Theo các tiêu chí chiều rộng

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 63 - 74)

6. Kết cấu của Luận văn

2.2.2.1. Theo các tiêu chí chiều rộng

a. Mức gia tăng số lượng khách hàng CVTD

Mở rộng khách hàng luôn là một trong những mục tiêu quan trọng của bất cứ ngân hàng nào. Gia tăng khách hàng phản ánh các dịch vụ của ngân hàng đã có sức thu hút. Đồng thời cũng thể hiện sự phát triển của chính ngân hàng đó.

Bảng 2.4: Tổng hợp khách hàng của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh tỉnh Nghệ An ĐVT: người Loại khách hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Khách hàng Khách hàng Tăng trưởng (%) (+/-) so với 2010 Khách hàng Tăng trưởng (%) (+/-) so với 2011 Tổng khách hàng 689 701 1,7 12 558 -20,4 -143 - Công ty cổ phần 65 67 3,1 2 42 -37,3 -25 - Công ty TNHH 88 91 3,4 3 60 -35,2 -31 -Doanh nghiệp tư nhân 57 63 10,5 6 46 -27,0 -17 - Tư nhân cá thể khác 479 480 0,2 1 410 -14,6 -70 Trong đó khách hàng

CVTD 205 209 2,0 4 178 -14,9 -31 Nguồn dữ liệu: Báo cáo tín dụng các năm 2010, 2011, 2012 của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh tỉnh Nghệ An

Năm 2010 và năm 2011, lượng khách tương đối ổn định, có tăng nhẹ từ 205 khách hàng lên 209 khách hàng, trong đó khách hàng CVTD tăng 2%. Tính đến 31/12/2012 số khách hàng vay vốn tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An là 558 khách hàng, trong đó khách hàng là các doanh nghiệp là 148 khách hàng, khách hàng cá nhân, hộ gia đình là 232 khách hàng, trong đó khách hàng vay tiêu dùng là 178 khách hàng, giảm 14,9% so với lượng khách hàng CVTD năm 2011.

Bảng 2.5: Tỷ trọng khách hàng CVTD trong tổng khách hàng

ĐVT: %

TT Loại khách hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Công ty cổ phần 9,4 9,6 7,5 2 Công ty TNHH 12,8 13 10,8

3 DNTN 8,3 8,9 8,2

4 Kinh tế cá thể 39,7 38,7 41,6 5 Cho vay tiêu dùng 29,8 29,8 31,9

Tổng cộng 100 100 100 Nguồn dữ liệu: Báo cáo tín dụng các năm 2010, 2011, 2012 của NHMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh tỉnh Nghệ An

Mặc dù lượng khách hàng CVTD chiếm tỷ trọng tương đối nhiều, khoảng 30% trong tổng số lượng khách hàng cho vay toàn Chi nhánh nhưng dư nợ cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình trong đó có CVTD chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ. Điều này đã nói lên được hạn chế lớn của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An trong việc mở rộng CVTD. Bên cạnh đó như đặc điểm của CVTD là dư nợ của một món vay là nhỏ, do đó điều quan trọng để mở rộng CVTD là phải mở rộng đối tượng khách hàng. Số lượng khách hàng vay tiêu dùng hiện nay tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng số khách hàng vay vốn tại chi nhánh nhưng con số này quá nhỏ so với thị trường vay tiêu dùng của Nghệ An.

b. Dư nợ và tăng trưởng dư nợ đối với cho vay tiêu dùng

Trong ba năm gần đây, do nền kinh tế có nhiều biến động nên tổng dư nợ của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An có chiều hướng giảm. Đó là tình trạng chung của hệ thống các ngân hàng trên địa bàn.

Bảng 2.6: Tổng hợp dư nợ ĐVT: Tỷ đồng Loại khách hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 Khách hàng Kháchhàng Tăng trưởng (%) (+/-) so với 2010 Khách hàng Tăng trưởng (%) (+/-) so với 2011 Tổng dư nợ 1019 1004 -1,4 -15 925 -7,8 -79 Công ty cổ phần 263 268 1,9 5 227 -15,3 -41 Công ty TNHH 304 285 6,2 -19 282 -1,1 -3 Doanh nghiệp tư

nhân 75 56 -25,3 -19 47 -16,1 -9 Tư nhân cá thể khác 377 395 14,8 18 369 -6,6 -26 Trong đó dư nợ

Nguồn dữ liệu: Báo cáo tín dụng các năm 2010, 2011, 2012 của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh tỉnh Nghệ An

Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ

ĐVT: %

TT Đối tượng cho vay 2010 2011 2012 1 Công ty cổ phần 26 27 25

2 Công ty TNHH 30 28 30

3 DNTN 7 6 5

4 Kinh tế cá thể 24 25 27 5 Cho vay tiêu dùng 13 14 13

Tổng cộng 100 100 100

Nguồn dữ liệu: Báo cáo tín dụng các năm 2010, 2011, 2012 của NHMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh tỉnh Nghệ An

Qua số liệu bảng 2.4 và bảng 2.5 ta có thể thấy mặc dù dư nợ CVTD vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ. Dư nợ vẫn tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, chiếm trên 86% dư nợ. Tỷ trọng CVTD trong tổng dư nợ qua các năm luôn đạt ở mức thấp, chỉ xấp xỉ 13% tổng dư nợ. Đây là mặt hạn chế của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An trong việc mở rộng CVTD. Năm 2011, dư nợ CVTD đạt 136 tỷ đồng, tăng 2 tỷ so với năm 2010, chiếm 1,5%. Tuy nhiên sang năm 2012, dư nợ CVTD sụt xuống còn 123 tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2011.

c. Tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo theo mục đích sử dụng vốn vay

Phân loại theo mục đích tiêu dùng thì cơ cấu CVTD chủ yếu gồm các loại cho vay mua sắm, sửa chữa nhà; mua sắm ô tô phương tiện đi lại, cho vay CBCNV, cho vay du học và CVTD khác.

Bảng 2.8: Dư nợ CVTD phân theo mục đích sử dụng vốn

TT Mục đích vay

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Cho vay mua sắm, sữa chữa

nhà 63,7 47,5 65,4 48,1 54 48,9 2 Mua ô tô, phương tiện đi lại 46 34,3 48,7 35,8 45,4 31,9 3 Cho vay CBCNV 6,3 4,7 6,5 4,8 5,7 4,6 4 Cho vay du học 5,2 3,9 4,2 3,1 4,7 3,8 5 CVTD khác 12,8 9,6 11,2 8,2 13,2 10,8 Tổng 134 100 136 100 123 100 Nguồn dữ liệu: Báo cáo CVTD các năm 2010, 2011, 2012 của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh tỉnh Nghệ An

Căn cứ vào bảng 2.7 cho thấy dư nợ cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ CVTD. Nguyên nhân là do hoạt động này phát sinh nhiều chi phí tốn kém nên người tiêu dùng thường tìm đến ngân hàng để vay vốn. Hơn nữa cùng với sự phát triển kinh tế thì mật độ dân cư tập trung ở khu vực thành phố Vinh ngày càng cao, nhu cầu mua sắm, sửa chữa ngày càng trở nên cấp thiết. Dư nợ cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở đến thời điểm 3 năm 2010, 2011, 2012 lần lượt chiếm tỷ xấp xỉ 48% tổng dư nợ CVTD.

Nhận thấy nhu cầu mua sắm ô tô và phương tiện đi lại ngày càng cao do thu nhập của người dân thành thị ngày càng tăng, NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An ngay từ thời gian đầu đã chú ý phát triển loại hình cho vay này thông qua việc liêt kết với các salon ô tô, các doanh nghiệp bán xe. Năm 2011, dư nợ cho vay mua ô tô, phương tiện đi lại đạt 48,7 tỷ đồng, chiếm 35,8% trong tổng dư nợ, tăng 5,9% so với năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012, tỷ trọng dư nợ loại hình cho vay này giảm xuống còn 31,9%. Điều đó có thể thấy được hạn chế của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An trong việc mở rộng cho vay mua ô tô, phương tiện đi lại mặc dù nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng.

Hình thức cho vay đối với CBCNV bắt đầu được Chi nhánh áp dụng từ năm 2007. Dư nợ cho vay năm 2010 là 6,3 tỷ đồng, năm 2011 là 36,5 tỷ đồng, năm 2012 là 5,7 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng xấp xỉ 4,7% trong tổng dư nợ. Sở dĩ dư nợ cho vay CBCNV chiếm tỷ trọng khiêm tốn như vậy là vì Chi nhánh chưa mở rộng phát triển cho vay đối với những người làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn; chỉ thực hiện cho vay đối với CBCNV trong hệ thống NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An và một số là CBCNV làm việc ở các cơ quan nhà nước, lực lược vũ trang, công an nhân dân và giáo viên. Mặt khác, hình thức cho vay nàychủ yếu là tín chấp nên độ an toàn không cao và dư nợ cho vay mỗi khách hàng tương đối nhỏ nên chi nhánh chưa chú trọng phát triển loại hình cho vay này

Chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng dư nợ CVTD là cho vay du học, đến thời điểm cuối năm 2012 dư nợ cho vay du học chỉ chiếm tỷ trọng 3,8%, tương đương 4,7 tỷ đồng. Có thể nói đây là hình thức cho vay tương đối mới đối với người dân ở địa bàn tỉnh Nghệ An, nhu cầu du học của người dân ở địa phương chưa cao như các thành phố lớn nên các NHTM chưa chú trọng phát triển loại hình cho vay này.

Dư nợ còn lại trong tổng CVTD bao gồm cho vay đáp ứng nhu cầu như mua sắm vật dụng trong gia đình như ti vi, tủ lạnh, máy tính… và các nhu cầu như du lịch, chữa bệnh. Chi nhánh cũng đã chú trọng phát triển cho vay đối với các mục đích này, dư nợ năm 2012 đạt 13,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10,8%, tăng 2 tỷ, đạt17,9% so năm 2011.

Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế của tỉnh thì thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng lên, thì nhu cầu mua sắm, sửa chữa nhà ở và mua ô tô phương tiện đi lại ngày càng tăng lên. Đây cũng sẽ là hai loại cho vay

chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ CVTD của chi nhánh. Tuy nhiên, bên cạnh đó các nhu cầu vay khác như cho vay CBCNV, cho vay du học, mua sắm vật dụng gia đình… cũng sẽ tăng lên đáng kể, vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần có những chính sách chủ trương hợp lý để mở rộng những loại hình cho vay này.

d. Tăng trưởng dư nợ phân theo thời hạn cho vay

Đặc điểm loại hình cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở và mua sắm ô tô, phương tiện đi lại là những món vay lớn, nguồn trả nợ là từ thu nhập hàng tháng của người vay, vì vậy khi xét duyệt cho vay, Chi nhánh thường áp dụng thời hạn vay là trung dài hạn với mục đích để đảm bảo khả năng trả nợ của người vay

Bảng 2.9: Dư nợ CVTD phân theo thời hạn

ĐVT: Tỷ đồng TT Mục đích vay Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) I CVTD ngắn hạn Dư nợ 31,8 32,8 3,1 30,1 -8,2 Tỷ trọng (%) 23,7 24,1 24,5 II CVTD trung dài hạn Dư nợ 102,2 103,2 0,5 92,9 -9,9 Tỷ trọng (%) 76,3 75,9 75,5 Tổng 134 136 123

Nguồn dữ liệu: Báo cáo CVTD các năm 2010, 2011, 2012 của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh tỉnh Nghệ An

Do đó, dư nợ CVTD trung dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ CVTD của toàn chi nhánh, chiếm trên 76%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tỷ

trọng dư nợ cho vay trung dài hạn qua các năm lại có xu hướng giảm từ 76,3% năm 2010 xuống còn 75,9% năm 2011 và giảm xuống còn 75,5% năm 2012.

Ngược lại mặc dù cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ CVTD nhưng lại có xu hướng tăng lên qua hàng năm. Năm 2010, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 31,8 tỷ đồng, chiếm 23,7% tổng dư nợ CVTD; năm 2011 tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên 24,1% và năm 2012 là 24,5%. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay CBCNV, cho vay mua sắm vật dụng gia đình,... Đây chủ yếu là những món vay có dư nợ bé nên người tiêu dùng thường có xu hướng vay với thời hạn ngắn để nhanh chóng tất toán khoản vay. Điều này cũng đã thể hiện trong thời gian qua Chi nhánh đã chú trọng mở rộng cho vay đối với các loại hình này.

e. Doanh số và tăng trưởng doanh số đối với cho vay tiêu dùng

Trong ba năm gần đây, do nền kinh tế có nhiều biến động nên tổng doanh số của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An có chiều hướng giảm. Đó là tình trạng chung của hệ thống các ngân hàng trên địa bàn.

Bảng 2.10: Tổng hợp doanh số CVTD của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh tỉnh Nghệ An ĐVT: Tỷ đồng Loại vay Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) (+/-) so với 2010 Giá trị Tăng trưởng (%) (+/-) so với 2011 Tổng doanh số 2038 2209 8,4 171 1387 -37,2 -822 Công ty cổ phần 526 563 7 37 363 -35,5 -200 Công ty TNHH 608 627 3,1 19 423 -32,5 -204 Doanh nghiệp tư

nhân 151 115 -23,8 -36 66 -42,6 -49 Tư nhân cá thể

Trong đó doanh số

CVTD 268 301 12,3 33 184 -38,9 -117

Nguồn dữ liệu: Báo cáo tín dụng các năm 2010, 2011, 2012 của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh tỉnh Nghệ An

Bảng 2.11: Tỷ trọng doanh số CVTD trong tổng doanh số cho vay của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh tỉnh Nghệ An

ĐVT: %

TT Đối tượng cho vay 2010 2011 2012

1 Công ty cổ phần 25,8 25,5 26,2 2 Công ty TNHH 29,8 28,4 30,5

3 DNTN 7,4 5,2 4,8

4 Kinh tế cá thể 22 25,7 24,4 5 Cho vay tiêu dùng 15 15,2 14,1

Tổng cộng 100 100 100

Nguồn dữ liệu: Báo cáo tín dụng các năm 2010, 2011, 2012 của NHMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh tỉnh Nghệ An

Qua số liệu bảng 2.4 và bảng 2.5 ta có thể thấy, năm 2010 doanh số CVTD đạt 268 tỷ đồng, chiếm 15% tổng doanh số. Đến thời điểm cuối năm 2011 Chi nhánh đạt tổng doanh số cho vay là 2209 tỷ đồng, trong đó doanh số CVTD là 301 tỷ đồng, chiếm 15,2%, tăng hơn 33 tỷ so với năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012, doanh số CVTD giảm xuống còn 1387 tỷ đồng, giảm 37,2% so với năm 2011. Rõ ràng trong thời gian 3 năm vừa qua, doanh số CVTD vẫn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng doanh số cho vay của cả Chi nhánh. Doanh số vẫn chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể.

f. Thị phần cho vay tiêu dùng

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay có 34 tổ chức tín dụng, để tồn tại và phát triển thì mỗi một ngân hàng đều phải có các chính sách chiến lược cạnh tranh mạnh

mẽ, giành thị phần một cách quyết liệt. Thông thường thời gian trước đây các NHTM quốc doanh chỉ chú trọng phát triển cho vay đối với doanh nghiệp thì nay đã nhận thức được hiệu quả của việc CVTD và đã đẩy mạnh hoạt động cho vay này. Mặt khác với sự xuất hiện của các NHTMCP với lợi thế về CVTD đã làm cho cạnh tranh trong hoạt động CVTD trở nên ngày một sôi động hơn. Các ngân hàng luôn chú trọng phát triển số lượng khách hàng, đưa ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích nhằm thõa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Với một nền kinh tế năng động như tỉnh Nghệ An, nhất là thành phố Vinh thì trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể. Đồng thời, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, mức sống càng được cải thiện. Với dân số của thành phố Vinh trên 450 ngàn người và thu nhập bình quân đầu người luôn tăng qua các năm thì đây là một thị trường tiềm năng cho các NHTM mở rộng hoạt động CVTD.

Tuy nhiên, dư nợ CVTD tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An lại rất thấp. Năm 2011 dư nợ CVTD đạt 136 tỷ đồng, tăng 2 tỷ, chiếm 1,5% so với năm 2010. Do tình hình nền kinh tế biến động chung nên dư nợ CVTD của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An năm 2012 giảm về giá trị tương

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 63 - 74)