Quy trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 55 - 60)

TRỊ GIÁ HẢI QUANTRỊ GIÁ HẢI QUAN

2.2.5. Quy trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

Quy trình kiểm tra sau thông quan là những quy định mang tính hướng dẫn của ngành hải quan về nghiệp vụ KTSTQ được ban hành bởi Tổng Cục Hải quan. Có thể nói quy trình kiểm tra sau thông quan như là cẩm nang về nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, quy trình này thường xuyên được đánh giá và hoàn thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu mà ngành Hải quan đặt ra cho nghiệp vụ KTSTQ. Kết quả của cuộc KTSTQ được coi là nhanh hay chậm, là chính xác hay không chính xác, phần lớn tùy thuộc vào chuẩn đầu vào của quy trình, các bước công việc được thực hiện trong quy trình KTSTQ. Xuất phát từ khái niệm về quy trình, khái niệm về kiểm tra sau thông quan có thể hiểu khái niệm quy trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan như sau:

Quy trình KTSTQ về TGHQ là trình tự các bước công việc mà công chức hải quan phải thực hiện để thực hiện nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan theo quy định của pháp luật hải quan. Hay nói một cách khác, quy trình KTSTQ về TGHQ là trình tự các thao tác nghiệp vụ mà công chức hải quan phải thực hiện để tiến hành KTSTQ về TGHQ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nội dung của quy trình KTSTQ là phần cốt lõi của quy trình, nội dung này được thể hiện cụ thể như sau:

Một là, Xác định trình tự các bước công việc (các khâu) mà công chức hải quan phải thực hiện khi tiến hành nghiệp vụ KTSTQ.

Hai là, Xác định trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, công chức hải quan ở từng bước, từng khâu khi thực hiện nghiệp vụ KTSTQ.

Ba là, Hướng dẫn các thao tác nghiệp vụ cho công chức hải quan ở từng bước, từng khâu công việc cụ thể trong quá trình KTSTQ .

Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm ba quy trình tiếp nối nhau: Quy trình thu thập, xử lý thông tin; Quy trình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quy trình lập hồ sơ và ban hành quyết định hành chính trong việc kiểm tra sau thông quan.

Mỗi quy trình cụ thể là một phần không thể tách rời trong quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan. Quy trình nghiệp vụ KTSTQ được áp dụng chung cho tất cả các lĩnh vực, các đối tượng, các nội dung về kiểm tra

sau thông quan như; KTSTQ về TGHQ, KTSTQ về mã số hàng hóa, KTSTQ về thuế suất thuế nhập khẩu, KTSTQ về sản xuất hàng xuất khẩu, KTSTQ về xuất xứ hàng hóa, KTSTQ về ưu đãi đầu tư, KTSTQ về thực hiện chính sách mặt hàng…Nhưng trong đề tài luận án này chỉ đi sâu phân tích quy trình KTSTQ về TGHQ.

Trước hết, nội dung của từng giai đoạn trong quy trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

a) Giai đoạn thu thập và xử lý thông tin.

Thu thập, phân tích xử lý thông tin là hoạt động thường xuyên của nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan, dựa trên việc áp dụng quản lý rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan. Mục đích của thu thập, phân tích xử lý thông tin là đảm bảo thống nhất trong việc thực hiện TTXLTT phục vụ hoạt động KTSTQ về TGHQ nhằm phân loại hồ sơ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu để lập kế hoạch, xác định được đối tượng KTSTQ về TGHQ hoặc phân loại doanh nghiệp vào diện theo dõi, chưa kiểm tra.

Công chức hải quan phải thực hiện thu thập, khai thác thông tin làm cơ sở cho việc phân tích, xác định dấu hiệu rủi ro trên cơ sở các thông tin, hồ sơ từ trong và ngoài ngành Hải quan như từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử , thông tin từ các khâu nghiệp vụ hải quan và từ kết quả của các cuộc kiểm tra sau thông quan; từ phía các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị như Thuế, Công an, Kho Bạc, Ngân Hàng, các hiệp hội ngành nghề; từ các doanh nghiệp cung cấp..v.. để phân loại hồ sơ theo ba mức: hồ sơ có rủi ro cao; hồ sơ cần theo dõi để tiếp tục đánh giá rủi ro và hồ sơ chưa có thông tin. Công chức hải quan cũng phải tiến hành các phân tích thông tin trong hồ sơ để đưa vào đối tượng KTSTQ về TGHQ bằng việc so sánh, đối chiếu các thông tin, dữ liệu liên quan đến mức giá, các chi phí phát sinh, các khả năng phát sinh các khoản phải cộng vào mà doanh nghiệp khai báo, tập trung vào các trường hợp nghi ngờ chưa được đánh dấu, nghi ngờ thực hiện kiểm tra, tham vấn giá trong thông quan..

b) Giai đoạn kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Mục đích của những quy định trong giai đoạn này là quy định trình tự, thủ tục, các bước tiến hành kiểm tra sau thông quan đối với hồ sơ, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan, từ khi xác định đối tượng kiểm tra, đến khi vụ việc giải quyết xong. Quy trình được áp dụng đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan, gồm hai bước nối tiếp nhau: kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp

Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan được thực hiện theo kế hoạch đã xác định cho từng khâu công việc, của từng đơn vị hoặc khi có thông tin, dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật về thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan được thực hiện thông qua công việc cụ thể sau:

- Xác định đối tượng và phạm vi kiểm tra.

- Căn cứ vào kết quả thu thập, phân tích thông tin về đối tượng kiểm tra để thực hiện kiểm tra về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trị giá khai báo của doanh nghiệp.Trong quá trình kiểm tra, cán bộ hải quan có thể sử dụng nghiệp vụ tham vấn nhằm yêu cầu doanh nghiệp giải thích những nghi ngờ về trị giá và đưa ra những bằng chứng để chứng minh rằng trị giá khai báo là tổng số tiền thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu.

- Xử lý kết quả kiểm tra. Kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, nhân viên hải quan phải có trách nhiệm báo cáo nội dung, kết quả của cuộc kiểm tra lên người đã ký quyết định kiểm tra.

Kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp được tiến hành trong những trường hợp : kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu, kiểm tra khi có dấu hiệu doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan. Ngoài ra còn có trường hợp chuyển tiếp từ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan. Tức là, sau khi kết thúc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan mà cơ quan hải quan vẫn có lý do để nghi ngờ trị giá khai báo, cần phải tiến hành kiểm tra sâu hồ sơ hải quan, sổ kế toán và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp nhằm khẳng định trị giá thực tế thanh toán thì sẽ tiếp tục kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp được thực hiện thông qua các công việc cụ thể sau:

- Xác định đối tượng, phạm vi kiểm tra tại doanh nghiệp.

- Chuẩn bị kiểm tra và ban hành quyết định kiểm tra: Đây là bước khảo sát để xây dựng kế hoạch, dự kiến công việc để kiểm tra chi tiết tại doanh nghiệp.

- Thực hiện kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra tại doanh nghiệp, công chức hải quan cần kiểm tra làm rõ các thông tin chi tiết về trị giá thông qua các chứng từ, sổ kế toáncủa doanh nghiệp. Nghiên cứu, kiểm tra kỹ hồ sơ nhập khẩu, cần lưu ý những đặc điểm trong khai báo trị giá hải quan.

- Báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất xử lý. Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ thanh toán, nếu có đầy đủ chứng cứ để kết luận vấn đề thì thực hiện việc báo cáo với trưởng đoàn thanh tra để ban hành các quyết định hành chính theo quy định, và thực hiện lập hồ sơ lưu trữ.

c) Giai đoạn lập hồ sơ và ban hành quyết định hành chính trong việc kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

Việc lập hồ sơ lưu trữ và ban hành các quyết định hành chính được thực hiện thống nhất và tuân theo các quy định của pháp luật, các biên bản được ban hành thể hiện rõ được trách nhiệm của từng người, từng khâu công việc trong quá trình tham gia vụ việc KTSTQ về TGHQ.

Các hồ sơ trong quá trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan được lập như :

- Phiếu đề xuất

- Bản giải trình của doanh nghiệp - Tài liệu xác minh

- Biên bản làm việc giữa nhóm kiểm tra và đại diện doanh nghiệp - Bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan.

Các hồ sơ trong quá trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan tại trụ sở doanh nghiệp được lập như :

+ Biên bản làm việc giữa đoàn kiểm tra với giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền của doanh nghiệp được kiểm tra để công bố quyết định kiểm tra sau thông quan.

+ Biên bản làm việc của thành viên/nhóm thành viên đoàn kiểm tra với đại diện doanh nghiệp

+ Báo cáo kết quả kiểm tra hàng ngày của thành viên/nhóm thành viên với Trưởng đoàn kiểm tra

+ Biên bản làm việc giữa trưởng đoàn kiểm tra với đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp

+ Bản giải trình của doanh nghiệp

+ Tài liệu xác minh trong quá trình kiểm tra

+ Bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp + Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Các quyết định hành chính được ban hành trong quá trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan như :

- Quyết định ấn định thuế

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Tóm lại, ban hành quy trình KTSTQ nói chung và KTSTQ về TGHQ nói riêng là quy định những công việc phải làm và trình tự trước sau của những công việc ấy, nhằm đảm bảo tính đầy đủ, lôgic, chặt chẽ của công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. Tuy nhiên, cũng có những công việc mà nếu không quy định thì nó vẫn phải diễn ra theo đúng trình tự ấy bởi sự gắn kết với nhau một cách tự nhiên và khách quan giữa các khâu công việc, vì kết quả của khâu trước luôn là tiền đề cho công việc ở khâu tiếp sau và công việc ở khâu tiếp sau phải dựa vào kết quả của công việc ở khâu trước.Ví dụ như chỉ sau khi xác định được đối tượng kiểm tra sau thông quan là trị giá hải quan thì mới tiến hành việc kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. Việc KTSTQ về TGHQ cũng phải dựa vào các thông tin, dữ liệu đã có ở khâu lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan. Cũng như vậy, chỉ sau khi đã làm xong công việc KTSTQ về TGHQ thì mới lập các quyết định hành chính về KTSTQ về TGHQ như báo cáo kết quả KTSTQ về TGHQ, kết luận KTSTQ về TGHQ, lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan... Ở khâu công việc lập hồ sơ và ban hành các quyết định này đương nhiên cũng phải căn cứ vào kết quả công việc ở khâu KTSTQ về TGHQ.

Như vậy, vấn đề quan trọng là nội dung và cách làm trong từng khâu công việc có được quy định và hướng dẫn chi tiết mang tính tiêu chuẩn hóa thì mới nâng cao được chất lượng của KTSTQ nói chung, KTSTQ về TGHQ

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w