Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 81 - 84)

HẢI QUAN Ở VIỆT NAMHẢI QUAN Ở VIỆT NAM

3.1.1Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Thời kỳ 2006 - 2013, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vừa có những thuận lợi vừa có những khó khăn, thách thức lớn. Sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998, kinh tế và thương mại thế giới liên tục tăng trưởng cao đến 2006. Việt Nam chỉ chịu tác động gián tiếp của khủng hoảng nên kinh tế vẫn tăng trưởng cao. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định và đầu tư tăng cao… đã tạo cơ sở tăng cường quy mô xuất khẩu sản phẩm và tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị và công nghệ.

Bảng 3.1: Số liệu thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2006-2013.

Năm Tổng trị giá XNK ( triệu USD) Tỷ lệ tăng/ giảm qua các năm (%) Trị giá xuất khẩu ( triệu USD) Trị giá nhập khẩu ( triệu USD) 2006 84.717 12,2 39.826 44.891 2007 111.244 13,1 48.561 62.682 2008 143.399 12,8 62.685 80.714 2009 127.045 -8,8 57.096 69.949 2010 157.075 12,3 72.274 84.801 2011 203.656 12,9 96.906 106.750 2012 228.310 11,2 114.529 113.780 2013 264.260 11,5 132.135 132.125

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là việc ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA), gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), tham gia các khu vực thương mại tự do (FTA)… đã mở ra những thời cơ, thuận lợi lớn về môi trường kinh doanh quốc tế cho phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Bảng 3.1 cho thấy trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2006-2013 tăng nhanh qua các năm. Có thể thấy, trị giá hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng qua các năm và đặc biệt vào thời điểm năm 2007- sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)- đánh dấu một mốc phát triển trong lĩnh vực ngoại thương của Việt Nam, trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu đã có sự tăng trưởng vượt bậc.

Qua số liệu thống kê cho thấy, sau 6 năm là thành viên của Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO) (Việt Nam chính thức trở thành thành viên

Tổ chức Thương mại thế giới vào ngày 11/01/2007), kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2013 đã đạt 264.260 triệu USD, cao gấp hơn 3 lần so với kết quả thực hiện của năm 2006. Nếu như năm 2007, tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 111.244 triệu USD thì đến năm 2013 tức là sau 6 năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tổng trị giá hàng hóa xuất, nhập khẩu của cả nước đã đạt 264.260 triệu USD, tăng 237% so với năm 2006.

Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu bình quân giai đoạn 2006-2013 khoảng 10,7% . Trong đó, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2006 là 44.891 triệu USD, năm 2010 là 84.801 triệu USD và 2011 là 106.750 triệu USD thì đến năm 2013 đã tăng đến 132.125 triệu USD. Đến năm 2013, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt 264.26 triệu USD, tăng 11,5 % so với năm 2012, trong đó: xuất khẩu đạt 132.135 triệu USD, và nhập khẩu đạt 132.125 triệu USD.

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2006-2013 đã có chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng cần nhập khẩu là nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, giảm tỷ trọng nhóm hàng cần kiểm soát và cần hạn chế nhập khẩu là hàng tiêu dùng các loại. Cụ thể từ năm 2007 đến năm 2011, cơ cấu nhóm hàng cần nhập khẩu chiếm 81-83% trong cơ cấu nhập khẩu cả nước,

trong khi các giai đoạn trước năm 2006, cơ cấu nhóm hàng cần nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 75-80%. Hai nhóm hàng nhập khẩu còn lại chỉ chiếm tỷ trọng thấp 17-19% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Do đặc điểm nền kinh tế thời kỳ đang chuyển đổi, hầu hết các mặt hàng nguyên vật liệu, máy móc thiết nhập khẩu là chịu thuế suất thấp hoặc được miễn thuế, nên việc khai báo trị giá ít ảnh hưởng đến trốn lậu thuế, nhưng nó lại là đầu vào để làm tăng trị giá của các mặt hàng gia công lắp ráp ở trong nước. Cụ thể, năm 2012 và 2013, dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong năm 2013 là mặt hàng máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng với trị giá gần 18,7 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2012; tiếp theo là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17,7 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2012; Vải các loại đạt 8,4 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm 2012; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8,05 tỷ USD, tăng 59,6% so với năm 2012; xăng dầu các loại đạt gần 7 tỷ USD, giảm mạnh 22% so với năm 2012…Các mặt hàng nhập khẩu từ năm 2006 đến năm 2013 có kim ngạch lớn và chiếm tỷ trọng cao như: thức ăn gia súc và nguyên liệu, xăng dầu các loại, hóa chất nguyên liệu và sản phẩm hóa chất, dược phẩm và nguyên liệu, phân bón, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm, gỗ nguyên liệu, giấy các loại và sản phẩm từ giấy, bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu dệt may da, thép, phôi thép, kim loại thường khác, điện tư, máy tính và linh kiện, máy móc thiết bị phụ tùng….

Biểu đồ 3.1: Số lượng tờ khai hải quan 2006-2013

Nguồn : Cục thống kê- Tổng Cục Hải Quan Tờ khai

Nhập khẩu Xuất khẩu

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của kim ngạch xuất nhập khẩu, số lượng tờ khai hải quan cũng không ngừng tăng với tốc độ cao qua các năm. Số lượng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa vì mục đích thương mại trong những năm gần đây tăng lên nhanh, năm sau cao hơn năm trước: nếu năm 2006, tổng số tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu đã đạt khoảng 2,5 triệu tờ khai thì năm 2013, số lượng tờ khai xuất nhập khẩu đã đạt 5,9 triệu tờ khai.

Trong đó, tờ khai xuất khẩu đạt 2,88 triệu tờ và tờ khai nhập khẩu đạt 3,04 triệu tờ, tăng lần lượt 14,9% và 15,1% so với năm 2012. Số tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan theo phương thức điện tử trong năm 2013 là 5,53 triệu tờ, chiếm 93,4%, tổng số tờ khai hải quan, tăng mạnh 26,3% so với năm 2012.

Có thể thấy, tại thời điểm cuối 2006, có khoảng hơn 28.400 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu với khoảng 2,5 triệu tờ khai xuất nhập khẩu thì năm 2013, đã có hơn 6 vạn doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu với hơn 5,9 triệu tờ khai xuất, nhập khẩu. Theo dự kiến đến năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ đạt trên 400 tỷ USD; số lượng tờ khai hải quan đạt trên 10 triệu tờ khai, đòi hỏi việc thông quan hàng hóa của ngành Hải quan sẽ phải có những thay đổi cơ bản. Do đó, để đáp ứng nhiệm vụ kiểm tra giám sát hải quan, tạo thuận lợi thông quan nhanh chóng các lô hàng xuất nhập khẩu, đồng thời đáp ứng được phương thức quản lý hải quan hiện đại, ngăn ngừa các gian lận thương mại đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết đối với Hải quan Việt Nam nói chung và lực lượng KTSTQ nói riêng.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 81 - 84)