Quản lý nguồn thu

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 115 - 118)

- Khoa tiêu hóa Khoa cơ xương

3.3.1.1Quản lý nguồn thu

Nguồn thu viện phí

Nguồn viện phí là nguồn chủ yếu bổ sung kinh phí cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện. Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độ tăng trưởng mạnh. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng trưởng này. Tuy nhiên, Bệnh viện vẫn còn để thất thoát trong quá trình thu viện phí. Vấn đề đặt ra là cần thu đúng, thu đủ. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhưng vẫn đảm bảo được công bằng y tế. năng đóng góp và miễn giảm cho những ai ít có khả năng đóng góp. Muốn đạt được mục tiêu trên, Bệnh viện cần phải:

Thứ nhất, thực hiện thu tại chỗ tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân dù nằm ở bất cứ khoa phòng nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi mà mình thấy thuận tiện nhất. Đặc biệt trong việc thu khám và xét nghiệm, cần sắp xếp, bố trí lại hệ thống tổ chức một cách hợp lý đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân. Trong thời gian tới, ngoài áp dụng biện pháp thu tiền mặt, bệnh viện xây dựng chế độ thu viện phí qua thẻ, không dùng tiền mặt, áp dụng tiến bộ khoa học hiện đại.

Thứ hai, có chính sách miễn giảm viện phí đúng đối tượng: người có thẻ người nghèo, người có công với cách mạng, thương binh, con liệt sỹ, trẻ em dưới 6 tuổi... Giảm bớt nhập viện không cần thiết, gia tăng các điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trong ngày.

Thứ ba, để tăng nguồn thu viện phí và BHYT trong điều kiện giá viện phí không được quá cao để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ , bệnh viện

cần có chiến lược cho việc khai thác nguồn thu này. Cụ thể là thay cho việc thu viện phí theo mức giá chung như hiện nay đối với tất cả các đối tượng đến khám chữa bệnh, bệnh viện có thể áp dụng mức giá cao đối với những người muốn khám theo yêu cầu (gồm cả yêu cầu về thời gian khám chữa bệnh, yêu cầu lựa chọn bác sỹ, yêu cầu về hình thức khám chữa bệnh...).

Nguồn thu dịch vụ

- Đối với hoạt động liên kết: Xem xét và điều chỉnh lại tỷ lệ phân chia lợi nhuận cho phù hợp với tình hình hiện tại nhằm tăng thêm thu cho Bệnh viện đồng thời phải quy định rõ trách nhiệm nộp thuế: Bệnh viện và bên đối tác phải cử ra một kế toán và lập một hệ thống sổ sách theo dõi riêng chịu trách nhiệm tổng hợp toàn bộ doanh thu và các chi phí hợp lý, hợp lệ (có chứng từ, định mức, lấy báo giá mua nguyên vật liệu, hóa chất, vật tư theo quy định, chi tiết mỗi lần xuất dùng nguyên vật liệu, hóa chất tới từng máy) từ đó xác định doanh thu chịu thuế TNDN và thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định. Phần chênh lệch lợi nhuận sau thuế hai bên mới thực hiện phân chia theo tỷ lệ hợp lý.

Bệnh viện có thể đa dạng các hình thức đầu tư để thu hút các đối tác không chỉ trong mà còn ở ngoài nước như:

+ Tư nhân bỏ vốn mua trang thiết bị đặt tại bệnh viện và tự lo cả kinh phí bảo dưỡng. Việc thu hồi vốn được thông qua thu phí dịch vụ. Bệnh viện có thiết bị phục vụ khám chữa bệnh , trả tiền sử dụng máy thông qua cơ chế trích một tỷ lệ cố định trên số phí dịch vụ thu dược.

+ Hoặc cả bệnh viện và đối tác đầu tư cùng góp vốn bằng hình thức cổ phần để đầu tư xây dựng bệnh viện bán công trong bệnh viện hoặc hoạt động độc lập như một vệ tinh của bệnh viện.

+ Hoặc tư nhân cho bệnh viện vay tiền để đầu tư mua sắm trang thiết bị, nhà cửa, cơ sở hạ tầng. Bệnh viện trả dần bằng ngân sách hàng năm hoặc trả bằng nguồn kinh phí, viện phí thu được từ hoạt động chuyên môn.

Ngoài ra, Bệnh viện cần tăng cường nguồn thu từ các dịch vụ bổ trợ, các hợp đồng NCKH, các hợp đồng thử nghiệm v..v...Bệnh viện có thể sử dụng các biện pháp huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân dưới hình thức góp vốn cùng đầu

tư, liên doanh liên kết. Bệnh viện có thể xây dựng Bệnh viện bán công, trong đó vốn NN gồm quyền sử dụng đất, đội ngũ cán bộ công nhân viên. Phần kêu gọi đóng góp của nhân dân bao gồm máy móc, TTB y tế....

- Hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu của khoa yêu cầu: Phải lưu giữ đầy đủ chứng từ liên quan đến công tác phối hợp giữa các đơn vị khác trong Bệnh viện để có cơ chế chi trả cho phù hợp.

- Thu giường tự nguyện: Nên thường xuyên đi kiểm tra thực tế số bệnh nhân đang điều trị nội trú hiện đang ở giường tự nguyện, lập biên bản đối chiếu xác nhận theo tháng hoặc theo quý làm cơ sở để tính chính xác số thu từ hoạt động này.

- Thu tư vấn, tái khám, thứ 7 và khám ngoại viện: Nên đồng bộ hệ thống máy tính với Phòng TCKT của đơn vị và trực tiếp cử cán bộ của Phòng TCKT xuống thu, sử dụng hóa đơn tài chính theo quy định để tránh tình trạng để ngoài, thu cao hơn hoặc kê khai không đúng với thực tế.

- Thu người nhà bệnh nhân: Thực hiện đồng bộ hóa với máy tính của phòng TCKT, thực hiện sắp xếp chứng từ và lập bảng tổng hợp theo một thống nhất để đảm bảo tính chặt chẽ trong hoạt động này.

- Đối với các nguồn thu do đơn vị dịch vụ quản lý: Bệnh viện cần quy định lại cách khoán đối với đơn vị dịch vụ, toàn bộ số thu chi phải được hạch toán chung về Bệnh viện, yêu cầu đơn vị dịch vụ phải mở sổ sách theo dõi và lưu đầy đủ chứng từ liên quan đến toàn bộ hoạt động của mình theo quy định.

Nguồn thu khác

Bệnh viện cần xây dựng bệnh viện theo hướng thoả mãn nhu cầu của khách hàng thay vì buộc khách hàng theo mình. Khách hàng của bệnh viện chính là những người có nhu cầu khám, chữa bệnh. Bệnh viện cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với bệnh nhân. Mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ : khám chữa bệnh tại nhà, khám chữa bệnh theo yêu cầu các bệnh tật về tai mũi họng, thẩm mỹ, chỉnh hình, tạo hình trong lĩnh vực tai mũi họng và đầu mặt cổ. Mở rộng việc cung ứng máy trợ thính, điện cực ốc tai, các dịch vụ tư vấn hiệu chỉnh, bảo hành, bảo trì, sửa chữa các dụng cụ và trang thiết bị về lĩnh vực thính học.

Trong Bệnh viện, còn một số khoa phòng có hiện tượng thu ngoài sổ sách. Để giảm thiểu tình trạng này, nâng cáo công tác chấp hành kỷ luật tài chính trong đơn vị dự toán từng bước đi vào nề nếp, Bệnh viện Bạch Mai cần thực hiện các biện pháp sau:

- Quy định rõ chế độ trách nhiệm đối với các cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại các đơn vị, tăng cường kiểm soát trước khi chuẩn chi tại các đơn vị.

- Có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính như các khoản thu ngoài sổ sách kế toán, chi tiêu tuỳ tiện, lập chứng từ thanh toán không đúng thực tế:

- Xử lý hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tài chính kế toán.

- Người duyệt chi sai chế độ quy định phải có trách nhiệm “bồi hoàn cho công quỹ. - Các khoản thu để ngoài sổ sách kế toán đều phải bị thu hồi.

- Xử lý kỷ luật về tổ chức cán bộ đối với các trường hợp cố tình vi phạm hoặc tái phạm.

- Đối với các trường hợp lập chứng từ “khống” để tham ô phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 115 - 118)