Thực trạng về quy trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 101 - 103)

HẢI QUAN Ở VIỆT NAMHẢI QUAN Ở VIỆT NAM

3.2.3 Thực trạng về quy trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

Kiểm tra sau thông quan là một trong những nghiệp vụ chuyên môn chủ yếu của ngành Hải quan. Quy trình kiểm tra sau thông quan do Tổng Cục Hải quan quy định và hướng dẫn thực hiện trong nội bộ Ngành để đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất về chuyên môn nghiệp vụ trong thực hiện chính sách hải quan. Quy trình KTSTQ được sửa đổi, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với tình hình, đặc điểm công tác hải quan trong thời kỳ.

Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan về cơ bản tuân thủ quy trình KTSTQ đã được quy định. Nghiệp vụ KTSTQ đi vào hoạt động từ năm 2002, đến năm 2003 quy trình KTSTQ chính thức được hướng dẫn thực hiện theo Quyết định 1564/TCHQ/QĐ/KTSTQ ngày 2/12/2003 của Tổng cục Hải quan. Đến thời điểm năm 2006, quy trình KTSTQ được thay đổi theo hướng dẫn tại Quyết định số 621/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ngày 29/3/2006. Theo quy định này, Quy trình KTSTQ được tách biệt bởi hai quy trình riêng là: Quy trình KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan và Quy trình KTSTQ tại trụ sở đơn vị được kiểm tra. Năm 2009, Tổng Cục hải quan ban hành Quy trình KTSTQ được hướng dẫn thực hiện tại Quyết định số 1383/QĐ-TCHQ ngày 14/7/2009 của Tổng Cục Hải quan. Trong quy trình này, kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan sẽ bao gồm 3 giai đoạn, cụ thể:

- Giai đoạn thu thập, xử lý thông tin trong nghiệp vụ KTSTQ đối với loại có dấu hiệu vi phạm và đối với loại chưa có dấu hiệu vi phạm . Quy trình KTSTQ được thực hiện theo trình tự: tiến hành thu thập xử lý thông tin đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm trước ( những vi phạm về trị giá, các chi phí phát sinh…), sau đó là thu thập xử lý thông tin đối với trường hợp chưa có dấu hiệu vi phạm (đây là trường hợp thu thập thông tin phục vụ cho việc kiểm tra sau thông quan có kế hoạch không nhằm trên dấu hiệu gian lận mà chủ yếu để kiểm tra xác suất sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp)

- Giai đoạn KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trên cơ sở kết quả thu thập thông tin đã thu thập được, cán bộ hải quan đề xuất KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở doanh nghiệp; Lập

kế hoạch KTSTQ, KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục đã ban hành.

- Giai đoạn lập hồ sơ và ban hành quyết định hành chính trong lĩnh vực KTSTQ đối với hàng hóa XK, NK. Việc lập hồ sơ lưu trữ và ban hành các quyết định hành chính được thực hiện thống nhất và tuân theo các quy định của pháp luật, các biên bản được ban hành thể hiện rõ được trách nhiệm của từng người, từng khâu công việc trong quá trình tham gia vụ việc KTSTQ về TGHQ.

Cũng theo quy định hiện hành của quy trình KTSTQ, kết thúc của quy trình KTSTQ về TGHQ là cách xử lý kết quả kiểm tra với các hình thức sau đây.

- Truy thu thuế và các khoản phải thu khác.

- Hoàn thuế và hoàn các khoản phải hoàn khác cho đối tượng chịu KTSTQ về TGHQ.

- Xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đối tượng chịu KTSTQ về TGHQ tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Qua đó, công chức hải quan phải theo dõi việc xử lý kết quả KTSTQ để cập nhật vào cơ sở dữ liệu của ngành.

Đến thời điểm hiện nay, Quy trình hướng dẫn về KTSTQ đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu được TCHQ ban hành theo Quyết định 3550/QĐ-TCHQ ngày 1/1/2013 đang có hiệu lực thi hành. Theo đó, bên cạnh sự kế thừa nội dung ở những quy trình trước, quy trình hiện nayđã quy định sự phân chia quyền hạn và thẩm quyền trong việc thực hiện KTSTQ tại doạnh nghiệp. Ví dụ như: tổ chức thực hiện KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc đối với các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách, các loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có độ rủi ro cao; Tổ chức thực hiện KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp với các doanh nghiệp đã được kiểm tra sau thông quan, nhưng có dấu hiệu vi phạm cần tiếp tục thực hiện kiểm tra sau thông quan; Tổ chức thực hiện KTSTQ tại trụ sở các doanh nghiệp lớn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại nhiều địa phương.

Thẩm quyền cũng được quy định đối với Tổng cục trưởng, sẽ có quyền quyết định, tổ chức KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp với vấn đề mà địa phương

thực hiện không thống nhất hoặc các trường hợp kiểm tra theo chuyên đề và những trường hợp khác theo quy định. Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố là quyết định, tổ chức thực hiện KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch hoặc theo chuyên đề tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố đó. Ngoài ra, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ quyết định, thực hiện KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp theo địa bàn quản lý được phân công đối với trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm.Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w