Phân loại cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 34 - 41)

6. Kết cấu của Luận văn

1.1.3.3.Phân loại cho vay tiêu dùng

Căn cứ vào mục đích tiêu dùng

Cho vay tài trợ phương tiện đi lại

Cho vay mua sắm các tài sản có thời gian sử dụng lâu dài như ô tô, xe máy. Tính khả dụng của các tài sản này khá cao, giá trị ở mức trung bình nên nhiều người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm. Quy mô vốn của các khoản vay này thường không lớn nhưng số lượng phát sinh nhiều. Tài sản bảo đảm có thể là chính tài sản hình thành từ vốn vay. Với những khoản vay này nguồn trả nợ là nguồn thu hàng tháng được trả lãi theo định kỳ.

Là các khoản cho vay nhằm mục đích mua mới hoặc sữa chữa, xây dựng nhà ở, mua đất đai. Cho vay tài trợ bất động sản khác với hầu hết các loại cho vay khác ở một số vấn đề sau:

Thứ nhất, quy mô của một món vay tài trợ bất động sản thường lớn hơn nhiều so với quy mô trung bình của các món vay tiêu dùng khác.

Thứ hai, các khoản cho vay tài trợ đối với bất động sản thường có kỳ hạn dài nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng từ 15 đến 20 năm hoặc thậm chí là 30 năm. Ở một số nước phát triển, các NHTM còn cung cấp các khoản CVTD có kỳ hạn đến 100 năm, việc trả nợ do nhiều thế hệ trong gia đình thực hiện. Do đó, các khoản vay này thường tiềm ẩn những nguy cơ tín dụng đáng kể vì nhiều vấn đề có thể xảy ra bao gồm cả những thay đổi tiêu cực trong điều kiện kinh tế, sức khỏe của người vay trong suốt kỳ hạn của khoản vay.

Thứ ba, việc định giá tài sản bảo đảm gồm đánh giá giá trị và tình trạng của tài sản bảo đảm là trọng tâm của món vay, chúng có tầm quan trọng tương đương với thu nhập của người đi vay. Việc định giá giá trị của tài sản bảo đảm phải tuân theo quy định của Chính phủ và của NHNN. Ngoài ra, khả năng phát mại của tài sản cũng là một yếu tố rất quan trọng khi đánh giá tài sản. Các khoản vay có tài sản bảo đảm sẽ giúp các ngân hàng có thể hạn chế những tổn thất về tài chính khi khoản vay không được trả đúng hạn và phải phát mại tài sản.

Cho vay tài trợ nhu cầu tiêu dùng khác

CVTD nhằm mục đích tài trợ cho những nhu cầu tiêu dùng như đi học, du lịch, chữa bệnh….Đối với các khoản cho vay này, yếu tố quyết định cho vay hay không là thu nhập để trả nợ của người vay, sau đó mới xem xét đến giá trị tài sản bảo đảm.

Căn cứ vào phương thức cho vay

Đây là phương thức cho vay mà tiền vay được khách hàng thanh toán một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản vay tiêu dùng từng lần được cấp cho các nhu cầu vay nhỏ và thời hạn không dài.

CVTD tuần hoàn

Là phương thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc ngân hàng phát hành loại séc cho phép thấu chi dựa trên số tiền trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập của từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.

CVTD trả góp

Đây là phương thức cho vay trong đó người đi vay trả nợ (gồm cả gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng kỳ của người đi vay không đủ để thanh toán hết một lần nợ vay.

Số tiền khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng mỗi kỳ hạn trả nợ có thể được tính theo một trong các cách sau đây:

- Phương pháp lãi đơn: Theo phương pháp này, vốn gốc khách hàng vay phải trả theo từng kỳ hạn trả nợ được tính đều bằng nhau bằng cách lấy vốn vay ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán; lãi phải trả mỗi kỳ được tính trên số tiền mà khách hàng thực sự còn thiếu đối với ngân hàng.

- Phương pháp gộp: Đây là phương pháp thường được áp dụng trong CVTD trả góp do tính chất đơn giản và dễ hiểu của nó. Theo phương pháp này, trước hết lãi được tính bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạn vay, sau đó cộng gộp vào vốn gốc rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để có được số tiền phải thanh toán ở mỗi kỳ trả.

Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay, CVTD được chia thành hai lại là cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

Cho vay có tài sản bảo đảm là cho vay có tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản khác thuộc sỡ hữu của khách hàng trước khi vay vốn ngân hàng. Tài sản bảo đảm làm tăng tính an toàn cho khoản vay do ngân hàng có thể tạo áp lực để buộc khách hàng phải trả nợ hoặc trong tình huống xấu nhất khách hàng không trả được nợ thì việc phát mại tài sản bảo đảm cũng giúp giảm bớt tổn thất cho ngân hàng.

Cho vay không có tài sản bảo đảm là cho vay chỉ dựa trên uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng vay, không có tài sản bảo đảm. Ngân hàng thường lựa chọn các khách hàng có nhân thân và khả năng trả nợ tốt để cho vay.

Căn cứ vào cách thức tài trợ

Cho vay tiêu dùng gián tiếp

Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng. Thông thường CVTD gián tiếp được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp

(6) (2) (3)

Nguồn dữ liệu: Giáo trình Ngân hàng thương mại - NXB ĐH Kinh tế quốc dân

Ngân hàng Công ty bán lẻ Người tiêu dùng (5) (1) (4)

(1): Ngân hàng và công ty bán lẻ ký hết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và các loại tài sản bán chịu.

(2): Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa. Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản.

(3): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(4): Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng. (5): Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ.

(6): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng. Ưu điểm của CVTD gián tiếp:

- Cho phép ngân hàng dễ tăng doanh số CVTD.

- Cho phép ngân hàng tiết kiệm được chi phí trong cho vay.

- Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và hoạt động khác. - Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, CVTD gián tiếp an toàn hơn CVTD trực tiếp.

Tuy nhiên, CVTD gián tiếp có những nhược điểm sau: - Kỹ thuật nghiệp vụ CVTD gián tiếp có tính phức tạp cao.

- Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu nên ngân hàng không bảo đảm được những đối tượng khách hàng được vay tiêu dùng hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng.

- Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hóa.

Do những nhược điểm kể trên mà CVTD gián tiếp không được các ngân hàng tích cực tham gia. Những ngân hàng tham gia vào hoạt động này thường có

kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ. CVTD gián tiếp thường được thực hiện thông qua các phương thức sau:

- Tài trợ truy đòi toàn bộ: theo phương thức này, khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu hàng hóa, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng..

- Tài trợ miễn truy đòi: theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng, công ty bán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc các khoản nợ có được người tiêu dùng hoàn lại hay không. Phương thức này chứa đựng rủi ro cao cho các ngân hàng nên chi phí tài trợ thường được ngân hàng tính cao hơn so với phương thức khác và các khoản nợ được mua cũng được lựa chọn rất kỹ. Ngoài ra, chỉ những công ty bán lẻ được ngân hàng tin cậy mới được áp dụng phưong thức này.

- Tài trợ truy đòi hạn chế: theo phương thức này, trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với khoản nợ mà người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã thỏa thuận giữa ngân hàng và công ty bán lẻ.

- Tài trợ có mua lại: khi thực hiện CVTD gián tiếp theo phương thức miễn truy đòi hoặc truy đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả nợ thì ngân hàng phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, nếu có thỏa thuận trước thì ngân hàng có thể bán lại phần nợ chưa được thanh toán của mình cho công ty bán lẻ, kèm với tài sản đã được sử dụng trong một thời gian nhất định.

Cho vay tiêu dùng trực tiếp

CVTD trực tiếp là khoản cho vay trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay. CVTD trực tiếp thường được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp

(3)

(1) (5) (2) (4)

Nguồn dữ liệu: Giáo trình Ngân hàng thương mại - NXB ĐH Kinh tế quốc dân (1): Ngân hàng và khách hàng vay tiêu dùng ký kết Hợp đồng tín dụng. (2): Khách hàng vay trả trước một phần số tiền mua tài sản cho người bán hàng.

(3): Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho người bán hàng (4): Người bán hàng giao tài sản cho khách hàng vay.

(5) Khách hàng vay thanh toán nợ vay cho ngân hàng.

So với CVTD gián tiếp, CVTD trực tiếp có một số ưu điểm sau: - CVTD trực tiếp linh hoạt hơn so với CVTD gián tiếp.

- Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có rất nhiều lợi thế có thể phát sinh, có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi của cả hai phía ngân hàng và khách hàng.

- Thông qua CVTD trực tiếp, ngân hàng có thể bán các sản phẩm khác, tăng cường quảng bá hình cảnh của ngân hàng…

- Trong CVTD trực tiếp ngân hàng có thể tận dụng được kiến thức và kỹ năng của nhân viên tín dụng. Những người này thường được đào tạo chuyên môn và có kinh nghiệm cho vay nên các quyết định cho vay của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn so với trường hợp chúng được quyết định bởi công ty bán lẻ. Ngoài

Ngân hàng Người bán

hàng

Khách hàng vay tiêu dùng

ra, nhân viên tín dụng ngân hàng thường có xu hướng tạo ra những khoản vay có chất lượng cao trong khi nhân viên của công ty bán lẻ lại chú trọng tăng doanh thu bán hàng. Bên cạnh đó, tại các điểm bán hàng, các quyết định tín dụng thường được đưa ra vội vàng và như vậy có thể có nhiều khoản tín dụng được cấp một cách không chính đáng. Hơn nữa, trong một số trường hợp, do quyết định nhanh, công ty bán lẻ có thể từ chối cấp tín dụng đối với những khách hàng tốt. Nếu người quyết định tín dụng là nhân viên ngân hàng thì điều này có thể được hạn chế.

Mặc dù sự phân chia nói trên chỉ mang tính tương đối song nó giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động CVTD, cũng như thấy được sự phong phú, đa dạng của loại hình dịch vụ này từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Một phần của tài liệu phát triển cho vay tiêu dùng tại nhtmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 34 - 41)