Phương hướng thực hiện

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 151 - 153)

Chương 4Chương

4.2.2Phương hướng thực hiện

Thời gian vừa qua, công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan được Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngành Hải quan đặc biệt coi trọng và được đẩy mạnh. Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 đã được xác định với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Trong đó, chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu phát triển lực lượng Kiểm tra sau thông quan là: “Đến năm 2020, hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả dựa trên phương pháp quản lý rủi ro với quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh”.

Trên cơ sở Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 như nói trên, Bộ Tài chính đã phê duyệt Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 1514/QĐ-BTC ngày 22/6/2011. Theo đó định hướng phát triển lực lượng KTSTQ đến năm 2015

để đến 2020 đạt mục tiêu đề ra, cụ thể: “Công tác kiểm tra sau thông quan đến năm 2015 về cơ bản đạt trình độ chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả, dựa trên nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro; quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin; phân loại được các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu; kiểm soát được các doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng xuất, nhập khẩu có rủi ro cao”

Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Tổng cục hải quan đề ra trong từng năm, cụ thể như hiện đại hóa và cải cách hành chính, thực hiện kế hoạch thu ngân sách của toàn nghành, xây dựng lực lượng hải quan trong sạch… để triển khai các công việc cụ thể trong công tác KTSTQ về trị giá hải quan.

Phân loại đối tượng kiểm tra, lựa chọn doanh nghiệp KTSTQ theo hướng mở rộng mặt hàng , loại hình xuất , nhập khẩu để kiểm tra ngày càng sát hơn trị giá giao dịch. Ngăn chặn, đẩy lùi, được tình trạng gian lận, trốn thuế qua việc khai sai trị giá tính thuế và chống chuyển giá có kết quả.

Các nghiệp vụ được chuẩn hoá, chủ yếu sử dụng công nghệ thông tin và dựa trên các cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ, sẵn sàng và cập nhật. Tăng cường trang thiết bị , ứng dụng công nghệ thông tin để hoạt động KTSTQ về trị giá hải quan có hiệu quả nhất.

Lực lượng KTSTQ được thành lập năm 2003, trải qua gần 10 năm hoạt động đã có những kết quả bước đầu đáng khích lệ như có được tổ chức bộ máy khá hoàn chỉnh, xây dựng được hệ thống cơ sở pháp lý nền tảng để hoạt động, đào tạo được đội ngũ cán bộ có chuyên môn, chuyên sâu, chuyên nghiệp. Theo đó, về lực lượng đội ngũ cán bộ KTSTQ chuyên về trị giá cũng được chú trọng để nâng cao hơn nữa trình độ nhận thức của cán bộ KTSTQ về trị giá hải quan, đội ngũ này phải được đào tạo đầy đủ các chuyên môn theo yêu cầu nghiệp vụ, có các kỹ năng chuyên sâu về KTSTQ và am hiểu

lĩnh vực trị giá. Bổ sung số lượng cán bộ và chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm công tác KTSTQ về TGHQ theo yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Ngoài ra cần tăng cường công tác theo dõi địa bàn để hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện KTSTQ về trị giá hải quan. Trong công tác KTSTQ về trị giá cần tìm các giải pháp để tháo gỡ các vấn đề đang có nhiều rủi ro, nhất là việc chống chuyển giá.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 151 - 153)