KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ PHÒNG

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 78 - 85)

- Khoa tiêu hóa Khoa cơ xương

KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ PHÒNG

Bệnh viện Bạch Mai có 3 phó phòng tài chính kế toán. Phó phòng tài chính kế toán là cánh tay giúp việc của Trưởng phòng, thực hiện nhiệm vụ theo phân công trưởng phòng tài chính kế toán. Mỗi phó phòng tài chính kế toán có được giao một phần hành công việc nhất định.

Phó phòng kế toán thứ nhất chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các nguồn thu trong Bệnh viện, đặc biệt là thu phí, lệ phí các dịch vụ trong bệnh viện; cập nhật các

KẾ TOÁN TRƯỞNGPHÓ PHÒNG PHÓ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÓ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÓ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Tổ thanh toán bảo hiểm Tổ thanh toán viện phí Tổ kiểm soát nội bộ Tổ kế toán tổng hợp Tổ quyết toán tự chủ tài chính Tổ kế toán kho

Kế toán các đơn vị trực thuộc

Kế toán trường TCYT Kế toán CTMT QG, đề án BVVT Kế toán Nhà thuốc Bệnh viện

quy định về thu phí, cập nhật biểu phí và lệ phí, giá các dịch vụ lên toàn hệ thống, triển khai học tập cho các kế toán viên khi có thay đổi về giá, phí; kiểm soát nguồn thu, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và Ban giám đốc về nguồn thu viện phí, lệ phí, thu dịch vụ.

Phó phòng kế toán thứ hai chịu trách nhiệm quản lý tất cả hoạt động liên quan đến giao tự chủ cho các khoa phòng, có trách nhiệm kiểm soát hoạt động chi tại các khoa phòng về chứng từ. Hàng năm, tổng kết số thu và tổng chi tại các khoa phòng để xác định chênh lệch thu chi , đánh giá hiệu quả làm việc của khoa phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Ban giám đốc về báo cáo của mình.

Phó phòng kế toán thứ ba kiểm soát hoạt động mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, phương tiện làm việc toàn bệnh viện, phối hợp với phòng Vật tư y tế trong hoạt động mua sắm, đấu thầu; cập nhật quy định về đấu thầu, chịu trách nhiệm về hoạt động của nhà thuốc bệnh viện.

Đây là ba mảng công việc lớn được giao cho các phó phòng TCKT. Ngoài ra, mỗi phó phòng TCKT còn được giao rất nhiều nhiệm vụ khác nữa, phụ trách nhiều bộ phận và phần hành công việc kế toán khác. Phó phòng TCKT là trợ giúp của Trưởng phòng, cùng với Trưởng phòng bàn bạc và đưa ra quyết định để phòng TCKT làm việc hiệu quả, năng suất, kịp thời, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của TCKT.

Phần còn lại là hơn 70 cán bộ kế toán, được tổ chức thành các tổ kế toán nhỏ. Gồm các tổ như sau:

Tổ quyết toán tự chủ tài chính Tổ kế toán tổng hợp

Tổ kế toán kho Tổ kiểm soát nội bộ Các tổ thu viện phí

Tổ quyết toán tự chủ tài chính: thực hiện quyết toán tài chính theo Biên bản giao khoán tự chủ tài chính cho các khoa phòng, các đơn vị có thu trong bệnh viện theo nghị định 43/2006.

Trực tiếp tính toán và đưa ra Biên bản giao khoán cho các đơn vị

Tổng hợp và kiểm soát tổng chi, nội dung chi các đơn vị và khoa phòng Đưa ra phương án phân chia chênh lệch thu chi các đơn vị, khoa phòng

Tổ kế toán tổng hợp: bao gồm kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán công nợ, kế toán lương và các khoản chi trả cho người lao động, kế toán thuế.

Nhiệm vụ của Kế toán tổng hợp :

Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo qui định của NN và Bệnh viện

Kiểm tra, tổng hợp báo cáo của các khoa phòng, đơn vị bảo đảm tính chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác phân tích tình hình hoạt động toàn Bệnh viện.

Kiểm tra, kiểm soát, giám sát, tự kiểm tra nội bộ, hậu kiểm tình hình hoạt động tài chính, kiểm tra việc chấp hành các qui định ghi chép sổ sách, chứng từ

Lập, in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản, bảng cân đối tài khoản, báo cáo cân đối tiền theo đúng qui định.

Cung cấp các số liệu kế toán, thống kê cho Kế toán trưởng và Ban Giám Đốc khi được yêu cầu.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Kế toán trưởng phân công.

Nhiệm vụ của kế toán thanh toán : bao gồm kế toán thanh toán tiền mặt và kế toán thanh toán tiền gửi

Lập chứng từ thu- chi cho các khoản thanh toán của Bệnh viện đối với các khoa phòng, đơn vị trực thuộc và các khoản thanh toán nội bộ

Kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của hàng ngày và cuối tháng. Tiếp nhận các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chúng từ. Kế toán tiền gửi có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ chứng từ chuyển tiền, chuyển hồ sơ ra KBNN hoặc ngân hàng kịp thời

Thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công.

Thực hiện lưu trữ chứng từ, sổ sách, các công văn, qui định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.

Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của Bệnh viện với các đơn vị, khoa phòng, nhà cung cấp và Bệnh nhân.

Lập danh sách khoản nợ, sắp xếp lịch thu, chi trả đúng hạn, đúng hợp đồng, đúng thời hạn, đôn đốc, theo dõi và đòi các khoản nợ chưa thanh toán.

Kiểm tra công nợ phải thu, phải trả của Bệnh viện. Thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công.

Thực hiện lưu trữ các chứng từ , sổ sách, các công văn qui định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.

Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản chi trả cho người lao động

Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, phối hợp với Phòng tổ chức cán bộ để tính tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên Bệnh viện

Tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của cán bộ nhân viên.

Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT,KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán.

Thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công.

Thực hiện lưu trữ các chứng từ , sổ sách, các công văn qui định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.

Nhiệm vụ kế toán thuế

Hằng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của Bệnh viện, lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh .

Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế .

Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT theo thời gian, thư tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.

Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế, thông báo các nghiệp vụ qui định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động của Bệnh viện để cơ sở biết thực hiện.

Hằng tháng, quý, năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.

Tổ kế toán kho: theo dõi quản lý các loại thuốc men, dịch truyền, hóa chất , máu, sinh phẩm, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, vật tư tiêu hao...

Nhận xét sơ bộ về các chứng từ mua sắm TSCĐ, công cụ, dụng cụ.

Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ, công cụ, dụng cụ và các báo cáo các biến động TSCĐ hàng tháng.

Tính, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị CCDC định kỳ

Quản lý về mặt giá trị, theo dõi biến động tăng, giảm, hạch toán khấu hao, phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ tại các khoa phòng.

Nhiệm vụ kế toán vật tư tiêu hao, sinh hóa phẩm:

Theo dõi tình hình nhập –xuất – tồn kho vật tư, sản phẩm, hàng hoá về mặt số lượng và giá trị tại kho của Bệnh viện.

Định kỳ phải đối chiếu số lượng với thủ kho và lập bảng tổng hợp nhập - xuất – tồn kho sản phẩn, vật tư, hàng hoá vào cuối tháng.

Theo dõi tình hình tăng, giảm, tồn kho các loại vật tư.

Tổ Kiểm soát nội bộ: có nhiệm vụ quản lý biên lai ấn chỉ phát hành trong bệnh viện. Cụ thể như sau:

Đối soát Biên lai ký quỹ và thực hiện hoàn ký quỹ cho bệnh nhân;

Nhập lại ký quỹ và hoàn ký quỹ vào một phần mềm độc lập để theo dõi riêng Nhập lại nguồn thu 6 server bệnh viện vào một phần mềm độc lập chi tiết theo từng loại dịch vụ của từng khoa phòng

Kiểm soát biên lai theo bảng kê các tổ thu viện phí nộp lên

Tổ quản lý nguồn thu từ bảo hiểm xã hội: quản lý, theo dõi quyết toán nguồn thu từ bệnh nhân có bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội

Tổ thu viện phí, gồm 6 nhóm nằm ở các điểm trong bệnh viện. Tất cả nhân viên thu viện phí tại các điểm trong bệnh viện đều thuộc biên chế phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ như sau:

Thu tiền khám chữa bệnh và tiền xét nghiệm tại các khoa khám bệnh Thu ký quỹ bệnh nhân theo chỉ định của khoa (Biên lai ký quỹ) Thu viện phí bệnh nhân khi ra viện, và hoàn ký quỹ cho bệnh nhân

Nộp các khoản thu được trong ngày vào Ngân hàng, thực hiện đối soát với tổ kiểm soát biên lai ấn chỉ hàng ngày về tổng thu- tổng trả

Kế toán tại Nhà thuốc bệnh viện

Nhà thuốc Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị hoạt động theo mô hình đơn vị trực thuộc Bệnh viện. Các nhà thuốc là sự phối hợp quản lý giữa Khoa Dược và Phòng Tài chính kế toán. Khoa Dược có trách nhiệm quản lý về chuyên môn, Phòng Tài chính kế toán có trách nhiệm quản lý về tình hình kinh tế. Bệnh viện Bạch Mai có 5 nhà thuốc, bố trí trong khu vực gần 15ha diện tích của Bệnh viện.

Về mặt tổ chức con người, Trưởng Đơn vị Nhà thuốc do Giám đốc Bệnh viện bổ nhiệm. Trưởng đơn vị Nhà thuốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động của Nhà thuốc.

Là một đơn vị có thu trong Bệnh viện, Nhà thuốc cũng thực hiện chế độ tự chủ tài chính. Cơ chế giao khoán cho Nhà thuốc cũng tương tự như các đơn vị khoa phòng, khác biệt ở chỗ, thay vì tính chênh lệch thu chi và trích nộp bệnh viện tối thiếu 40% chênh lệch thu chi, nhà thuốc hàng năm sẽ nộp cho Bệnh viện một khoản X (X bằng bao nhiêu, phụ thuộc vào Biên bản giao khoán hàng năm). Sau khi nộp cho Bệnh viện khoản X, Trưởng đơn vị nhà thuốc được phép quyết định số tiền còn lại sau chênh lệch thu chi dùng để làm gì. Ví dụ như dùng mua máy móc thiết bị cho nhà thuốc, có thể dùng chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.

Kế toán tại Trường Trung cấp Y tế

Trường Trung cấp Y tế Bạch Mai là một đơn vị trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, có nhiệm vụ đào tạo học sinh điều dưỡng hệ trung cấp. Hàng năm cung cấp cho ngành y tế khoảng 500 điều dưỡng và kỹ thuật viên hệ trung cấp có tay nghề chuyên môn cao.

Do là đơn vị giáo dục trong Bệnh viện, Trường Trung cấp y tế Bạch Mai vừa chịu sự lãnh đạo của Bộ Y tế, vừa chịu sự lãnh đạo của Bộ giáo dục. Hàng năm, Trường được cấp một khoản kinh phí hoạt động thông qua KBNN cùng với Bệnh viện Bạch Mai. (chương loại khoản 490497 – đào tạo trung cấp chuyên nghiệp)

Về mặt tổ chức bộ máy, Trường Trung cấp y tế có kế toán riêng hạch toán thu chi trên phần mềm kế toán tại trường và thực hiện các hoạt động kinh tế tài chính khác trong đơn vị. Tuy nhiên, nhân viên kế toán tại Trường trung cấp y tế lại

thuộc biên chế của Trường, không thuộc biên chế phòng Tài chính kế toán. Dù vẫn chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của Trưởng phòng tài chính kế toán nhưng về con người lại thuộc đơn vị khác. Điều này có gây ra chút bất lợi trong công tác quản lý đối với phòng Tài chính kế toán.

Kế toán Chương trình mục tiêu Phòng chống bệnh phổi và tắc nghẽn mãn tính, Chương trình mục tiếu Phòng chống bệnh tăng huyết áp, Đề án Bệnh viện vệ tinh.

Chương trình mục tiêu phòng chống bệnh phổi và tắc nghẽn mạn tính được Thủ tướng chính phủ phê duyệt là một trong các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định 2331/QD-TTg ngày 20/12/2010. Mục tiêu chung của dự án là nâng cao nhận thức của người dân về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản cùng các yếu tố nguy cơ gây bệnh, nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, dự phòng và quản lý bệnh phổi tắc nghẹn mãn tính và hen phế quản ở các tuyến y tế, xây dựng hệ thống chính sách, mạng lưới quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản trên toàn quốc.

Chương trình mục tiêu phòng chống bệnh tăng huyết áp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2008-2010 thực hiện theo quyết định 178/2008/QD- TTg ngày 19/12/2008 của Thủ tướng chính phủ. Mục tiêu tổng quát của dự án là nâng cao nhận thực của nhân dân về bệnh tặng huyết áp và các yếu tố nguy cơ, tăng cường năng lực của nhân viên y tế trong công tác dự phòng, phát hiện sớm và điều trị đúng bệnh tăng huyết áp theo phác đồ Bộ Y tế quy định. Với tổng kinh phí thực hiện là 33 tỷ đồng, trong đó kinh phí trung ương (Bộ Y tế, Viện tim mạch) là 8,6 tỷ đồng, kinh phí địa phương là 24,4 tỷ đồng.

Đề án xây dựng một số “Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 209-2013” (gọi tắt là đề án Bệnh viện vệ tinh) được phê duyệt theo Quyết định số 27441/QD/BYT ngày 30/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, với tổng kinh phí hoạt động của Đề án là 79,9 tỷ đồng, thực hiện trong 5 năm từ 2009-2013, từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp y tế hàng năm của Bộ Y tế và các địa phương thuộc đề án.

Đề án được xây dựng với mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn quản lý cho cán bộ y tế, mở rộng phát triển các dịch vụ kỹ thuật, tăng cường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh một cách bền vững, rút ngắn khoảng cách dịch vụ y tế giữa trung ương với địa phương, đáp ứng và phục vụ nhu cầu của người bệnh ngay tại cơ sở và góp phần giảm tải cho Bệnh viện Bạch Mai và các bệnh viện tuyến trên. Do vậy, hoạt động chính của Đề án là hoạt động đào tạo nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng và chuyển giao kỹ thuật các lĩnh vực ưu tiên cho cán bộ y tế thuộc các vệ tinh, xây dựng và triển khai các phác đồ điều trị được lựa chọn ưu tiên và nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ quản lý tại các Bệnh viện Vệ tinh.

Về mặt tổ chức bộ máy, ba chương trình mục tiêu này cũng có kế toán riêng cho các chương trình. Cũng như Trường trung cấp y tế, Cán bộ kế toán lại thuộc biên chế đơn vị mà không thuộc phòng Tài chính kế toán, dù chuyên môn nghiệp vụ có chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng, nhưng về con người thì có gây ra chút bất lợi.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w