Tăng cường chính sách tín dụng CVTD

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 98 - 101)

6. Kết cấu của Luận văn

3.2.5. Tăng cường chính sách tín dụng CVTD

Chính sách lãi suất cho vay linh hoạt

Tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An việc áp dụng chính sách lãi suất với từng khách hàng theo tiêu chí xếp loại khách hàng đã được thực hiện nhưng vẫn còn máy móc và chưa thực sự linh hoạt. Ở chi nhánh chủ yếu mới chỉ phân biệt giữa khách hàng xếp hạng tín dụng xuất sắc, tốt và trung bình, giữa cho

vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn trong việc áp dụng chính sách lãi suất. Tuy nhiên thời gian gần đây, NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An đã có những bước linh hoạt hơn trong việc xác định mức lãi suất cho vay, theo đó đối với những khách hàng đặc biệt, chi nhánh có thể cho vay thấp hơn biểu lãi suất cho vay quy định. Các trường hợp này thường ít được áp dụng và nhiều khi phải được sự đồng ý của hội sở. Bên cạnh đó, đối với mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay cụ thể cán bộ tín dụng còn phải căn cứ vào các điều kiện và nhiều yếu tố khác như: đối tượng khách hàng, uy tín của khách hàng, chính sách khách hàng hiện ngân hàng đang áp dụng, tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn, mặt bằng lãi suất trên thị trường cũng như khả năng cạnh tranh về lãi suất của các ngân hàng khác,…

Việc tìm cách giải quyết bài toán lãi suất để có thể đưa ra mức lãi suất hấp dẫn người tiêu dùng, vừa đảm bảo được lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh lãi suất cho vay ngày càng gay gắt là một vấn đề rất khó giải quyết. Để làm tốt công tác này đòi hỏi một khâu quan trọng của hoạt động cho vay là định giá tiền vay. Chính vì vậy việc định giá chính xác để tìm ra lãi suất hợp lý vấn đề cấp thiết hiện nay. Có thể đưa ra các căn cứ để định giá tiền vay như sau:

Biên độ sinh lời từ hoạt động tín dụng, chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn, lãi suất từng khoản vay phải theo nguyên tắc khoản vay có rủi ro cao thì lãi suất càng cao và ngược lại.

Lãi suất cho vay của các ngân hàng khác trên địa bàn.

Phí thu được từ việc sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng cũng như khả năng phát triển các khách hàng khác từ khách hàng cho vay.

Từ các cơ sở trên nếu ngân hàng xây dựng được một chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng khoản vay và từng khách hàng thì sẽ đảm bảo được thu nhập cũng như giữ được khách hàng của ngân hàng và giúp cho người tiêu dùng vay vốn với mức lãi suất phù hợp với thu nhập của mình.

Áp dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay

Hiện nay, vấn đề tài sản bảo đảm vẫn còn là một khó khăn đối với người tiêu dùng khi tiếp cận vốn vay. Mặc dù các chính sách của ngân hàng đối với tài sản bảo đảm có quan điểm khi xét duyệt khoản vay thì tài sản bảo đảm không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, vấn đề cơ bản là tính khả thi và hiệu quả của phương án vay của khách hàng. Tuy nhiên, do hoạt động CVTD là hoạt động cho vay có độ rủi ro cao, khả năng nắm bắt tình hình khách hàng của cán bộ tín dụng nhiều không không thực sự chắc chắn nên trong thực tế áp dụng việc cho vay không có tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập. Đối với những khoản vay tiêu dùng lớn như mua nhà, mua ô tô phương tiện đi lại thì ngân hàng thường yêu cầu khách dùng tài sản thế chấp là nhà cửa, hoặc chính chiếc ô tô khách hàng mua, vì đây là những món vay tương đối lớn, có độ rủi ro cao.

Để tạo điều kiện phát triển CVTD, khi ngân hàng xem xét cho vay cần xác định rõ vấn đề chủ yếu là dựa vào tính khả thi và hiệu quả của phương án xin vay, tình hình thu nhập của khách hàng và tư cách đạo đức của họ. Chi nhánh cần thực hiện áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay, cụ thể như sau:

- Đối với hình thức cho vay CBCNV, đây là hình thức vay vốn không có bảo đảm mà chỉ dựa vào nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng và uy tín của khách hàng vay để xác định hạn mức cho vay tín chấp. Chi nhánh nên có chính sách phân biệt đối với những khách hàng này để xác định hạn mức cho vay không có bảo đảm đối với từng khách hàng. Với những khách hàng là cán bộ quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, chính quyền, các doanh nghiệp nhà nước thì nâng hạn mức cho vay tín chấp cao kèm theo những ưu đãi khác về lãi suất, thủ tục xin vay bởi lẽ những người này sẽ là đầu mối để ngân hàng tiếp cận CBCNV trong cơ quan họ để tiếp thị những sản phẩm dịch vụ ngân hàng như cho vay, gửi tiết kiệm, phát hành thẻ ATM.

- Áp dụng linh hoạt hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Trong thời gian qua chi nhánh đã áp dụng hình thức này đối với những khách hàng

mua ô tô, căn hộ chung cư, nhà ở nhưng thủ tục còn rườm ra, thời gian xét duyệt cho vay lâu. Vì vậy cần phải đơn giản hóa thủ tục đối với hình thức cho vay này, giảm ngắn thời gian thẩm định, chủ động phối hợp với các đại lý bán xe, các chủ đầu tư công trình xây dựng...để món vay được thuận lợi.

- Áp dụng tỷ lệ ký quỹ khác nhau khi áp dụng hình thức cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng. Đối với những doanh nhân thành đạt, có uy tín thì nên áp dụng một tỷ lệ ký quỹ thấp hoặc không phải ký quỹ khi phát hành thẻ tín dụng, hoặc áp dụng biện pháp cầm cố sổ tiết kiệm do chính ngân hàng phát hành, điều này không những đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà còn giúp nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong giới doanh nhân.

Thời hạn cho vay hợp lý, phù hợp với khả năng trả nợ khoản vay

Để đảm bảo tính hiệu quả của khoản vay đối với người tiêu dùng và sự an toàn vốn vay thì việc xác định một cách chính xác thời hạn cho vay phù hợp là một nhân tốt hết sức quan trọng. Nếu một khoản vay có thời hạn quá ngắn thì áp lực trả nợ lên người tiêu dùng sẽ cao và khả năng người tiêu dùng mất khả năng thanh toán dẫn đến mất an toàn vốn vay cũng sẽ cao, còn khoản vay có thời hạn quá dài, ngân hàng sẽ mất thời gian kiểm soát vốn vay và cũng sẽ dẫn đến rủi ro.

Đối với khoản vay cho vay tiêu dùng thì thường nguồn trả nợ là từ thu nhập hàng tháng đều đặn của người tiêu dùng. Vì vậy khi xác định thời hạn trả nợ ngân hàng thường căn cứ vào thu nhập của người tiêu dùng và mục đích của khoản vay. Đối với những khoản CVTD lớn như mua sắm, sữa chữa nhà ở, mua ô tô phương tiện đi lại, thời hạn cho vay thường là trung dài hạn, khách hàng sẽ trả góp số tiền vay hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần. Đối với những khoản vay có giá trị nhỏ như cho vay CBCNV, cho vay mua sắm vật dụng gia đình, thời hạn vay thường dưới 12 tháng.

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 98 - 101)