên để thực hiện đầy đủ Hiệp định TRIPS, Việt Nam cam kết sẽ bổ sung một số điểm như quyền của chủ sở hữu được phép kiểm tra những hàng

hóa bị ngăn giữ và hải quan phải có thẩm quyền chủ động cho đình chỉ việc thông quan hàng hóa nếu có dấu hiệu đầy đủ cấu thành hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ từ phía doanh nghiệp.

Về khiếu nại, khiếu kiện hành chính: Việt Nam phải cam kết các quy định chi tiết, minh bạch về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ khiếu nại hành chính, không sử dụng và giải quyết các thủ tục khiếu kiện theo mô hình “ gia đình chủ nghĩa” dưới dạng công văn cũng như văn bản, ban hành chính sách.

Về minh bạch hóa chính sách: Việt Nam cam kết thực thi đầy đủ các quy định tại điều X Hiệp định GATT 1994, Điều III Hiệp định GATT 1994 và các yêu cầu khác của WTO về minh bạch hóa chính sách. Trong lĩnh vực hải quan, Việt Nam cam kết sẽ tạo các điểm hỏi đáp và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, hiệp hội, cá nhân liên quan, thành lập các điểm cung cấp thông tin và trả lời các yêu cầu của các thành viên trong lĩnh vực này.

Về các cam kết khác: Việt Nam chưa có các cam kết liên quan đến

giám định trước khi giao hàng. Về chống bán phá giá, Việt Nam cam kết sẽ tích cực phối hợp với Hải quan các nước xuất khẩu xác minh trị giá hải quan. Cam kết đảm bảo quyền kinh doanh, trong đó có kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp nước ngoài, mở cửa thị trường, cung cấp các dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ giao nhận vận tải, đại lý làm thủ tục hải quan, dịch vụ tư vấn pháp lý về hải quan, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ kho bảo thuế, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế sẽ phát triển. Cam kết về đơn giản hóa những thủ tục cấp phép hoạt động đối với kho bảo thuế, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế , cấp chứng chỉ hành nghề đại lý làm thủ tục hải quan.v.v..

4.1.1.2 Cam kết trong WCO

Là thành viên của WCO, cùng với việc thực hiện hiệp định trị giá GATT về xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu theo cam kết của WTO, Việt Nam còn có nghĩa vụ thực hiện Công ước Kyoto về thủ tục hải quan, Công ước HS về phân loại , áp mã hàng hóa xuất, nhập khẩu. Việt Nam chính thức tham gia công ước Kyoto từ năm 1997, Công ước Kyoto

sửa đổi 1999 và tham gia Công ước HS từ năm 1998. Đây là công ước quốc tế liên quan chặt chẽ với hoạt động của cơ quan hải quan của các nước trên thế giới. Thực hiên các cam kết trong Công ước Kyoto và Công ước HS đặt ra yêu cầu các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện đúng và thống nhất các quy định về đơn giản hóa thủ tục hải quan. Trong WCO, ngoài những nghĩa vụ của thành viên WCO, các nước thành viên là bên tham gia các công ước do WCO quản lý phải tuân thủ các quy định đối với từng công ước cụ thể.

Là thành viên của WCO, Việt Nam cam kết thực hiện các quyết định có liên quan đến phân loại, áp mã hàng hóa xuất, nhập khẩu đã được ủy ban kỹ thuật HS của WCO thông qua. Đối với công ước Kyoto, Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ và thực hiện các quyết định của Ủy ban các vấn đề và tạo thuận lợi cho thương mại. Đối với Hiệp định trị giá GATT, Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ các quyết định đã được Ủy ban kỹ thuật trị giá của WCO và WTO thông qua. Từ năm 2006, trong bối cảnh tăng cường an ninh và chống khủng bố, WCO đã xây đựng công cụ mới là Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu. (SAFE- Framworks of Standards to Scure and Facilitate Global Trade). Mục tiêu đầu tiên của khung tiêu chuẩn là thiết lập một bộ tiêu chuẩn cho an ninh và dây chuyền thương mại và tạo thuận lợi ở cấp dộ toàn cầu để tăng cường sự chắc chắn và có thể dự báo, chuyển các hướng dẫn liên quan đến an ninh sang các tiêu chuẩn có thể triển khai thực hiện một cách linh hoạt và phù hợp với thực tiễn. Hầu hết các biện pháp tăng cường an ninh trong Khung tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên thủ tục hải quan hiện đại theo các hướng dẫn, khuyến nghị và văn kiện liên quan của WCO. Mọi dữ liệu đều được xây dựng theo một chuẩn chung và có thể dễ dàng trao đổi giữa các nước thành viên.

Hiện nay, các nước thành viên ASEAN đang trong quá trình tiến tới thành lập Cộng đồng kinh tế chung. Vì vậy, việc thống nhất các tiêu chí phân loại đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong hội nhập với bối cảnh ASEAN bao gồm những nền kinh tế có mức độ phát triển chênh lệch, khác nhau. Trên thực tế, các cam kết về hải quan trong ASEAN mang tính chuyên sâu về nghiệp vụ được thể hiện thông qua Chương trình hành động trong khuôn khổ về kế hoạch chiến lược phát triển Hải quan 2005-2010. Kế hoạch này bao gồm 15 lĩnh vực: Phân loại hàng hoá; Xác định giá trị hải quan; Xác định xuất xứ hàng hoá; Xây dựng hải quan điện tử ASEAN và ứng dụng CNTT trong hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại và kiểm soát hải quan; Thông quan hải quan; Quá cảnh hải quan; Tạm quản; Kiểm tra sau thông quan; Kiểm soát và hỗ trợ lẫn nhau; Cải cách và hiện đại hoá hải quan; Phát triển và quản lý nguồn nhân lực hải quan; Hợp tác quốc tế và hải quan ASEAN; Quan hệ đối với các bên có liên quan đến Hải quan và Cộng đồng doanh nghiệp ... Một số vấn đề đang được quan tâm trong khuôn khổ hợp tác ASEAN như:

Xác định giá trị hải quan theo Hiệp định ACV: Trước tiên, Việt Nam áp dụng Hiệp định ACV đối với tất cả hàng hoá có xuất xứ ASEAN, được nhập khẩu theo hợp đồng thương mại và trong danh mục hàng hoá của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung.

Kiểm tra sau thông quan: Đây thực chất là biện pháp nghiệp vụ hỗ trợ cho thực hiện hiệu quả và hiệu lực các Công ước, Hiệp định quốc tế về hải quan như Công ước HS về phân loại hàng hoá, Hiệp định trị giá về xác định giá tính thuế. Để hài hoá thủ tục, ASEAN đã xây dựng sách hướng dẫn về KTSTQ, trong đó có nội dung quan trọng hướng dẫn các phương pháp áp dụng, kinh nghiệm trong công tác xác định mã số hàng hoá theo HS để các nước thành viên ASEAN tham khảo.

Đơn giản hoá danh mục biểu thuế Hài hoà ASEAN: Cho đến nay, các nước ASEAN đã tiến hành áp dụng các biểu thuế của nước mình cho hàng hóa ASEAN theo Danh mục đơn giản hoá Danh mục thuế quan hài hoà ASEAN, gọi tắt là Danh mục AHTN (Asean Harmonzied Tarif Nomenclature). ASEAN cam kết thực hiện danh mục AHTN theo phiên bản HS 2007 và ATHN theo HS2012. Việt Nam áp dụng Danh mục AHTN cho cả thương mại trong và ngoài khối ASEAN.

Xuất xứ hàng hoá: ASEAN đã xây dựng các quy tắc xuất xứ dành cho chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực mậụ dịch tự do ASEAN, đang đàm phán việc xác định quy tắc xuất xứ ASEAN với các nước đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, New Zealand, ASEAN cũng đang thảo luận về việc áp dụng chứng nhận xuất xứ điện tử cho hàng hoá trao đổi giữa các nước thành viên ASEAN và đang nghiên cứu mở rộng cho cả các nước là đối tác song phương của Việt Nam và ASEAN.

Tờ khai hải quan ASEAN: Hải quan ASEAN đang xây dựng mẫu Tờ khai hải quan áp dụng chung để thống nhất trong ASEAN. Năm 2006, Hải quan Việt Nam cho áp dụng thí điểm nhưng chưa nhận được ý kiến đóng góp từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Hiện nay, các nước thành viên ASEAN vẫn đang tiếp tục thảo luận để thống nhất các tiêu chí trong tờ khai hải quan chung ASEAN. Một nhóm nước có xu hướng giảm tiêu chí trong tờ khai hải quan chung ASEAN (Singapore, Thái Lan, Malaysia); một số nước khác đề nghị áp dụng đầy đủ các tiêu chí theo tờ khai mẫu của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (Tờ khai DAU). Do đó, các nước ASEAN đang xem xét để hoàn thiện tờ khai này.

Cơ chế một cửa ASEAN: Điều này được quy định trong Công ước Kyoto sửa đổi. ASEAN đã xây dựng Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN và Nghị định thư kỹ thuật. ASEAN-6 (gồm 6 nước

Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Brunei sẽ thực hiện vào năm 2008 và ASEAN-4 (gồm 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma) thực hiện vào năm 2012. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả Hiệp định và Nghị định thư nói trên, Việt Nam cần sự hợp tác tích cực của tất cả các Bộ, ngành để triển khai thực hiện cam kết.

4.1.1.4 Cam kết trong APEC.

Hải quan là một trong lĩnh vực quan trọng trong khuôn khổ hợp tác APEC. Thực chất, đây là một diễn đàn nên các vấn đề hợp tác kinh tế mới chỉ dừng ở mức thấp do trình độ phát triển của các nước quá chênh lệch. Tuy vậy, việc thống nhất trong cách phân loại, áp mã hàng hoá xuất , nhập khẩu phục vụ nhu cầu bảo đảm an ninh lại rất được coi trọng. Tiểu ban thủ tục hải quan, trong đó có Uỷ ban xây dựng các tiêu chí phân loại, áp mã hàng hoá xuất, nhập khẩu chính xác và thống nhất hoạt động dựa trên 5 nguyên tắc: thuận lợi, trách nhiệm, thống nhất, minh bạch và đơn giản hoá, nhằm thực hiện mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại, giảm chi phí giao dịch thông qua việc đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan, đồng thời, đảm bảo an ninh thương mại trong khu vực.

Cho đến nay, các hoạt động của Tiểu ban thủ tục hải quan được đánh giá thông qua việc thực hiện 16 nội dung nằm trong kế hoạch hành động tập thể trong lĩnh vực hải quan, được các nền kinh tế thành viên xây dựng bằng việc đề ra các mục tiêu cũng như kết quả dự kiến đạt được, bao gồm: thực hiện Công ước HS về mô tả và mã hoá hàng hoá; tăng cường thông tin cho công chúng; đơn giản hoá và hài hoà hoá trên cơ sở Công ước Kyoto; thương mại phi giấy tờ; thực hiện Hiệp định trị giá của WTO; thực hiện Hiệp định TRIPS; thực hiện các điều khoản kháng nghị rõ ràng; thực hiện Hệ thống phân loại trước khi nhập khẩu; hài hoà dữ liệu thương mại trong APEC; đối thoại hải quan – doanh nghiệp.

4.1.1.5 Cam kết trong ASEM.

Về cơ bản, ASEM đưa ra các sáng kiến nhằm thúc đẩy các hoạt động hướng vào mục tiêu chung là tăng cường hợp tác cơ quan hải quan giữa Châu Âu và Châu Á. Mục đích chủ yếu là nhằm đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan, tăng cường kiểm soát và điều tra chống buôn lậu (ma tuý, vũ khí và hoạt động rửa tiền), trao đổi thông tin, cộng tác chặt chẽ giữa hải quan và giới doanh thương nhằm đạt được những hiệu quả cao trong cả hai lĩnh vực tuân thủ và thuận lợi, trợ giúp kỹ thuật và đào tạo cán bộ, trao đổi chuyên gia trog lĩnh vực nghiệp vụ. Sáng kiến của ASEM được tổ chức thành 3 hoạt động chính, đó là: nhóm làm việc về thủ tục hải quan; nhóm làm việc về kiểm soát hải quan và hội thảo hải quan và doanh nghiệp về đơn giản và hài hoà thủ tục hải quan. Trọng tâm của hoạt động hợp tác ASEM về hải quan là triển khai thực hiện kế hoạch hành động tạo thuận lợi cho thương mại, bao gồm một loạt các hoạt động, trong đó có 9 giải pháp khả thi chính liên quan đến hoạt động của ngành Hải quan là:

+ Tăng cường sự liên kết và hài hoà danh mục biểu thuế theo tiêu chuẩn WCO.

+ Thực hiện Hiệp định về trị giá WTO.

+ Tăng cường tính minh bạch thông qua tiếp cận được các cơ sở dữ liệu của các thành viên ASEM về thuế, danh mục biểu thuế, chỉ dẫn về thuế, quy trình và thủ tục XNK, quy tắc xuất xứ, luật lệ hải quan. Xác định các rào cản và xây dựng các biện pháp để xoá bỏ chúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức hội thảo giữa hải quan và doanh nghiệp với sự tư vấn của Diễn đàn doanh nghiệp Á – Âu bao gồm các vấn đề phân tích rủi ro, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống chứng từ điện tử, giảm thời gian thông quan. Coi Công ước Kyoto sửa đổi là tiêu chuẩn để đơn giản, hài hoà thủ tục hải quan. Áp dụng kiểm tra một cửa cho các đối tác ASEM trong điều kiện cho phép.

+ Cải thiện tính minh bạch qua việc phổ biến, làm rõ các quy trình thủ tục hải quan theo yêu cầu của doanh nghiệp.

+ Khai thác các lợi thế chung của các thành viên ASEM trong WCO và WTO.

+ Xem xét các nguồn tài trợ nhằm hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo về mặt nghiệp vụ, thủ tục hải quan, đóng góp kinh nghiệm cho ASEM.

+ Xây dựng bộ Quy tắc ứng xử, tăng cường tính liêm chính hải quan. [67]

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 139 - 146)