Tăng cường hiệu quả tham vấn giá trong KTSTQ về TGHQ.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 176 - 178)

Chương 4Chương

4.3.5Tăng cường hiệu quả tham vấn giá trong KTSTQ về TGHQ.

Trong thực tế ở Việt Nam hiện nay, tham vấn về trị giá được chỉ được chú trọng trong khâu thông quan của quá trình làm thủ tục hải quan và hiệu quả tham vấn không cao. Theo mô hình chung của các nước phát triển thì bộ phận KTSTQ là đơn vị phụ trách về kiểm tra tính chính xác, trung thực của trị giá khai báo, và tiến hành tham vấn khi có nghi ngờ về trị giá khai báo. Vì vậy, một trong những giải pháp hỗ trợ công tác KTSTQ về trị giá hải quan là phải tăng cường hiệu quả công tác tham vấn trị giá hải quan. Cần tiến hành các giải pháp như:

- Minh bạch hóa các văn bản pháp quy về xác định trị giá hải quan. Tính minh bạch của văn bản pháp quy đươc thể hiện ở hai phương diện là khả năng áp dụng trực tiếp điều khoản quy định vào thực tế và tính liên thông giữa các văn bản pháp luật có liên quan. Do vậy, đối với hệ thống văn bản pháp luật và văn bản dưới luật cần được giảm thiểu số lượng văn bản hướng dẫn, tiến đến khả năng trực tiếp áp dụng điều luật vào thực xác định trị giá. Bộ Tài Chính và Tổng Cục Hải quan cần tổ chức rà soát lại toàn bộ hệ thống

văn bản liên quan đến xác định trị giá hải quan để thực hiện chỉnh sửa, bổ sung phù hợp.

- Xây dựng quy trình tham vấn trị giá hải quan theo hướng hiện đại hóa bằng cách phân định rạch ròi giữa hai loại hình là tham vấn để xác định trị giá hải quan (tư vấn) và tham vấn để kiểm tra trị giá hải quan (kiểm tra sau thông quan). Mô hình tách hai hoạt động xác định và kiểm tra sẽ giúp bộ phận hải quan chuyên trách từng khâu nghiệp vụ có thể tập trung nguồn lực của mình để nâng cao hiệu quả công việc. Trong đó, cần đề cao vai trò quan trọng, quy định trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ trong quá trình tham vấn để kiểm tra trị giá hải quan, bởi vì trong khi áp lực hàng hóa thông quan ngày càng nhanh hơn, công chức hải quan trong khâu thông quan không thể đủ thời gian và cũng không đủ thông tin để kiểm tra hay tham vấn một cách bài bản, chi tiết mà khâu KTSTQ sẽ có nhiều thời gian để tập trung kiểm tra, tập trung kiểm chứng và chọn lọc thông tin tốt hơn.

- Cần nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý tham vấn giá. Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ công chức dặc biệt là xây dựng năng lực cho đội ngũ công chức kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan về nghiệp vụ kiểm định, kỹ năng tham vấn bao gồm: Kiểm tra hồ sơ, tài liệu khai báo và kiểm tra trị giá khai báo, chuẩn bị tham vấn, cách thức tham vấn, nội dung tham vấn, hình thức tham vấn, biên bản tham vấn, kết luận sau tham vấn.

- Xây dựng hệ thống quản lý thông tin chung để đản bảo những người làm nhiệm vụ quản lý giá, tham vấn giá có thể truy cập và sử dụng, khai thác thông tin về hàng hóa, người khai hải quan, chủ hàng, ở mọi khía cạnh cần thiết. Bộ phận kiểm tra sau thông quan các cấp phải được trang bị quyền và khả năng truy cập vào tất cả các nguồn thông tin hợp pháp liên quan đến hoạt động doanh nghiệp; được cung cấp thông tin đầy đủ qua kênh thông tin của cơ sở dữ liệu giá, thông tin quản lý rủi ro, thông tin tình báo hải quan, lưu ý

các thông tin này phải được xử lý bằng những công cụ hiện đại, cho pháp truy cập nhanh và chính xác.

- Nâng cao chương trình phần mềm về quản lý cơ sở dữ liệu giá theo hướng tích hợp trực tiếp với chương trình quản lý dữ liệu chung của toàn Ngành. Trên thực tế, cơ sở dữ liệu giá hiện nay còn thể hiện hai hạn chế cơ bản là thiếu tính phong phú và biệt lập với hệ thống đa chức năng của Ngành. Để tiến tới áp dụng thông quan điện tử cho hàng hóa xuất, nhập khẩu, cần xây dựng được một hệ thống thông tin chung để đảm bảo người làm nhiệm vụ quản lý giá, tham vấn giá có thể truy cập, sử dụng và khai thác thông tin về hàng hóa, người khai hải quan, chủ hàng… ở mọi khía cạnh cần thiết.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 176 - 178)