Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 94 - 98)

6. Kết cấu của Luận văn

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

Trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, sản phẩm của các ngân hàng gần như tương đồng với nhau thì sự phân biệt ngân hàng này với ngân hàng khác lại là ở phong cách phục vụ và thái độ đối với khách hàng của nhân viên tín dụng nói riêng và nhân viên ngân hàng nói chung. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nhân viên ngân hàng, đặc biệt là nhân viên làm công tác tín dụng có tác động chủ yếu tới sự phát triển của ngân hàng cũng như phát triển CVTD. Để làm tốt công tác này cần phải thực hiện những giải pháp cơ bản sau:

độ, kỹ năng, thói quen trong đó thái độ là yếu tố quyết định. Một thái độ làm việc tích cực, say mê với công việc, yêu mến đồng nghiệp, tận tình với khách hàng, tinh thần thi đua... sẽ quyết định đến thành công của Chi nhánh. Và thực hiện điều đó không chỉ có sự cố gắng của mỗi thành viên trong chi nhánh mà còn cả tập thể ban lãnh đạo. Vì thế, việc xây dựng một môi trường chi nhánh luôn thân thiện, gần gũi với tác phong chuyên nghiệp sẽ tạo cho nhân viên một thái độ tích cực, chủ động học tập. Đồng thời, thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, kiểm tra giám sát các hoạt động nghiệp vụ để đẩy mạnh tính tuân thủ an toàn trong hoạt động ngân hàng

Ngoài ra, Chi nhánh tạo điều kiện cho cán bộ tham gia những lớp tập huấn, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ; tham gia các buổi thảo luận để mọi người có thể đưa ra thảo luận những điều còn chưa hiểu rõ về tác nghiệp, những vướng mắc thực tế gặp phải, những ý tưởng mới cho sản phẩm. Vì chính họ mới thực sự theo sát sản phẩm, theo sát khách hàng sử dụng nên việc nắm bắt được thái độ khách hàng về sản phẩm cũng như những nhu cầu mới của khách hàng. Từ những ý kiến đóng góp của nhân viên, Chi nhánh nên tổng hợp để đề xuất với Hội sở trong ban hành hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cũng như những ý tưởng mới về sản phẩm. Và để có thể đáp ứng được những đòi hỏi thực tế cấp thiết của công tác, mỗi nhân viên tín dụng luôn phải không ngừng tự rèn luyện, học tập để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn; Nắm vững và hiểu sâu Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản quy định về hoạt động cho vay, đặc biệt là CVTD. Ngoài ra, phải am hiểu các quy định trong Luật dân sự, các bộ luật có liên quan đến công tác tín dụng như Luật đất đai, Luật thương mại, Luật hôn nhân gia đình và các bộ luật kinh tế khác… Đồng thời, tập trung đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc mọi cán bộ ngoài nhiệm vụ chính đều phải nắm bắt cơ bản các nghiệp vụ khác để tự tin giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, nhạy bén với những cơ hội thị trường.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần hướng vào đào tạo các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khai thác thông tin từ khách hàng, sử dụng các câu hỏi

đóng, mở thích hợp,...; tạo dựng mối quan hệ, trình bày chuyên nghiệp, phát hiện nhu cầu của khách hàng, kỹ năng tạo thiện cảm, kỹ năng kết thúc.... Vì khách hàng chính là đối tượng mà ngân hàng phục vụ nên việc hiểu được thái độ, nắm bắt và khơi gợi nhu cầu của khách hàng trong quá trình giao tiếp là rất cần thiết.

Từ những thái độ tích cực, kiến thức và kỹ năng học hỏi được, mỗi nhân viên luôn phải tập luyện hằng ngày để dần hình thành cho mình một thói quen tốt: làm việc có mục tiêu, có kế hoạch, và kỷ luật; duy trì thái độ làm việc tích cực, say mê.

- Công tác tuyển dụng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng cán bộ. Khi ngân hàng mong muốn có thêm đội ngũ nhân viên mới có tiềm năng, ngân hàng phải xây dựng hình ảnh của mình thông qua các chương trình, dự án liên kết, hỗ trợ hoặc các chương trình giao lưu với sinh viên các trường đại học, cao đẳng, từ đó tạo nên một mong muốn được làm việc tại ngân hàng mình ngay khi họ tốt nghiệp. Việc tuyển dụng này cần phải được tiến hành một cách quy mô, bài bản, công bằng, minh bạch nhằm tìm kiếm được ứng viên xuất sắc nhất phù hợp với vị trí mà ngân hàng tuyển dụng.

Khi có nhu cầu tuyển dụng cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như báo, truyền hình, internet, đặc biệt là liên hệ với các trường đại học danh tiếng như Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại thương….để những sinh viên sắp ra trường biết về thông tin tuyển dụng, từ đó ngân hàng có điều kiện để lựa chọn những ứng viên xuất sắc và phù hợp nhất. Bên cạnh đó NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng CN Nghệ An và Phòng Nhân sự- Đào tạo cũng cần phải liên hệ với những trường đại học này để nhận sinh viên vào thực tập tại ngân hàng, sau quá trình thực tập của sinh viên ngân hàng có thể lựa chọn được những sinh viên xuất sắc để tiếp nhận vào làm việc. Trong công tác đào tạo nhân viên tân tuyển, cần kết hợp đào tạo những kiến thức nghiệp vụ cơ bản với kỹ năng thực hành tại các phòng ban nghiệp vụ của ngân hàng, có như vậy những nhân viên tân tuyển không bị bỡ ngỡ khi tiếp nhận công việc.

Ngoài ra, ngân hàng có thể thu hút thêm “chất xám” từ phía các đối thủ cạnh tranh thông qua hàng loạt các ưu đãi từ phía ngân hàng mà các đối thủ khác khó có thể đáp ứng được. Thông thường các ưu đãi này tập trung vào các vị trí quyền lực, thu nhập và môi trường làm việc tại ngân hàng.

- Bên cạnh đó Chi nhánh nên tiếp tục thực hiện cơ chế giao khoán kế hoạch kinh doanh đến từng cán bộ công nhân viên nhằm tạo ra sự chủ động năng động trong công việc, gắn phân phối thu nhập với kết quả kinh doanh qua đó nâng cao trách nhiệm, phát huy sức sáng tạo của người lao động với sự phát triển chung của chi nhánh.

Chi nhánh cũng cần có chính sách đãi ngộ thích đáng đối với nhân viên tín dụng, có chế độ lương thưởng phù hợp với năng lực của từng nhân viên, động viên kịp thời những cán bộ có thành tích xuất sắc, gắn chặt giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm. Mặt khác cũng thực hiện triệt để và xử ký nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm nguyên tắc làm việc, đạo đức nghề nghiệp.

3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định

Chất lượng thẩm định cho vay luôn là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng khoản vay, nó là yếu tố sống còn không chỉ đối với ngân hàng mà còn cả đối với khách hàng. Sở dĩ như vậy là vì khi khoản vay được thẩm định tốt sẽ đảm bảo an toàn vốn vay cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, từ đó có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh trong đó có phát triển CVTD. Vì vậy, trong thời gian tới, VPBank Nghệ An cần triển khai thực hiện một số biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng thẩm định:

- Công tác đào tạo nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định. Bởi lẽ công tác thẩm định không chỉ đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có hiểu biết rộng rãi, sâu sắc về nhiều lĩnh vực, am hiểu thực tế về nhiều ngành nghề, nhìn nhận đánh giá đúng thực tế khách hàng vay. Ngoài ra cán bộ tín dụng phải thông hiểu và nắm vững đầy đủ các Bộ luật cũng như các quy định của thể của Nhà nước, của địa phương.

- Công tác thu thập thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Vì vậy, ngân hàng cần hướng dẫn các cán bộ tín dụng thực hiện thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như qua điều tra, phỏng vấn, phân tích thông tin trực tiếp người vay, tìm hiểu qua các cơ quan, đoàn thể nơi khách hàng làm việc và cư trú. Ngoài ra, việc chủ động tìm kiếm khách hàng, ngân hàng sẽ thu thập được đầy đủ và chính xác những thông tin về khách hàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả nhân viên tín dụng có thể tiếp cận được nguồn thông tin tín dụng của NHNN.

- Để trang bị cho cán bộ nhân viên những thông tin cần thiết về tình hình biến động của thị trường, các thông tin về kinh tế chính trị văn hóa xã hội, thông tin về các ngành nghề, việc làm,…ngân hàng nên cập nhật,tổng hợp và phổ biến lại cho cán bộ nhân viên thông qua trang web nội bộ, các bản tin nội bộ hàng ngày.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát nội bộ từ khâu thẩm định, xét duyệt món vay đến khâu quản lý sau cho vay, đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy chế của VPBank và của NHNN. Đồng thời nhanh chóng phát hiện ra những sai sót cũng như những bất cấp để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

- Hiện nay, VPBank đã xây dựng bảng xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân để làm cơ sở cho việc xét duyệt khoản vay. Tuy nhiên các chỉ tiêu nhiều khi còn chung chung, chưa phù hợp với thực tế. Vì vậy, cần hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng đối với khách hàng theo hướng khoa học, phù hợp với thực tế, tiết kiệm thời gian thẩm định.

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 94 - 98)