TRỊ GIÁ HẢI QUANTRỊ GIÁ HẢI QUAN
2.2.2. Đối tượng và phạm vi của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.
là nói đến khái niệm gắn liền với kiểm tra sau thông quan. Từ những khái niệm về kiểm tra sau thông quan và trị giá hải quan đã nêu ở trên, ta có thể thấy rằng:
“Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan là hoạt động của cơ quan hải quan kiểm tra sâu đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan nhằm:
a) Kiểm tra tính chính xác, trung thực về nội dung của người khai hải quan đã khai báo với cơ quan hải quan về trị giá hải quan của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan;
b) Thẩm định việc tuân thủ pháp luật về khai báo trị giá hải quan của người khai hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.”
Với những nội dung như nói ở trên, kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan còn được gọi bằng một thuật ngữ chuyên môn là kiểm tra trên cơ sở kiểm toán. KTSTQ về TGHQ là một trong những khâu nghiệp vụ cuối cùng trong quy trình thủ tục hải quan của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nghiệp vụ này được hình thành và phát triển trên nền tảng khoa học quản lý rủi ro và được hầu hết các nước thuộc WCO và WTO áp dụng.
2.2.2. Đối tượng và phạm vi của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. hải quan.
2.2.2.1 Đối tượng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.
Trước hết, đối tượng KTSTQ nói ở đây là đối tượng kép. Bởi vì KTSTQ về vấn đề gì cũng là đối tượng kiểm tra, như: kiểm tra toàn diện hay chỉ đi sâu kiểm tra trị giá, kiểm tra xuất xứ, kiểm tra về thuế... Kiểm tra những vấn đề trên thông qua những bằng chứng nào cũng là đối tượng kiểm tra, như: kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra sổ kế toán, kiểm tra các thông tin từ các ngành liên quan... Nói như vậy, để trong luận án sử dụng thuật ngữ “đối tượng kiểm tra sau thông quan” được hiểu một cách linh hoạt hơn.
Đối tượng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan là các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, các dữ liệu thương mại và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan của các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hóa. Chủ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa còn gọi là chủ hàng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (có thể là tổ chức, có thể là cá nhân). Chủ thể liên quan gián tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức cũng như nguồn vốn sở hữu, bao gồm: các đại lý làm thủ tục hải quan, các đơn vị nhập khẩu ủy thác, các hãng vận tải xuất nhập khẩu,các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính, tín dụng...
2.2.2.2 Phạm vi kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan
Phạm vi của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan sẽ tùy thuộc vào cách thức xác định đối tượng kiểm tra, đó là kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu và kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm.
Đối với trường hợp kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, phạm vi kiểm tra rộng hơn và thường là kiểm tra toàn diện hoạt động xuất, nhập khẩu trong một giai đoạn. Đối với trường hợp kiểm tra chọn mẫu, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm được tiến hành khi có những thông tin vi phạm pháp luật hoặc có những nghi ngờ nhất định. Do đó, phạm vi kiểm tra thường hẹp hơn và tập trung vào những dấu hiệu vi phạm, trong đó dấu hiệu vi phạm khai sai trị giá gây thất thu thuế là dấu hiệu chủ yếu nhất.
Tùy theo yêu cầu đặt ra cho mỗi cuộc kiểm tra sau thông quan mà xác định phạm vi kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan toàn diện hoặc chuyên sâu trong kiểm tra nội dung trị giá của một hoặc nhiều mặt hàng nhập khẩu.