Tiêu chí đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng theo

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 45 - 50)

6. Kết cấu của Luận văn

1.2.2.1.Tiêu chí đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng theo

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng có quan hệ tín dụng với ngân hàng có thể tăng qua các năm khi ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, đáp ứng mọi nhu cầu về tín dụng cho khách hàng. Sự gia tăng về số lượng khách hàng đồng nghĩa là sự gia tăng về quy mô các khoản vay hay là có sự mở rộng cho vay trong thời kỳ đó. Một lượng khách hàng tăng và ổn định qua các năm chứng tỏ hoạt động CVTD của ngân hàng đã thu hút được các cá nhân, hộ gia đình.

Chỉ tiêu tốc độ tăng số lượng khách hàng vay tiêu dùng được xác định như sau:

Kt - Ko

x 100% Ko

Kt là số lượng khách hàng vay tiêu dùng năm nay

Dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ CVTD là tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đối với người tiêu dùng tại một thời điểm nhất định.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD là phần trăm tăng lên của dư nợ cho vay của ngân hàng năm nay so với năm trước. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Mt - Mo

x 100% Mo

Trong đó: Mt là dư nợ CVTD của Chi nhánh năm nay Mo là dư nợ CVTD của Chi nhánh năm nay

Người ta so sánh tốc độ tăng trưởng CVTD qua các kỳ báo cáo tài chính để xem xét tốc độ phát triển nhanh hay chậm, mở rộng hay thu hẹp, cao hay thấp. Tốc độ tăng trưởng cho vay nói chung và đối với CVTD nói riêng tăng cao là tốt. Tuy nhiên nếu xét trong thời gian ngắn thì chưa hẳn đã tốt, bởi lẽ như vậy có thể là tăng trưởng “nóng”. Tăng trưởng “nóng” thường để lại hệ quả xấu như nợ quá hạn, nợ mất khả năng thanh toán. Mục tiêu của tăng trưởng tín dụng được các NHTM xây dựng trong kế hoạch phát triển kinh doanh từng thời kỳ. Nếu các ngân hàng cứ vì mục tiêu tăng trưởng mà chạy theo cuộc đua mở rộng cho vay, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ các điều kiện tín dụng, quên đi các biện pháp kiểm soát rủi ro sẽ dẫn đến nguy cơ nợ xấu gia tăng. Vì vậy khi ngân hàng xem xét việc tăng trưởng dư nợ cho vay thì phải đảm bảo yêu cầu an toàn và hiệu quả.

Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng tỷ trọng CVTD trong hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm, cho thấy sự thay đổi cơ cấu tín dụng đối với CVTD trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng này cao hay thấp phản ánh tình hình phát triển CVTD nhanh hay chậm của ngân hàng. Nếu tỷ trọng dư nợ CVTD cao, một mặt cho thấy ngân hàng đã chuyển dịch thay đổi cơ cấu, đa dạng hóa đối tượng khách hàng nhằm phân tán rủi ro; mặt khác thể hiện ngân hàng đã

quan tâm dành nguồn vốn và nhân lực cho đối tượng khách hàng vay tiêu dùng. Hơn nữa, khẳng định người tiêu dùng đang ngày càng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách dễ dàng thuận lợi hơn. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Mi

x 100% Ni

Trong đó: Mi là dư nợ CVTD của Chi nhánh năm i Ni là tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh năm i

Doanh số cho vay tiêu dùng

Doanh số CVTD là tổng doanh số cho vay của ngân hàng đối với người tiêu dùng tại một thời kỳ nhất định.

Tốc độ tăng trưởng doanh số CVTD là phần trăm tăng lên của doanh số cho vay của ngân hàng năm nay so với năm trước. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Ft - Fo

x 100% Fo

Trong đó: Ft là doanh số CVTD của Chi nhánh năm nay Fo là doanh số CVTD của Chi nhánh năm trước

Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng tỷ trọng doanh số CVTD trong hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm, cho thấy sự thay đổi cơ cấu tín dụng đối với CVTD trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng này cao hay thấp phản ánh tình hình phát triển CVTD nhanh hay chậm của ngân hàng. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Trong đó: Fi là doanh số CVTD của Chi nhánh năm i Ei là tổng doanh số cho vay của Chi nhánh năm i

Thị phần cho vay

Fi

x 100% Ei

Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng hiện chiếm lĩnh bao nhiêu phần trăm thị phần CVTD trong tổng số CVTD của các ngân hàng trên cùng một địa bàn. Phát triển CVTD khiến thị phần CVTD của ngân hàng tăng lên. Một thị phần lớn phản ánh ngân hàng có được khối lượng khách hàng tiềm năng lớn, đa dạng, tạo được hình ảnh, thương hiệu của mình một cách rộng rãi, cung ứng các dịch vụ với chất lượng tốt. Vì vậy, thị phần CVTD cũng phản ánh tốc độ phát triển CVTD và khả năng tăng trưởng cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Mi

x 100% Xi

Trong đó: Mi là dư nợ CVTD của Chi nhánh năm i Xi tổng dư nợ cho vay trên địa bàn năm i

1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng theo chiều sâu

Số lượng khách hàng cao cấp

Khách hàng có năng lực tài chính tốt và có những món vay tốt luôn là đối tượng mà tất cả các ngân hàng muồn giao dịch lâu dài. Sở dĩ như vậy là vì với các khách hàng này luôn có nguồn trả nợ ổn định, đúng thời hạn và có phương án sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả. Để xếp loại khách hàng tùy thuộc vào từng quan điểm của mỗi ngân hàng. Việc duy trì mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng được quyết định bởi tính hấp dẫn của các dịch vụ sản phẩm có chất lượng và cách phục vụ của chính ngân hàng. Rõ ràng thu hút và tạo được mối quan hệ thân thiết với khách hàng cao cấp đã, đang và sẽ là mục tiêu mà bất cứ một ngân hàng nào cũng luôn hướng tới. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Ht - Ho

x 100% Ho

Trong đó: Ht là số lượng khách hàng cao cấp năm nay Ho là số lượng khách hàng cao cấp năm trước

Số lượng sản phẩm CVTD chất lượng cao

Số lượng khách hàng có tăng lên hay không và sản phẩm tín dụng đa dạng hay không là việc ngân hàng cung cấp nhiều loại sản phẩm tín dụng khác nhau tùy thuộc vào mục đích, đối tượng vay….nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Mức độ đang dạng hóa các sản phẩm tín dụng cũng sẽ phản ánh phần nào sự phát triển CVTD của ngân hàng, vì nó vừa cho phép ngân hàng vừa tăng số lượng khách hàng vừa tăng tổng dư nợ cho vay đồng thời sẽ tăng lợi nhuận hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Việc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng cũng giúp ngân hàng phân tán rủi ro, thúc đẩy các sản phẩm dịch vụ khác phát triển theo, trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

Chỉ tiêu này xác định dựa vào số lượng sản phẩm CVTD chất lượng cao được tung ra thị trường trong năm của ngân hàng.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nợ quá hạn là khi đến kỳ hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả cho ngân hàng lãi hoặc/và vốn gốc. Nợ xấu là nợ quá hạn khi nợ đó rơi vào từ nhóm 3 đến nhóm 5 (bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) và không được cán bộ tín dụng cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ).

Nợ xấu có đặc trưng:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến khả năng ngân hàng không thu hồi được cả gốc và lãi.

+ Tài sản bảo đảm được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

nay của Ngân hàng nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của ngân hàng thương mại không được vượt quá 5%.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng. Nghĩa là khi nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tăng sẽ phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng giảm và ngược lại. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Li = Si x 100% Mi

Trong đó: Li là tỷ lệ nợ xấu CVTD của Chi nhánh năm i Si là nợ xấu CVTD của Chi nhánh năm i Mi là tổng dư nợ CVTD của Chi nhánh năm i

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 45 - 50)