6. Kết cấu của Luận văn
1.2.3.3. Nhân tố thuộc về vĩ mô
Thứ nhất, môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng: Tất cả mọi hoạt động của các cá nhân và tổ chức đều bị chi phối bởi luật pháp của quốc gia. Ở hầu hết các quốc gia, tất cả hoạt động ngân hàng luôn đặt dưới một hệ thống các quy định chặt chẽ do cơ quan nhà nước ban hành nhằm kiểm soát hoạt động
ngân hàng, kiểm soát hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng, chất lượng tín dụng, tình trạng vốn chủ sở hữu và cả cách thức ngân hàng phát triển, mở rộng mạng lưới với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh.
Như vậy, nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, kịp thời và có nhiều kẽ hở sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng, làm giảm nhu cầu chi tiêu, tạo ra khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Từ đó gián tiếp làm cho nền kinh tế kém phát triển, thu nhập của dân cư giảm sút tác động đến quy mô và hoạt động tín dụng, đặc biệt là CVTD.
Thứ hai, nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội: Ngân hàng là một doanh nghiệp hoạt động như một trung gian tài chính trong nền kinh tế, đóng vai trò như là cầu nối giữa các cá nhân, doanh nghiệp, các thành phần, lĩnh vực kinh tế. Do đó, sự ổn định hay bất ổn, tăng trưởng hay hay suy thoái của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng.
Khi nền kinh tế ở giai đoạn tăng trưởng hưng thịnh, mức sống của người dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng sẽ cao hơn, đồng thời họ yên tâm về mức thu nhập trong tương lai dẫn đến nhu cầu về vốn vay tiêu dùng tăng lên, hoạt động CVTD của ngân hàng từ đó có điều kiện phát triển. Lúc đó, môi trường cạnh tranh cũng bớt khốc liệt hơn, ngân hàng sẽ mất ít chi phí hơn cho việc thu hút khách hàng, các sản phẩm sẽ được triển khai dễ dàng hơn tới tận người tiêu dùng. Ngược lại, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái hay các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế không thuận lợi như lạm phát cao, thất nghiệp sẽ làm cho thu nhập của người tiêu dùng bị ảnh hưởng, nhu cầu chi tiêu theo đó cũng giảm theo làm cho nhu cầu vay vốn tiêu dùng giảm. Các ngân hàng sẽ khó khăn hơn trong việc mở rộng phát triển CVTD.
Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển khi quốc gia đó có tình hình chính trị ổn định. Đây chính là điều kiện tốt để các thành phần kinh tế cùng có cơ hội phát triển.
Khi một nền chính trị ổn định, các cá nhân và hộ gia đình sẽ tin tưởng hơn vào tương lai, do đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tăng lên, dấn đến nhu cầu vay vốn tiêu dùng cũng sẽ tăng. Còn khi nền chính trị bất ổn, an ninh trật tự không đảm bảo; người dân không yên tâm vào tương lai; để dự phòng cho tương lai thì nhu cầu tiết kiệm tăng lên khiến cho nhu cầu tiêu dùng ở hiện tại giảm sút,gây khó khăn trong việc mở rộng CVTD của ngân hàng.
Ngoài ra, thói quen tiêu dùng, trình độ dân trí ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng. Ỏ Việt Nam, người dân có thói quen tiết kiệm dành dụm đủ để mua sắm trong tương lai, sau đó mới để nghĩ đến việc hưởng thụ. Bởi vậy họ không có tư tưởng vay để sống sung túc trong cảnh nợ nần. Yếu tố thu nhập cũng có tác động trực tiếp đến nhu cầu vay tiêu dùng.
Như vậy, một nền kinh tế phát triển với cơ chế, chính sách rõ ràng, minh bạch; tình hình chính trị- xã hội ổn định; có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và nhu cầu mua sắm chi tiêu của các cá nhân và hộ gia đình và đây cũng là điều kiện để ngân hàng phát triển CVTD.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP VIỆT