Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Ma

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 111 - 114)

- Khoa tiêu hóa Khoa cơ xương

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Ma

tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là một trong ba bệnh viện đặc biệt của Bộ Y tế, là cơ sở khám chữa bệnh, nghiên cứu y học, đào tạo và chỉ đạo tuyến có uy tín với người bệnh, người dân và có tầm ảnh hưởng rộng về chuyên môn tới hệ thống khám chữa bệnh khu vực phía Bắc và cả nước. Cán bộ viên chức bệnh viên bao gồm các nhà khoa học, các thầy thuốc – thầy giáo có kinh nghiệm – là niềm tự hào đối với mỗi cán bộ viên chức bệnh viện. Tập thể lãnh đạo bệnh viện và các khoa phòng có sự đoàn kết, đồng thuận cao. Giám đốc bệnh viện tăng cường phân quyền cho các khoa, phòng trong công tác tổ chức, điều hành và quản lý các khoa phòng. Kết quả phỏng vấn 100 cán bộ viên chức cơ bản đánh giá rất tốt việc đảm bảo quy chế dân chủ, chi tiêu nội bộ và 94% hài lòng với công tác điều hành, quản lý và môi trường làm việc; phỏng vấn 100 bệnh nhân thì 98% hài lòng với công tác chăm sóc và phục vụ của bệnh viện.

Để tiếp tục giữ vững và phát huy các kết quả đã đạt được đó và từng bước hoàn thiện, nâng cao những mặt còn yếu kém, Bệnh viện Bạch Mai đã đề ra phương hướng phát triển cho những năm tới là đẩy mạnh công tác chuyên môn, NCKH và ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh để nâng cao chất lượng KCB, tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện, nâng cao uy tín và thương hiệu của bệnh viện trong nhân dân; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng, ổn định tổ chức hoạt động của bệnh viện đạt hiệu quả cao; nâng cao đời sống của CBNV, thực hiện tốt Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và tăng cường giám sát, kiểm tra thực hiện, xây dựng cơ sở vật chất của bệnh viện, duy trì tốt hoạt động của các khu đã được xây dựng và phát triển các khu mới theo

kế hoạch đã được Chính phủ và Bộ y tế phê duyệt đồng thời luôn chú trọng công tác vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan bệnh viện.

Những năm gần đây là những năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình thiên tai, dịch bệnh có thể còn diễn biến phức tạp song chúng ta cũng có những cơ chế, chính sách đúng đắn của Đảng và NN, những kinh nghiệm hội nhập quốc tế và sự ổn định của tình hình chính trị của đất nước và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế đã giúp cho sự phát triển của sự nghiệp kinh tế xã hội nói chung và sự nghiệp y tế nói riêng, nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững của các thành quả y tế đã đạt được. Do vậy để nâng cao sức khỏe trong cộng đồng và tăng cường chất lượng khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã đặt ra những định hướng chung cho những năm tới của ngành y tế nước ta là:

Thứ nhất: Tiếp tục ổn định, củng cố và phát triển hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, củng cố mạng lưới y tế dự phòng, triển khai thực hiện chuẩn quốc gia y tế dự phòng tại các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh và xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển y tế nông thôn;

Thứ hai: Về nhiệm vụ khám chữa bệnh:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình hành động nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tuyên truyền và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người cận nghèo mua thẻ BHYT, thực hiện tốt công tác giáo dục nâng cao y đức;

- Tập trung và tăng cường hiệu quả sử dụng NSNN và các nguồn thu để nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng trang thiết bị của các cơ sở y tế đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện khu vực để giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện tỉnh và đặc biệt là bệnh viện trung ương;

- Đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến, xây dựng phương án thực hiện Đề án cử án bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại địa phương;

- Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công, nghiên cứu để đề xuất cơ chế phân bổ ngân sách mới cho bệnh viện, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển dịch vụ y tế;

- Từng bước xây dựng các bệnh viện xanh – sạch – đẹp, ưu tiên kinh phí để xử lý chất thải bệnh viện nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.

Thứ ba: Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, giáo dục để người dân hiểu và chủ động thực hiện tốt các biện pháp tự phòng chống dịch, nâng cấp và củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh, xây dựng và phát triển hệ thống cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS…

Thứ tư: Tăng cường tự chủ toàn diện cho giám đốc các đơn vị, đổi mới phương thức phân bổ ngân sách, triển khai khung giá dịc vụ y tế mới trên cơ sở tính đúng, tính đủ, đẩy mạnh việc vay vốn tính dụng ưu đãi Ngân hàng phát triển để đầu tư phát triển, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, chuyển từ bệnh viện loại hình tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên sang tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên để phát huy quyền chủ động, sáng tạo trong việc sử dụng các nguồn tài chính, sắp xếp bố trí nhân lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để tổ chức các hoạt động dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân, tăng thu nhập hợp pháp cho người lao động.

Thứ năm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các cơ sở y tế, hệ thống đào tạo liên tục từ trung ương đến địa phương, tăng cường đầu tư nâng cấp nhằm củng cố và phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập, đẩy mạnh đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, mở rộng các hình thức đào tạo… đồng thời đẩy mạnh NCKH và ứng dụng các thành tựu, kết quả nghiên cứu vào công tác khám chữa bệnh, công tác y tế dự phòng, sản xuất thuốc, vawcxin, sinh phẩm,…

Thứ sáu: Đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác điều trị, triển khai áp dụng các biện pháp hữu ích để bình ổn giá thuốc, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các Bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng thuốc.

Từ những phương hướng chung đó của ngành y tế, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã xác định được định hướng phát triển của mình trong những năm tới, được thể hiện qua những nội dung sau.

Thứ nhất, chuyển từ mô hình quản lý thuần tuý chuyên môn sang mô hình quản lý đơn vị kinh tế dịch vụ. Tổ chức hệ thống định mức kinh tế hợp lý. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập. Chuyển trọng tâm từ “bác sỹ” sang trọng tâm “người yêu cầu dịch vụ”.

Thứ hai, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ và đồng bộ hoá dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người bệnh và xã hội. Thay đổi quan niệm bệnh viện ngồi đợi bệnh nhân đến sang chủ động đến với bệnh nhân, thâm nhập cộng đồng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu xã hội, tổ chức hệ thống marketing.

Thứ ba: Bệnh viện cho mọi người, mọi người đều được điều trị tại Bệnh viện, được hưởng các dịch vụ y tế như nhau không phân biệt giàu nghèo, Kinh, Thượng... Đó là hướng đi thực thi công bằng y tế.

Thứ tư: Hướng ưu tiên sử dụng công nghệ thích hợp; phân tích giá cả hiệu quả để tránh lãng phí;

Thứ năm: Thực hiện Bệnh viện hướng về cộng đồng. Đó là: + Bệnh viện hướng về yêu cầu của cộng đồng

+ Bệnh viện dựa vào cộng đồng.

+ Bệnh viện là trung tâm sức khỏe cộng đồng.

+ Bệnh viện là tác nhân phát triển công bằng y tế trong cộng đồng. + Bệnh viện là trung tâm chuyển giao công nghệ trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w