KTSTQ về TGHQ còn nhiều hạn chế trong việc ngăn chặn gian lận thương mại qua trị giá hải quan.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 124 - 127)

HẢI QUAN Ở VIỆT NAMHẢI QUAN Ở VIỆT NAM

3.3.2.2.KTSTQ về TGHQ còn nhiều hạn chế trong việc ngăn chặn gian lận thương mại qua trị giá hải quan.

lận thương mại qua trị giá hải quan.

KTSTQ về TGHQ còn nhiều hạn chế trong việc ngăn chặn gian lận thương mại qua trị giá hải quan, bằng chứng là gian lận về giá hiện nay vẫn rất phổ biến, phức tạp và chưa có dấu hiệu bị đẩy lùi.

Trên thực tế, hàng nhập khẩu có thuế suất cao thì được doanh nghiệp khai với giá thấp hoặc hàng nhập khẩu có thuế suất thấp thì được khai với giá cao, hoặc những trường hợp ghi giá hóa đơn thấp hơn trị giá thực và không khai báo đầy đủ các khoản điều chỉnh giá ví dụ như các khoản phải cộng trong trị giá, như phí bản quyền, phí vận chuyển chặng nội địa... luôn là xu hướng gian lận qua trị giá phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp nhập khẩu. Với mặt hàng rượu vang nhập khẩu, các doanh nghiệp khai báo với giá là 1,8 eur/chai nhưng thực chất qua tham vấn hải quan, xác định trị giá thực tế là 5,8 eur/chai (gấp 3 lần so với khai báo). Một số mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu khác xuất xứ từ các nước như Đức, Mỹ, Bỉ cũng bị khai thấp trị giá xuống rất nhiều lần. Ngoài việc doanh nghiệp khai báo tên hàng không đúng thì một số trường hợp, doanh nghiệp khai tên hàng gần so với tên hàng có trong cơ sở dữ liệu giá của cơ quan hải quan, nhưng lại khai báo giá thấp một cách bất hợp lý nhưng cơ quan Hải quan không có đầy đủ thông tin để so sánh, đối chiếu, thiếu căn cứ để tổ chức tham vấn, bác bỏ trị giá khai báo thấp, bất hợp lý của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp nhập khẩu cố tình khai giá nguyên liệu

nhập khẩu rất thấp và chỉ qua quá trình gia công đơn giản như đóng gói bán lẻ, bổ sung thêm số thành phần như hương liệu để tạo ra sản phầm thay thế sản phẩm chính cần nhập khẩu. Ví dụ, tháng 1-2013, Cục Hải quan Hải Phòng phát hiện dấu hiệu nghi vấn khai thấp hơn giá nhập khẩu từ một doanh nghiệp nhập khẩu sữa mở 13 tờ khai nhập khẩu “Thực phẩm bổ sung sữa bột”. Mặt hàng “Thực phẩm bổ sung sữa bột dùng cho trẻ em IMPERIAL DREAM XO1”/XO2/XO3/XO4 đều được khai giá 4,9 USD/hộp (loại 400 g), trong khi đó, giá trong dữ liệu của cơ quan hải quan đối với các mặt hàng này là 7 USD - 8 USD/hộp. Cũng với mặt hàng sữa, Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực I cũng phát hiện trường hợp gian lận khai báo sữa bột thành sản phẩm dinh dưỡng đối với lô hàng khai báo trên tờ khai hải quan là sản phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật dùng cho trẻ em nhãn hiệu Pfizer trị giá gần 30.000 USD nhưng thực chất là sữa bột dành cho trẻ em S26 Gold có giá trị hơn 109.000 USD, cao hơn gấp ba lần…

Khai báo giá thấp hơn hay cao hơn mức giá thực tế thanh toán, ngoài việc trốn thuế nhập khẩu, nó còn có thể được sử dụng như là một công cụ để di chuyển vốn, lợi nhuận hoặc thực hiện các hoạt động rửa tiền, trốn tránh sự quản lý, kiểm soát của nhà nước. Ví dụ như chuyển giá trong ngành lắp rắp ôtô tại Việt Nam là một trong những trường hợp điển hình. Việc chuyển giá ô tô của các doanh nghiệp FDI được thực hiện ngay từ khi bắt đầu đầu tư vào Việt Nam. Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư là những tập đoàn lớn, có máy móc thiết bị công nghệ hiện đại nên sẽ tiến hành góp vốn bằng nguồn lực này. Trong khi đó, phía Việt Nam chưa đủ năng lực để thẩm định giá các loại thiết bị công nghệ hiện đại nên thường bị đối tác nước ngoài định giá cao hơn giá trị thực tế. Việc định giá cao sẽ nâng giá trị vốn góp trong liên doanh và chiếm lấy quyền quản trị công ty. Từ đó, giúp cho nhà đầu tư chuyển một lượng tiền ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư và thông qua chi phí khấu hao hàng năm. Ngoài việc nâng giá trị tài sản vốn góp liên doanh khi đưa vào đầu tư, nhà đầu tư còn chuyển giá thông qua việc định giá cao đối với một loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn do khấu hao giá trị tài sản cố định vô hình là chuyển giao công nghệ và thu phí tiền bản quyền; khai báo trị giá linh kiện nhập khẩu cao sẽ khiến cho chi phí đội lên, làm giá

thành tăng, giảm lợi nhuận, qua đó các doanh nghiệp ô tô giảm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi công ty mẹ vẫn có lãi lớn về bán linh kiện…

Nếu trước kia, hành vi gian lận về trị giá chỉ xuất hiện ở hàng nhập khẩu thì thời gian gần đây, gian lận về trị giá hải quan đối với mặt hàng xuất khẩu có sự gia tăng. Một trong những nguyên nhân về gian lận qua trị giá hàng xuất khẩu gia tăng là do có sự điều chỉnh về thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng. Thay vì được hưởng thuế suất 0% hoặc thuế suất ưu đãi thì thuế xuất khẩu của các mặt hàng này cũng được tăng lên. Tháng 3/2009, Đội kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Tp.HCM) đã phát hiện 2 doanh nghiệp khai giá hàng xuất khẩu với mức giá chỉ bằng 1/20 giá thực trên thị trường. Năm 2009, tại Cục Hải quan Cần Thơ, trị giá hải quan xuất khẩu của cát vàng được khai báo với mức trị giá khác nhau là 3,39USD / tấn, 6-7 USD/ tấn, trong khi trị giá thực của mặt hàng cát vàng xuất khẩu sang Campuchia cao hơn thực tế khai báo gấp 5 đến 6 lần…

Công tác KTSTQ về trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu đang trở nên phức tạp hơn khi chủng loại hàng hoá nhập khẩu ngày càng đa dạng, các mức giá cho hàng hoá nhập khẩu tương tự khác biệt nhau rất lớn cũng như các giao dịch mua bán được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau với nhiều điều kiện bán hàng khác nhau. Phần nhiều thông tin cần có cho KTSTQ về trị giá hải quan là không có sẵn do chúng được các nhà cung cấp nắm giữ. Ví dụ, việc tiến hành kiểm tra chéo hoá đơn xuất ra của bên bán (doanh nghiệp xuất khẩu) với hoá đơn nhập vào của bên mua (doanh nghiệp nhập khẩu) là không thể thực hiện được hay nếu được phải qua các quy trình, thủ tục rất phức tạp, rườm rà. Khi phát hiện dấu hiệu gian lận thuế qua giá, thông thường KTSTQ về TGHQ phải tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ từ nhiều nguồn mà ở đó cần đến sự hợp tác hiệu quả của nhiều cơ quan hữu quan. Hậu quả là cơ quan Hải quan thường buộc phải chấp nhận giá khai báo như là trị giá giao dịch thực tế cho phần lớn hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan đối với những trường hợp chuyển giá hầu như là chưa có kết quả.

Khối lượng và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ngày càng lớn nhưng thanh toán phổ biến vẫn dùng tiền mặt hoặc doanh nghiệp sử dụng nhiều tài khoản

để thanh toán, sử dụng hoá đơn không đáng tin cậy, không áp dụng các chuẩn mực kế toán và ghi chép sổ sách kế toán, không có địa chỉ kinh doanh cố định hoặc thường thay đổi tên doanh nghiệp. Trong những điều kiện như vậy, rất khó để áp dụng kiểm soát trị giá dựa trên KTSTQ về TGHQ.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 124 - 127)