Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 25 - 115)

6. Kết cấu của Luận văn

1.1.2. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Khái niệm hoạt động tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, tồn tại song song và phát triển cùng với nền kinh tế hàng hoá.

Theo Các Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Khi đó, bản chất của quan hệ tín dụng “không phải là chi trả và không phải được bán mà chỉ cho vay với điều kiện sau một thời gian nhất định thứ nhất, trở lại điểm xuất phát của mình và thứ hai trở lại như là tư bản thực hiện sau khi đã thực hiện giá trị sử dụng của mình, khả năng sinh ra giá trị thặng dư của mình”.

Các nhà kinh tế học thị trường lại cho rằng lợi nhuận tạo ra trong quá trình sản xuất- kinh doanh và lợi tức tín dụng là kết quả tất yếu của hoạt động sản xuất- kinh doanh và dịch vụ tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều hình thức tín dụng, song có hai hình thức tín dụng chủ yếu: tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu. Đặc điểm của hình thức này là: người bán chuyển giao cho người mua được sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định dưới dạng hàng hóa. Đến thời hạn đã được thỏa thuận, người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi suất. Cơ sở pháp lý để xác định

quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là giấy nợ. Tín dụng thương mại giải quyết được nhu cầu vốn cho những người mua tạm thời thiếu hụt vốn, mặt khác lại mở rộng được tiêu thụ hàng hóa cho người bán. Mặc dù, tín dụng thương mại đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế thị trường, song nó có giới hạn nhất định về quy mô tín dụng, thời hạn cho vay và đối tượng vay. Do vậy, tín dụng thương mại không thể thay thế cho tín dụng ngân hàng được.

Tín dụng ngân hàng là tín dụng của các nhà tư bản tiền tệ cấp cho các nhà tư bản sản xuất- kinh doanh và những người vay nợ khác. Đó là quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng làm vai trò trung gian tín dụng giữa người cho vay và người đi vay. Do đó, quan hệ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp và cá nhân thì ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Đối tượng của tín dụng ngân hàng là tiền tệ. Ngân hàng huy động các nguồn vốn bằng tiền, trả vốn và lãi cũng bằng tiền và cho vay, thu nợ, thu lãi cũng bằng tiền.

Các ngân hàng tích tụ vốn tiền tệ nhàn rỗi của xã hội, để cho các nhà sản xuất- kinh doanh và cá nhân khác vay, dưới hình thức “kinh doanh tiền tệ”. Tín dụng ngân hàng giúp cho sự tăng trưởng kinh tế, cho lưu chuyển hàng hóa và cho tiêu dung. Mục đích vay của tín dụng ngân hàng là phục vụ cho nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Việc xuất hiện tín dụng ngân hàng và việc sử dụng phổ biến rộng rãi tín dụng ngân hàng đã góp phần phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của lực lượng sản xuất xã hội, tiến tới một phương thức sản xuất văn minh, hiện đại hơn. Thông qua các hoạt động kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng, ngân hàng thu hút được một số lượng khách hàng rất lớn, luôn luôn có người gửi tiền và người rút tiền tạo nên một số tiền ngưng đọng lớn với thời gian dài. Do đó, ngân hàng có đủ nguồn vốn để cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Như vậy, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi thành phần kinh tế một cách linh hoạt và kịp thời, khắc phục được nhược điểm của các hình thức tín dụng khác. Đối với

NHTM nói riêng và các loại hình tổ chức tín dụng nói chung, tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống bên cạnh hoạt động huy động vốn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên bảng tổng kết tài sản và đem lại phần lớn lợi nhuận.

1.1.2.2. Phân loại hoạt động tín dụng

Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Phân loại tín dụng một cách khoa học sẽ giúp cho các nhà quản trị lập một quy trình tín dụng thích hợp, giảm thiểu rủi ro tín dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả. Trong quá trình phân loại có thể dùng nhiều tiêu thức để phân loại, song thực tế các nhà kinh tế học thường phân loại hình thức tín dụng theo các tiêu thức sau đây:

Căn cứ theo hình thức cấp tín dụng: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác, trong đó gồm các loại tín dụng ngân hàng cơ bản sau:

Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Cho vay là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của NHTM, thông thường lợi nhuận từ nghiệp vụ này chiếm từ 60- 70% tổng lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, nghiệp vụ này cũng chứa rất nhiều rủi ro như không thu hồi được vốn vay, khách hàng trả nợ không hết hoặc trả nợ không đúng thời hạn,… do nguyên nhân khách quan và chủ quan, do đó nghiệp vụ cho vay được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức như: theo thời gian có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn; theo hình thức đảm bảo có cho vay có đảm bảo, cho vay không có đảm bảo; theo mục đích có cho vay cá nhân, cho vay nông nghiệp, cho vay bất động sản, cho vay thuê mua, cho vay thương mại,...

Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.

Bao thanh toán: là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Cho thuê tài chính: là hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị và động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính.

Chiết khấu: là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.

Căn cứ theo thời gian vay: Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia thành 3 loại sau:

Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng có thời gian sử dụng vốn không quá 1 năm. Khoản tín dụng này chủ yếu cung cấp cho những người không có nhu cầu sử dụng vốn thường xuyên, chỉ sử dụng vốn vay trong trường hợp đột xuất như bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân. Với loại tín dụng này, ít có rủi ro cho ngân hàng vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì ngân hàng có thể dự tính được.

Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. Tín dụng trung hạn thường được sử dụng để cho vay sửa chữa, cải tạo tài sản cố định, các nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ… có thời gian thu hồi vốn nhanh hoặc các nhu cầu thiếu hụt vốn nhưng có thời hạn hoàn vốn trên một năm. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàng có khả năng dự đoán được những biến động có thể xảy ra.

Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 5 năm trở lên. Tín dụng dài hạn thường được sử dụng để cho vay các nhu cầu mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn … có thời gian thu hồi vốn lâu; một số khoản cho vay để phục vụ đời sống các cá nhân, hộ gia đình có thời hạn dài cũng có thể được xếp vào loại tín dụng dài hạn. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài có những biến động xảy ra không lường trước được.

Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia thành 2 loại sau:

Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản hay còn gọi là tín chấp: là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh; mà việc cho vay này do chính các tổ chức tín dụng lựa chọn dựa trên cơ sở các phương án vay vốn hiệu quả, khả thi và dựa vào độ tín nhiệm, uy tín trong quan hệ tín dụng của khách hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của người vay, khách hàng không được phép giao dịch với bất kỳ ngân hàng nào khác. Tuy loại tín dụng này khách hàng có uy tín rất lớn và khả năng trả nợ rất cao thì mới được cấp tín dụng mà không cần đảm bảo nhưng vẫn chứa không ít rủi ro cho ngân hàng.

Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của chủ thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba. Ngân hàng nắm giữ tài sản của người vay để xử lý thu hồi nợ khi người vay không thực hiện được các

nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hình thức này được áp dụng đối với những khách hàng không có uy tín cao với ngân hàng. Mặc dù là có tài sản đảm bảo nhưng hình thức tín dụng này vẫn có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay: Phân loại tín dụng theo mục đích sử dụng vốn vay có các loại sau:

Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay cá nhân, đáp ứng cho nhu cầu phục vụ đời sống như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hóa bền chắc như tủ lạnh, điều hòa, máy giặt… và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay vốn.

Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cung cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế. Nguồn trả nợ của hoạt động này là kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy Ngân hàng cần phải có đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng của mình, về phương án sản xuất kinh doanh của họ.

Với cách phân loại này, ngân hàng sẽ có quy trình nghiệp vụ cụ thể để đảm bảo ngân hàng có đủ tiền để cho vay và thu hồi nợ theo đánh giá mức độ rủi ro và mức lãi xuất được đặt ra cho từng loại.

Căn cứ theo đối tượng tín dụng: Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia thành các loại sau:

Tín dụng cố định: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định như đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới,... Hình thức tín dụng này thường có mức độ rủi ro cao vì khả năng thu hồi vốn chậm hơn.

Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, có nghĩa là cho vay bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Tín dụng vốn lưu động bao gồm: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu,…. Đây là loại tín dụng có mức độ rủi ro thấp vì vốn lưu động của doanh nghiệp là vốn luân chuyển trong chu kỳ sản xuất kinh doanh nên ngân hàng có thể theo dõi thường xuyên và nếu có biến động xảy ra thì kịp thời thu hồi vốn.

1.1.3. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại1.1.3.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng 1.1.3.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng

Cùng với quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM, các NHTM cung cấp các hình thức tín dụng khác nhau cho các cá nhân và tổ chức kinh tế trong đó có hoạt động CVTD. Có thể hiểu “CVTD là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng thoả thuận để khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khoản tiền với mục đích tiêu dùng với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định”. Các khoản CVTD giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo cho họ có cơ hội hưởng một mức sống cao hơn. Những khoản CVTD thường để tài trợ cho các mục đích như: mua sắm nhà ở, xây dựng sữa chữa nhà, mua ô tô, các đồ dùng gia đình, đi du học, chữa bệnh….

Giai đoạn đầu, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân hộ gia đình bởi họ tin rằng các khoản CVTD có quy mô nhỏ lẻ, phân tán và hàm chứa nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, ngày nay do sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng. Các nhà quản trị ngân hàng nhận ra rằng: cho vay tiêu dùng không chỉ tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng mà nó còn mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng và việc hình thành và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng là một giải pháp kinh doanh khôn ngoan và hợp quy luật kinh tế.

Hiện nay, ở các nước phát triển trên thế giới hoạt động CVTD đã phát triển ở

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 25 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w