Thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 100 - 101)

- Khoa tiêu hóa Khoa cơ xương

2.2.6Thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán

Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng qui định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng của đơn vị.

Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị sự nghiệp có thu có quy mô lớn, với gần 3000 cán bộ nhân viên, hàng năm đón tiếp khoảng hơn 10.000 lượt bệnh nhân khám chữa bệnh. Theo báo cáo tài chính năm 2011, Bệnh viện có tổng nguồn thu là 2.161.423 triệu đồng, chi thường xuyên là 1.628.414 triệu đồng. Với mức độ thu chi như vậy, khối lượng công tác kế toán là không hề nhỏ, hàng năm có hàng nghìn nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vì vậy, công tác kiểm tra kế toán tại Bệnh viện Bạch Mai là vô cùng quan trọng.

Tuy được đánh giá là vô cùng quan trọng, nhưng công tác kiểm tra kế toán tại Bệnh viện Bạch Mai vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Tại phòng tài chính kế toán hiện nay có 2 tổ chuyên thực hiện kiểm tra kế toán:

Thứ nhất là tổ kiểm soát nội bộ: tuy mang tên là kiểm soát nội bộ nhưng thực ra công việc của tổ mới chỉ chiếm một phần trong toàn bộ hoạt động kiểm soát nội bộ.

Hiện nay, tổ kiểm soát nội bộ có trách nhiệm quản lý nguồn thu từ các khoa phòng đơn vị trong Bệnh viện thông qua việc kiểm tra, quản lý biên lai thu phí.

Hàng ngày, khi kế toán tại các điểm thu viện phí nộp số tiền vào tài khoản của Bệnh viện tại ngân hàng, đồng thời phải nộp lên tổ các biên lai thu phí, biên lai ký quỹ. Tổ kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra, soát xét lại số thu trên biên lai với số tiền đã nộp Ngân hàng. Bằng cách này, phòng tài chính kế toán kiểm tra, kiểm soát được tổng thu tại các điểm thu phí trong Bệnh viện.

Thứ hai là tổ quyết toán tự chủ tài chính: nhiệm vụ của tổ quyết toán tài chính là kiểm soát lại các món chi thường xuyên tại các đơn vị tự chủ.

Hàng tháng, các khoa phòng tạm ứng một khoản tiền mặt để chi cho các hoạt động tại khoa. Cuối tháng, toàn bộ chứng từ liên quan được chuyển lên tổ kiểm soát nội bộ để soát xét lại về tính hợp lý, hợp lệ sau đó phòng tài chính kế toán hạch toán vào chi phí của khoa.

Trong trường hợp này, phòng tài chính kế toán mới kiểm soát được tính đúng sai, hợp lý, hợp lệ của chứng từ. Nhưng sau đó, các chứng từ lại do phòng tài chính kế toán hạch toán, nên nếu có sai sót phát sinh bắt đầu từ quá trình này thì người phải chịu trách nhiệm là nhân viên kế toán. Như vậy có thể hiểu rằng nhân viên kế toán vừa là người làm, lại vừa là người kiểm tra thì rất dễ gây ra sai sót.

Tóm lại, chỉ với 2 tổ như trên thì công việc kiểm tra kế toán xem như chưa được thực hiện tốt, nhất là với đơn vị lớn như Bệnh viện Bạch Mai. Bởi vì các nội dung được thực hiện mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong công tác kiểm tra kế toán.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 100 - 101)