Quy trình cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 41 - 115)

6. Kết cấu của Luận văn

1.1.3.4. Quy trình cho vay tiêu dùng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó, ngân hàng xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn, mang tính chất liên hoàn, theo một trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Quy trình tín dụng của NHTM không mang tính cứng nhắc, đối với mỗi khách hàng khác nhau có thể chủ động hoặc linh hoạt thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cho phù hợp.

Tùy theo đặc điểm của từng loại sản phẩm tín dụng mà ngân hàng xây dựng một quy trình tín dụng khác nhau. Đối với hoạt động CVTD tại Chi nhánh thì mỗi sản phẩm CVTD lại có quy trình cho vay riêng, nhưng thông thường vẫn theo các bước căn bản sau:

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Một hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin cơ bản sau:

- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng: đối với pháp nhân cần có giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ

hoạt động, biên bản góp vốn, quyết định bổ nhiệm giám đốc…; đối với thể nhân cần có giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,...

- Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng: đối với pháp nhân cần tìm hiểu về dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ; báo cáo tài chính trong 3 kỳ gần nhất…; đối với thể nhân cần tìm hiểu về các bảng kê về vốn chủ sở hữu, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phải thu,…

- Thông tin về bảo đảm tín dụng như: giấy chứng nhận quyền sở hữu các tài sản thế chấp, cam kết của bên bảo lãnh,…

Hồ sơ đảm bảo tiền vay có vai trò hết sức quan trọng trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm vì vậy cán bộ tín dụng cần thận trọng trong khâu kiểm định tính pháp lý và tính đủ của bộ hồ sơ.

Kết quả của bước này là hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Bước 2: Phân tích tín dụng (còn gọi là thẩm định tín dụng)

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là:

- Phân tích tính chân thật của những thông tin khách hàng đã cung cấp trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay

- Tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, xác định khả năng kiểm soát những rủi ro đó và dự kiến những biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

Nội dung thẩm định tín dụng được thực hiện trên cơ sở 3 nguồn thông tin: hồ sơ, tài liệu do khách hàng cung cấp; khảo sát thực tế; các nguồn khác. Sau khi tiến hành thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính từ nguồn thông tin thu thập

được, cá nhân hoặc bộ phận thẩm định lập báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền quyết định cho vay.

Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Cơ sở để ra quyết định tín dụng là các hồ sơ đã phân tích ở bước 1 và bước 2; thông tin cập nhật từ thị trường, các cơ quan có liên quan; chính sách tín dụng của ngân hàng; nguồn vốn vay của ngân hàng khi ra quyết định. Trong bước này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Bước 4: Giải ngân

Ở bước này, ngân hàng sẽ cấp tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc giải ngân: phải luôn luôn gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có phù hợp với mục đích vay tại hợp đồng tín dụng hay không và đảm bảo khả năng thu nợ. Đồng thời, phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Bước 5: Giám sát tín dụng

Giám sát tín dụng nhằm mục tiêu đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm:

- Kiểm tra đột xuất: khi người vay có dấu hiệu vi phạm hợp đồng tín dụng. - Kiểm tra định kỳ: giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng; phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ; giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ; kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay; thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư trú của khách hàng đứng tên vay vốn; giám sát hoạt động của khách hàng thông qua mối quan hệ

với khách hàng khác;…

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Đây là bước kết thúc của quy trình tín dụng, bước này có các việc quan trọng cần xử lý như sau:

- Thu nợ cả gốc và lãi. - Tái xét hợp đồng tín dụng. - Thanh lý hợp đồng tín dụng.

Việc xây dựng một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng với một NHTM. Về mặt hiệu quả: một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời đảm bảo tính minh bạch trong việc cấp tín dụng của một ngân hàng. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng đảm bảo việc cấp tín dụng được thực hiện thống nhất, tránh tùy tiện; làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng và việc thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn về mặt hành chính; đồng thời chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.

1.2. PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Quan niệm về phát triển cho vay tiêu dùng

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu. Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng phạm vi ảnh hưởng song hành với nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.

Sản phẩm CVTD được đưa ra không chỉ đem lại lợi ích cho các NHTM, cho khách hàng mà còn có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Vì vậy, các NHTM cần quan tâm chú trọng phát triển cung cấp sản phẩm dịch vụ này.

Phát triển nghĩa là sự tăng lên về mặt quy mô và chất lượng; hay nói đến sự tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu. Như vậy, “Phát triển CVTD là sự tăng lên về quy mô, chất lượng và kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng được xác định trong một thời gian nhất định của ngân hàng thương mại”.

Phát triển CVTD là một hướng đi tất yếu của các NHTM trong thời gian tới. Đối với NHTM thì CVTD có độ rủi ro và chi phí cao nhưng CVTD vẫn mang lại những lợi ích quan trọng không chỉ đối với ngân hàng, người tiêu dùng mà còn tác động tích cực đến nền kinh tế.

Như vậy, việc phát triển CVTD có một vai trò quan trọng và là một xu thế phát triển tất yếu của các NHTM. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác mức độ phát triển CVTD, các NHTM sử dụng các chỉ tiêu nhằm đảm bảo hoạt động CVTD mang lại lợi ích, an toàn và hiệu quả cho cả hai phía ngân hàng và người tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng

1.2.2.1. Tiêu chí đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng theo chiều rộng

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng có quan hệ tín dụng với ngân hàng có thể tăng qua các năm khi ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, đáp ứng mọi nhu cầu về tín dụng cho khách hàng. Sự gia tăng về số lượng khách hàng đồng nghĩa là sự gia tăng về quy mô các khoản vay hay là có sự mở rộng cho vay trong thời kỳ đó. Một lượng khách hàng tăng và ổn định qua các năm chứng tỏ hoạt động CVTD của ngân hàng đã thu hút được các cá nhân, hộ gia đình.

Chỉ tiêu tốc độ tăng số lượng khách hàng vay tiêu dùng được xác định như sau:

Kt - Ko

x 100% Ko

Kt là số lượng khách hàng vay tiêu dùng năm nay

Dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ CVTD là tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đối với người tiêu dùng tại một thời điểm nhất định.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD là phần trăm tăng lên của dư nợ cho vay của ngân hàng năm nay so với năm trước. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Mt - Mo

x 100% Mo

Trong đó: Mt là dư nợ CVTD của Chi nhánh năm nay Mo là dư nợ CVTD của Chi nhánh năm nay

Người ta so sánh tốc độ tăng trưởng CVTD qua các kỳ báo cáo tài chính để xem xét tốc độ phát triển nhanh hay chậm, mở rộng hay thu hẹp, cao hay thấp. Tốc độ tăng trưởng cho vay nói chung và đối với CVTD nói riêng tăng cao là tốt. Tuy nhiên nếu xét trong thời gian ngắn thì chưa hẳn đã tốt, bởi lẽ như vậy có thể là tăng trưởng “nóng”. Tăng trưởng “nóng” thường để lại hệ quả xấu như nợ quá hạn, nợ mất khả năng thanh toán. Mục tiêu của tăng trưởng tín dụng được các NHTM xây dựng trong kế hoạch phát triển kinh doanh từng thời kỳ. Nếu các ngân hàng cứ vì mục tiêu tăng trưởng mà chạy theo cuộc đua mở rộng cho vay, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ các điều kiện tín dụng, quên đi các biện pháp kiểm soát rủi ro sẽ dẫn đến nguy cơ nợ xấu gia tăng. Vì vậy khi ngân hàng xem xét việc tăng trưởng dư nợ cho vay thì phải đảm bảo yêu cầu an toàn và hiệu quả.

Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng tỷ trọng CVTD trong hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm, cho thấy sự thay đổi cơ cấu tín dụng đối với CVTD trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng này cao hay thấp phản ánh tình hình phát triển CVTD nhanh hay chậm của ngân hàng. Nếu tỷ trọng dư nợ CVTD cao, một mặt cho thấy ngân hàng đã chuyển dịch thay đổi cơ cấu, đa dạng hóa đối tượng khách hàng nhằm phân tán rủi ro; mặt khác thể hiện ngân hàng đã

quan tâm dành nguồn vốn và nhân lực cho đối tượng khách hàng vay tiêu dùng. Hơn nữa, khẳng định người tiêu dùng đang ngày càng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách dễ dàng thuận lợi hơn. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Mi

x 100% Ni

Trong đó: Mi là dư nợ CVTD của Chi nhánh năm i Ni là tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh năm i

Doanh số cho vay tiêu dùng

Doanh số CVTD là tổng doanh số cho vay của ngân hàng đối với người tiêu dùng tại một thời kỳ nhất định.

Tốc độ tăng trưởng doanh số CVTD là phần trăm tăng lên của doanh số cho vay của ngân hàng năm nay so với năm trước. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Ft - Fo

x 100% Fo

Trong đó: Ft là doanh số CVTD của Chi nhánh năm nay Fo là doanh số CVTD của Chi nhánh năm trước

Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng tỷ trọng doanh số CVTD trong hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm, cho thấy sự thay đổi cơ cấu tín dụng đối với CVTD trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng này cao hay thấp phản ánh tình hình phát triển CVTD nhanh hay chậm của ngân hàng. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Trong đó: Fi là doanh số CVTD của Chi nhánh năm i Ei là tổng doanh số cho vay của Chi nhánh năm i

Thị phần cho vay

Fi

x 100% Ei

Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng hiện chiếm lĩnh bao nhiêu phần trăm thị phần CVTD trong tổng số CVTD của các ngân hàng trên cùng một địa bàn. Phát triển CVTD khiến thị phần CVTD của ngân hàng tăng lên. Một thị phần lớn phản ánh ngân hàng có được khối lượng khách hàng tiềm năng lớn, đa dạng, tạo được hình ảnh, thương hiệu của mình một cách rộng rãi, cung ứng các dịch vụ với chất lượng tốt. Vì vậy, thị phần CVTD cũng phản ánh tốc độ phát triển CVTD và khả năng tăng trưởng cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Mi

x 100% Xi

Trong đó: Mi là dư nợ CVTD của Chi nhánh năm i Xi tổng dư nợ cho vay trên địa bàn năm i

1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng theo chiều sâu

Số lượng khách hàng cao cấp

Khách hàng có năng lực tài chính tốt và có những món vay tốt luôn là đối tượng mà tất cả các ngân hàng muồn giao dịch lâu dài. Sở dĩ như vậy là vì với các khách hàng này luôn có nguồn trả nợ ổn định, đúng thời hạn và có phương án sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả. Để xếp loại khách hàng tùy thuộc vào từng quan điểm của mỗi ngân hàng. Việc duy trì mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng được quyết định bởi tính hấp dẫn của các dịch vụ sản phẩm có chất lượng và cách phục vụ của chính ngân hàng. Rõ ràng thu hút và tạo được mối quan hệ thân thiết với khách hàng cao cấp đã, đang và sẽ là mục tiêu mà bất cứ một ngân hàng nào cũng luôn hướng tới. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Ht - Ho

x 100% Ho

Trong đó: Ht là số lượng khách hàng cao cấp năm nay Ho là số lượng khách hàng cao cấp năm trước

Số lượng sản phẩm CVTD chất lượng cao

Số lượng khách hàng có tăng lên hay không và sản phẩm tín dụng đa dạng hay không là việc ngân hàng cung cấp nhiều loại sản phẩm tín dụng khác nhau tùy thuộc vào mục đích, đối tượng vay….nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Mức độ đang dạng hóa các sản phẩm tín dụng cũng sẽ phản ánh phần nào sự phát triển CVTD của ngân hàng, vì nó vừa cho phép ngân hàng vừa tăng số lượng khách hàng vừa tăng tổng dư nợ cho vay đồng thời sẽ tăng lợi nhuận hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Việc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng cũng giúp ngân hàng phân tán rủi ro, thúc đẩy các sản phẩm dịch vụ khác phát triển theo, trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

Chỉ tiêu này xác định dựa vào số lượng sản phẩm CVTD chất lượng cao được tung ra thị trường trong năm của ngân hàng.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nợ quá hạn là khi đến kỳ hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả cho ngân hàng lãi hoặc/và vốn gốc. Nợ xấu là nợ quá hạn khi nợ đó rơi vào từ nhóm 3 đến nhóm 5 (bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) và không được cán bộ tín dụng cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ).

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 41 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w