Xây dựng và áp dụng chuẩn mực kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 163 - 170)

Chương 4Chương

4.3.3 Xây dựng và áp dụng chuẩn mực kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

bị, máy móc, phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin như: đầu tư thêm máy phát hiện chứng từ giả, máy ghi âm, máy ảnh, máy quay.. để đảm bảo hoạt động KTSTQ về TGHQ đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ ba: Tập huấn ngay cho lực lượng KTSTQ cả về quy trình, cách thức thực hiện trong việc thu thập tổng hợp thông tin về TGHQ.

Nâng cao chất lượng thông tin dữ liệu giá trên cơ sở tập trung hoàn thiện và nâng cao kỹ năng của cán bộ nhập dữ liệu máy tính đảm bảo các yếu tố thông tin của hàng hoá nhập máy từ nguồn tờ khai hàng hoá nhập khẩu, tờ khai trị giá đầy đủ, chi tiết, có thể so sánh được giữa các loại trị giá của các loại hàng hoá với nhau theo đúng nội dung yêu cầu quản lý. Quy định mang tính bắt buộc và đặt thành chỉ tiêu đối với từng cán bộ ở từng bộ phận KTSTQ về TGHQ. Việc thu thập dữ liệu thông tin trị giá theo định kỳ, từng tháng, quý để cung cấp về trung tâm tổng hợp nhập vào hệ thống. Luôn có sự kiểm tra để thưởng phạt nghiêm minh, tránh tình trạng cán bộ tùy tiện hoặc lơ là trong việc thu thập, cung cấp thông tin dữ liệu về trị giá. Chỉ có như vậy mới mong có được hệ thống dữ liệu trị giá dữ liệu trị giá hải quan phong phú và đa dạng, phục vụ cho công tác KTSTQ về TGHQ đạt hiệu quả.

4.3.3 Xây dựng và áp dụng chuẩn mực kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. hải quan.

Cần khắc phục ngay tình trạng là cán bộ KTSTQ về TGHQ tuy vẫn thực hiện đầy đủ các bước công việc theo đúng trình tự của quy trình KTSTQ quy định nhưng nội dung trong từng bước công việc lại không có chất lượng hoặc nội dung chuẩn bị hời hợt do thiếu trách nhiệm, thiếu nguồn thông tin dữ

liệu. Muốn vậy, cần thiết phải xây dựng và áp dụng chuẩn mực KTSTQ về TGHQ.

Trước hết, chuẩn mực là những nội dung cơ bản mà đòi hỏi các bên hiểu đúng và tự giác tuân thủ để đảm bảo một quá trình nào đó được thực hiện một cách đúng đắn và hiệu quả; từ một góc nhìn xã hội, chuẩn mực chính là thức đo để đánh giá một hành vi có thể là hợp lý hay bất hợp lý. Từ góc nhìn pháp luật, chuẩn mực là thước đo hành vi hợp pháp hay bất hợp pháp. Bởi vậy, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều cần có chuẩn mực, nhất là trong điều kiện quản lý và phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.

Chuẩn mực kiểm tra sau thông quan về TGHQ là những quy định và hướng dẫn mang tính nguyên tắc trong kiểm tra việc xác định tính chính xác, trung thực của việc khai báo trị giá và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Đó là những quy định và hướng dẫn mang tính nguyên tắc về nội dung cần phải đạt được của từng khâu công việc trong quy trình KTSTQ về TGHQ. Nói cách khác, nội dung các bước tiến hành trong quy trình KTSTQ về TGHQ cần được quy chuẩn hóa thành hệ thống chuẩn mực để các bên liên quan biết và thực hiện, cũng như các cơ quan hữu quan như thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật sử dụng trong việc thực thi nhiệm vụ của mình, cũng như kiểm tra giám sát đối với hoạt động KTSTQ về TGHQ. Việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm tra sau thông quan về TGHQ đảm bảo tính logic, hệ thống sẽ tạo thuận lợi để vừa nâng cao hiệu quả quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, vừa kiểm soát được hành vi của người khai hải quan vi phạm pháp luật hải quan. Thông qua đó, hạn chế được sự tùy tiện trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa. Bởi vì, chuẩn mực kiểm tra sau thông quan chính là công cụ để xử lý sai phạm của các chủ thể khi tham gia quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa đó. Công chức hải quan thì căn cứ vào chuẩn mực để

thực hiện theo chức trách được giao; doanh nghiệp và người khai hải quan thì căn cứ vào chuẩn mực để giám sát việc KTSTQ về TGHQ của công chức hải quan. Hai bên đều có những căn cứ để xác định mức độ tuân thủ pháp luật. Từ đó, sẽ làm cho KTSTQ về TGHQ ngày càng minh bạch và đạt kết quả cao hơn. Ngoài ra, nếu tuân thủ theo đúng chuẩn mực thì kết quả KTSTQ về TGHQ sẽ đảm bảo được tính trung thực và khách quan.

Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực KTSTQ phải dựa trên cơ sở chuẩn mực, cam kết quốc tế có liên quan đến hoạt động Hải quan. Việc xây dựng chuẩn mực KTSTQ về TGHQ thường tập trung vào 6 nội dung chủ yếu sau:

4.3.3.1 Nhóm chuẩn mực chung:

Nhóm chuẩn mực chung: quy định những nội dung làm nền tảng cho hoạt động kiểm tra sau thông quan về TGHQ; Nhóm chuẩn mực chung bao gồm những nội dung chủ yếu như : Các quy định về tổng thể các nguyên tắc cơ bản, các yêu cầu có tính bắt buộc về cơ quan hải quan, về đoàn KTSTQ về TGHQ, về các kiểm tra viên hải quan, thực hiện KTSTQ về TGHQ, về các đối tượng KTSTQ và các đối tượng có liên quan đến KTSTQ về TGHQ, về phương thức về KTSTQ về TGHQ, về các cam kết quốc tế phải tuân thủ, về kỹ thuật quản lý rủi ro, về kỹ năng nghiệp vụ KTSTQ về TGHQ…

Ví dụ như: Nội dung về yêu cầu mà kiểm tra viên phải thực hiện trong KTSTQ về TGHQ như:

- Kiểm tra viên phải sử dụng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với mức độ phức tạp của cuộc KTSTQ về TGHQ; thực hiện nhiệm vụ với trọng trách cao.

- Kiểm tra viên hải quan ngoài những tiêu chuẩn chung của công chức hải quan phải có những kiến thức và kỹ năng cần thiết đã qua đào tạo về pháp luật về thuế, kế toán, kiểm toán và pháp luật về kiểm tra, thanh tra.

- Kiểm tra viên phải có năng lực để kiểm tra, đánh giá và đưa ra các kiến nghị, bằng chứng xác đáng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KTSTQ về TGHQ.

- Kiểm tra viên phải có năng lực thực thi nhiệm vụ độc lập, sáng tạo và có khả năng ứng phó với mọi tình huống phức tạp phát sinh trong quá trình kiểm tra..

4.3.3.2 Nhóm chuẩn mực về xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

Nhóm chuẩn mực này bao gồm những nội dung chủ yếu như: Xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về trị giá hải quan (như đã phân tích ở phần trên). Các quy định về tính thận trọng và bảo mật thông tin có liên quan đến hoạt động KTSTQ về TGHQ và liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Ví dụ như:

- Kiểm tra viên phải sử dụng các kết quả của cuộc kiểm tra sau thông quan trước đó, của các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán độc lập.. Kiểm tra viên hải quan phải xem xét, kiểm tra, sử dụng có chọn lọc khi có đủ chứng cứ để chứng minh rằng, kết quả đó đã được xác định khi đã đánh giá tính tuân thủ của các bên có liên quan, các chuẩn mực nghề nghiệp liên quan; khi sử dụng bằng chứng này, kiểm tra viên hải quan phải chịu trách nhiệm về tính xác thực khi đưa ra kết luận kiểm tra sau thông quan.

- Kiểm tra viên phải có thái độ thực hiện công việc một cách thận trọng, phải giữ bí mật quốc gia, bí mật về nghiệp vụ Ngành và bí mật nghề nghiệp của đối tượng được KTSTQ về TGHQ…

4.3.3.3 Nhóm chuẩn mực về thực hành kỹ thuật nghiệp vụ KTSTQ về TGHQ.

Nhóm chuẩn mực gồm những nội dung chủ yếu như quy định việc lập kế hoạch KTSTQ về TGHQ tại trụ sở cơ quan hải quan và KTSTQ về TGHQ tại trụ sở doanh nghiệp. Trong kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, phạm vi, phương pháp thực hiện, thời gian và nhân sự cho việc KTSTQ về TGHQ. Quy định về tính kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan chặt chẽ tới KTSTQ về TGHQ như hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát, kiểm soát nội bộ, tình hình kiểm tra, thanh tra của cơ quan chức năng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của đơn vị được kiểm tra sau thông quan về TGHQ. Bằng chứng phải rõ ràng, dựa trên cơ sở hồ sơ, chứng từ thu thập được, phân loại, xắp sếp quản lý các bằng chứng theo từng mối quan hệ kinh tế, từng nhóm sai phạm để thuận tiện cho việc tham vấn và lập báo cáo về KTSTQ về TGHQ.

Ví dụ như:

- Xây dựng và thực hiện chuẩn mực về kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Trên thực tế, chuẩn mực này trong quá trình thực hiện thời gian qua chưa thực hiện, mặc dù chuẩn mực này đóng vai trò quan trọng giúp kiểm tra viên hải quan đánh giá được độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ; dự đoán và đề phòng các rủi ro kiểm soát nhằm xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, phù hợp với thực tế kiểm tra. Thậm chí, khi thực hiện KTSTQ, nếu kiểm tra viên thu thập được các bằng chứng về sự kém hiệu lực của một khâu trong hệ thống kiểm soát nội bộ để so sánh với đánh giá ban đầu mà ảnh hưởng đáng kể đến các kết luận KTSTQ thì phải điều chỉnh lại theo kế hoạch kiểm tra cho phù hợp.

4.3.3.4 Nhóm chuẩn mực về đánh giá mức độ rủi ro về ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Nhóm chuẩn mực này gồm có những nội dung chủ yếu như quy định kiểm tra viên hải quan phải có ước lượng mức độ rủi roc cho tổng thể cuộc

KTSTQ về TGHQ để xác định trọng tâm kiểm tra. Quy định về nội dung phân tích tình hình và kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được kiểm tra. Quy định về chọn mẫu KTSTQ về TGHQ phải đảm bảo tính tiêu biểu, đại diện được cho tổng thể. Quy định về kiểm tra đánh giá chất lượng của cuộc KTSTQ về TGHQ một cách đầy đủ, đúng đắn, tránh được những sai sót cả về nội dung và phương pháp kiểm tra

Ví dụ như: Quy định cụ thể việc chọn mẫu cần tuân thủ các yêu cầu sau:

- Phải căn cứ vào kết quả của việc lựa chọn hình thức kiểm tra ở khâu thông quan; căn cứ vào mục tiêu hay nội dung của KTSTQ về TGHQ để xác định, lựa chọn mẫu kiểm tra.

- Phải xác định tiêu thức đánh giá các sai số và mức sai số chấp nhận được làm cơ sở đưa ra những kết luận của KTSTQ về TGHQ, đồng thời phải phân tích rủi ro có thể gây ra của mẫu được chọn, khả năng phát sinh các sai sót và dự kiến các phương án giảm thiểu những rủi ro do phương pháp chọn mẫu mang lại…

4.3.3.5 Những chuẩn mực về đánh giá chính xác nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với Nhà Nước.

Nhóm chuẩn mực này gồm có những nội dung chủ yếu như: quy định về kiểm tra, đánh giá tình hình và khả năng tuân thủ pháp luật về khai báo trị giá hải quan của người khai hai quan. Quy định về mức độ đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật và các quy định cụ thể trong từng khâu công việc trong quy trình KTSTQ về TGHQ. Quy định về kiểm tra, phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được KTSTQ về TGHQ.

Chuẩn mực về kiểm tra, phân tích các báo cáo tài chính của đơn vị được KTSTQ về TGHQ thì kiểm tra viên hải quan khi thực hiện chuẩn mực này phải

- Biết vận dụng các phương pháp, kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm, tính chất, phạm vi, mục tiêu của cuộc KTSTQ về TGHQ. - Khi phát hiện những sai lệch hoặc biến động bất thường, kiểm tra viên hải quan phải tiến hành điều tra, thu thập thêm các bằng chứng để làm rõ nguyên nhân sai lệch và tính toán mức độ vi phạm…

4.3.3.6 Nhóm chuẩn mực báo cáo và kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của KTSTQ về TGHQ.

Nhóm chuẩn mực này cần quy định về hình thức và nội dung của báo cáo KTSTQ về TGHQ. Nhóm chuẩn mực này phải đảm bảo nội dung, số liệu trong báo cáo phải chính xác, ý kiến nhận xét phải dựa trên những bằng chứng KTSTQ về TGHQ tin cậy và chính xác; đồng thời yêu cầu kiểm tra viên phải lập kịp thời, đúng thời hạn theo kế hoạch đã được phê duyệt. nhóm chuẩn mực này gồm có những nội dung chủ yếu như: quy định về lập báo cáo kết quả KTSTQ về TGHQ. Quy định về việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận và xử lý kết quả KTSTQ về TGHQ.

Ví dụ như: Chuẩn mực phải nêu được những quy định cụ thể của báo cáo KTSTQ về TGHQ như:

- Đản bảo tính chính xác về nội dung và số liệu trong báo cáo. Các ý kiến nhận xét phải phải dựa trên những bằng chứng KTSTQ về TGHQ.

- Nội dung báo cáo phải được trình bày theo những nội dung chủ yếu như: Tóm tắt về cơ sở pháp lý, tình hình chấp hành pháp luật về thuế, về hải quan; tuân thủ các chuẩn mực ghi sổ kế toán của đơn vị được kiểm tra. ..

Xây dựng và thực hiện chuẩn mực KTSQ về TGHQ là hết sức cần thiết và có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện nâng cao chất lượng KTSTQ

về TGHQ ở Việt Nam. Với những lý do như đã phân tích ở các phần nêu trên, xây dựng và áp dụng chuẩn mực KTSTQ về TGHQ như đề xuất, khác về cơ bản so với nội dung và quy trình KTSTQ hiện hành ở chỗ: Nội dung và quy trình KTSTQ chỉ là quy định trong nội bộ Ngành hải quan, nội dung chưa đầy đủ, chưa được công khai minh bạch nên chưa là cơ sở pháp lý, chưa là căn cứ cho việc thực hiện và giám sát giữa các bên liên quan trong KTSTQ về TGHQ.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 163 - 170)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w