Thực trạng về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 95 - 101)

HẢI QUAN Ở VIỆT NAMHẢI QUAN Ở VIỆT NAM

3.2.2 Thực trạng về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

Bên cạnh những văn bản chủ yếu nêu trên, công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan còn phải tuân thủ nhiều điều Luật đặc thù khác liên quan đến công tác hải quan như Luật quản lý thuế, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thương Mại, Luật Hàng Hải, Luật Đầu Tư….vv và rất nhiều các văn bản của các cơ quan Bộ/Ngành có chức năng quản lý Nhà Nước đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu như : Thông tư, quyết định điều hành chính sách mặt hàng của Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn, Bộ Thông Tin và Truyền Thông….

Trên đây là hệ thống văn bản quy định liên quan đến lĩnh vực KTSTQ về trị giá hải quan. Các quy định trên tuy chưa được hệ thống rõ ràng trong một văn bản nhưng có thể coi như đủ cơ sở pháp lý để hoạt động KTSTQ về trị giá hải quan được thực hiện.

3.2.2 Thực trạng về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. quan về trị giá hải quan.

3.2.2.1 Về tổ chức bộ máy.

Từ 1/1/2002 hoạt động KTSTQ của Việt Nam chính thức được triển khai, bước đầu đã hình thành được tổ chức bộ máy KTSTQ từ Tổng Cục đến các địa phương. Về tổ chức bộ máy của lực lượng kiểm tra sau thông quan nói chung và lực lượng kiểm tra sau thông quan về trị giá nói riêng trong giai đoạn từ 2006- 2013 có thể được phân thành hai giai đoạn như sau:

a) Từ tháng 6/ 2006 đến tháng 5/2010:

Kể từ khi các Quyết định số 33/2006/QĐ-BTC ngày 06/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục KTSTQ thuộc Tổng cục Hải quan và Quyết định số

34/2006/QĐ-BTC ngày 06/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Chi cục KTSTQ trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố có hiệu lực thi hành, đã tạo bước chuyển căn bản về tổ chức bộ máy KTSTQ. Theo quy định này, ở cấp Trung ương có Cục KTSTQ được tổ chức lại theo hướng chuyên sâu cho từng lĩnh vực, gồm 07 phòng: Phòng thu thập, xử lý thông tin; phòng kiểm tra trị giá hải quan (phòng nghiệp vụ 1); phòng kiểm tra mã số và thuế suất hàng hoá (phòng nghiệp vụ 2); phòng KTSTQ đối với hàng gia công và sản xuất - xuất khẩu (phòng nghiệp vụ 3); phòng kiểm tra thực hiện chính sách thương mại (phòng nghiệp vụ 4); phòng KTSTQ phía Nam (phòng nghiệp vụ 5) và phòng kế hoạch - tổng hợp ( Sơ đồ 3.1- PL1). Từ giai đoạn này, trong hệ thống KTSTQ đã có bộ phận chuyên trách KTSTQ về TGHQ.

Ở cấp địa phương, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh cơ cấu tổ chức bao gồm Chi cục KTSTQ và Phòng, Chi cục và tương đương. (Sơ đồ 3.1- PL1).

b) Từ tháng 5/2010 đến nay:

Từ tháng 5/2010, tổ chức bộ máy của KTSTQ đã thay đổi với cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng trong Cục KTSTQ bao gồm bảy phòng: Phòng tổng hợp; Phòng kiểm tra trị giá hải quan (phòng kiểm tra 1); Phòng kiểm tra mã số và thuế suất hàng hoá xuất nhập khẩu (phòng kiểm tra 2); Phòng KTSTQ đối với hàng hóa hóa xuất, nhập khẩu theo loại hình gia công và sản xuất - xuất khẩu (phòng kiểm tra 3); Phòng kiểm tra thực hiện chính sách thương mại (phòng kiểm tra 4); phòng KTSTQ phía Nam ( phòng kiểm tra 5) và phòng thu thập - xử lý thông tin (Sơ đồ 3.2- PL1). Ở cấp địa phương, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh cơ cấu tổ chức bao gồm Chi cục KTSTQ và Phòng, Chi cục và tương đương. Ở cấp Chi cục KTSTQ được tổ chức bao gồm các đội: Đội tham mưu tổng hợp, Đội phân tích xử lý thông tin; Đội kiểm tra trị giá hải quan và các đội kiểm tra. Các đội trực thuộc được thành lập theo Quyết định số 34/2006/QĐ-BTC ngày 06/06/2006 và của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quyết định cụ thể của Cục trưởng Hải quan địa phương.

Với việc tổ chức lại bộ máy KTSTQ tại các địa phương theo mô hình Chi cục KTSTQ, đảm bảo thẩm quyền trong kiểm tra, xử lý theo quy định; đảm bảo chuyên sâu hơn trong từng lĩnh vực nghiệp vụ. Phòng kiểm tra trị giá

hải quan được thành lập theo quyết định 33/2006 QĐ- BT ngày 6/6/ 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Quyết định số 1177QQĐ- TCHQ ngày 4/7/2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Quyết định số 1252/ QĐ – TCHQ ngày 16/6/2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng kiểm tra trị giá hải quan PKT1 (thuộc Cấp Tổng Cục) như sau: Giúp Cục trưởng tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xây dựng hoặc tham gia xây dựng sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, các quy định về trị giá tính thuế và kiểm tra về trị giá tính thuế; Tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về trị giá tính thuế để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan của Cục và chỉ đạo toàn lực lượng KTSTQ; Thực hiện và phối hợp với hải quan địa phương thực hiện KTSTQ về trị giá hàng xuất khẩu, nhập khẩu; Theo dõi tình hình xuất, nhập khẩu của một số doanh nghiệp và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng kiểm tra trị giá tính thuế cho công chức trong hệ thống kiểm tra sau thông quan. ..Tại cấp địa phương là Cục Hải quan tỉnh, thành phố hiện nay đều đã thành lập Chi cục KTSTQ. Trong các chi cục KTSTQ của từng địa phương có các đội kiểm tra trong đó có đội kiểm tra về trị giá hải quan, tuy nhiên thực tế nhiều cục Hải quan tỉnh, thành phố hiện nay không có phòng hoặc đội đảm nhận chuyên trách về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

3.2.2.2. Về đội ngũ cán bộ KTSTQ về TGHQ.

Ngày đầu mới thành lập, lực lượng KTSTQ mới hình thành, đang tìm hướng đi, cách làm cũng chưa cụ thể do đó lực lượng mỏng, chưa có sự phân định cụ thể trong công việc nên chưa có lực lượng chuyên trách về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. Từ năm 2006, KTSTQ bước đầu đã triển khai hoạt động, đạt được những kết quả nhất định, lực lượng cán bộ chuyên trách về trị giá cũng dần tăng lên.

Cụ thể, số lượng cán bộ KTSTQ các năm như sau:

Bảng 3.2 : Bảng số liệu cán bộ kiểm tra sau thông quan từ 2006- 2013

Nguồn: Cục kiểm tra sau thông quan- Tổng Cục Hải quan

Qua số liệu trên cho thấy, biên chế của Cục KTSTQ liên tục tăng trong các năm từ 2006 đến 2012. Số lượng cán bộ làm công tác KTSTQ từ Tổng cục Hải quan và các địa phương đến nay là 704 người, chiếm tỷ lệ 5,6 % trên tổng số cán bộ công chức toàn ngành, cụ thể:

Năm 2006 số cán bộ công chức KTSTQ: 343 chiếm tỷ lệ: 4,2 %; Năm 2007 chiếm tỷ lệ: 4.65 %; Năm 2008 chiếm tỷ lệ 5.18 %; Năm 2009 chiếm tỷ lệ: 5%; Năm 2010 chiếm tỷ lệ: 5,56%; Năm 2011 chiếm tỷ lệ: 6,7 %; Năm 2012 (8 tháng đầu năm) chiếm tỷ lệ: 7%. Có thể thấy, từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ tăng bình quân tại Cục KTSTQ qua các năm trong giai đoạn này là 22% và tại các Chi cục KTSTQ là 12%., trong đó, năm 2011, đã có chuyển biến và tăng mạnh so với năm 2010 (38%). Năm 2011 và năm 2013 toàn ngành Hải quan đã có lần lượt là 688 và 704 cán bộ làm công tác KTSTQ. Mặc dù Tổng cục đã ban hành 02 Chỉ thị (Chỉ thị số 800/CT-TCHQ ngày 01/3/2006 TT Đơn vị Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Đến QII/2 013 1 Cục KTSTQ 35 47 65 80 98 108 111 Tỷ lệ tăng qua từng năm 34% 38% 23% 23% 10% 3% 22% 2 Chi cục KTSTQ thuộc Cục HQ tỉnh, thành phố 308 338 365 374 420 580 593 Tỷ lệ tăng qua từng năm 10% 8% 2% 12% 38% 2% 12% 3 Phòng KTSTQ về TGHQ 7 10 17 15 18 18 17 Tỷ lệ tăng qua từng năm 1,4% 1,7% -0.9% 1,2% 1.0% -0,9% Cộng (1+2) 343 385 430 454 518 688 704

và Chỉ thị số 568/CT-TCHQ ngày 09/02/2011), tại hai Chỉ thị này đều yêu cầu số biên chế dành cho lực lượng KTSTQ phải đạt 10% số biên chế của từng đơn vị và toàn ngành, nhưng đến nay số biên chế mới chỉ đạt hơn 50%. Trong đó, tại cục KTSTQ thuộc Tổng Cục, đến nay, chỉ có 17 người chuyên về kiểm tra trị giá hải quan.

Cán bộ làm công tác KTSTQ về trị giá hải quan tại Cục KTSTQ và các Chi cục KTSTQ địa phương chủ yếu là công chức làm công tác KTSTQ kiêm nhiệm, được tuyển dụng, điều chuyển từ hai nguồn: tuyển dụng mới và điều chuyển, luân chuyển từ các Phòng ban, Chi cục bộ phận nghiệp vụ khác.

Số lượng công chức làm công tác KTSTQ về trị giá chuyên trách ở cấp địa phương hiện nay không cụ thể và không có số liệu thống kê rõ ràng, mà số lượng được thể hiện trong số lượng chung của lực lượng KTSTQ đã phân tích ở trên. Còn tại cấp Trung ương, tại phòng kiểm tra trị giá hải quan PKT1 (Cấp Tổng Cục), số lượng cụ thể về cán bộ chuyên trách thực hiện KTSTQ về TGHQ trong các năm chiếm rất ít, không ổn định. Cụ thể: năm 2006 có 7 người; năm 2007 có 10 người; năm 2008 có 17 người; năm 2009 có 15 người, năm 2010 có 18 người; năm 2011có 18 người; năm 2012 và năm 2013 có 17 người với tỷ lệ nữ chiếm hơn 50%.

Công tác luân chuyển cán bộ làm công tác KTSTQ cũng được triển khai theo quy định trong quy chế bắt buộc phải luân chuyển vị trí theo định kỳ theo quy định của ngành Hải quan bao gồm cả luân chuyển cán bộ theo tính chất công việc và luân chuyển cán bộ theo địa bàn công tác. Tính chất đặc thù của công tác KTSTQ về TGHQ ngoài những kiến thức nghiệp vụ thông thường còn cần có tính chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, ngân hàng, ngoại thương..v..v. nên việc luân chuyển cán bộ đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc ổn định của lực lượng KTSTQ về trị giá hải quan ở cả cấp Tổng Cục và cả cấp chi cục.

Theo Báo cáo triển khai Chỉ thị 568/CT-TCHQ ngày 09/02/2011 của TCHQ, từ năm 2006 đến 2010 đã có 349 cán bộ công chức KTSTQ chuyển đi đơn vị khác, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 90% tổng biên chế KTSTQ tại thời điểm năm 2010, trong đó 17 đơn vị tại địa phương đã luân chuyển từ 100% cán bộ công chức KTSTQ trở lên, cao nhất là Đồng Nai đã luân chuyển tới 250% (25/10).

Phần lớn cán bộ KTSTQ tại các địa phương được luân chuyển từ các Phòng ban, Chi cục, bộ phận nghiệp vụ khác, do đã trải qua các nghiệp vụ hải quan khác nhau nên có ít nhiều kinh nghiệm và do tính chất nghiệp vụ yêu cầu. Điển hình là các đơn vị: Nghệ An đã thực hiện luân chuyển 100%, Lạng Sơn 94%, TP HCM 83%, Cao Bằng 80%, Đồng Nai 70%... Người có thời gian công tác tại đơn vị KTSTQ ngắn nhất chỉ là 1 tháng. Hầu hết các đơn vị có người chỉ về KTSTQ dưới 1 năm đã luân chuyển (chỉ có 5 Cục không có người luân chuyển dưới 1 năm) [49]

Trong vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, từ năm 2006, Tổng Cục Hải quan đã tập trung cho vấn đề đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ công chức làm công tác KTSTQ, trong đó đặc biệt quan tâm đến nghiệp vụ chuyên sâu về trị giá hải quan. Trong hơn 05 năm từ năm 2008- 2012, Cục KTSTQ đã đào tạo được hơn 531 khóa học và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức hải quan làm công tác KTSTQ về TGHQ về các nghiệp vụ chuyên sâu như kế toán, chứng từ thương mại, chứng từ thanh toán, kiểm tra phát hiện chứng từ giả, nghiệp vụ điều tra.

Đến thời điểm năm 2013, tại cấp Tổng Cục , Cục KTSTQ đáp ứng 100% cán bộ làm công tác KTSTQ về TGHQ có trình độ đại học, 100% có trình độ kế toán phổ cập, 100% được phổ cập kiến thức thương mại, chứng từ thương mại, thanh toán quốc tế, tuy nhiên, những lĩnh vực như kiểm toán, nghiệp vụ điều tra… thì vẫn còn đạt tỷ lệ rất thấp. Tại cấp chi Cục, tỷ lệ này thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 80%, trong đó tỷ lệ tuyển dụng cán bộ KTSTQ đáp ứng yêu cầu về chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán còn chưa cao. Trong các năm, tỷ lệ số cán bộ công chức KTSTQ về TGHQ có trình độ thành thạo về các nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho công tác kiểm tra về trị giá cũng có sự thay đổi, làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ chuyên môn trong công tác của các cán bộ công chức mà một phần nguyên nhân là do sự luân chuyển cán bộ như đã đề cập ở trên.

Với xu hướng phát triển của KTSTQ trong thời gian tới, có thể thấy rằng, số lượng và chất lượng cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công tác KTSTQ về trị giá trong giai đoạn hiện tại và trong những năm sắp tới là một trong

những vấn đề cấp thiết và quan trọng của lực lượng KTSTQ nói chung và lực lượng KTSTQ về TGHQ nói riêng.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w