Tổ chức kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 65 - 67)

Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ tài chính là một trong những nội dung thuộc về tổ chức quản lý trong đơn vị Tổ chức công

1.3.6Tổ chức kiểm tra kế toán

Kiểm tra kế toán là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức công tác kế toán. Công tác kiểm tra kế toán thường do một bộ phận được giao nhiệm vụ kiểm tra tiến hành.

Mục đích của tổ chức kiểm tra công tác kế toán:

- Đánh giá tình hình triển khai chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định pháp luật về NSNN, tình hình chấp hành công tác thực hành tiết kiệm chông lãng phí của đơn vị

- Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý sai phạm theo đúng thẩm quyền; tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính kế toán tại đơn vị.

Nội dung công tác kiểm tra kế toán bao gồm:

- Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của NN liên quan đến tình tình thu, chi NSNN và các quỹ tại đơn vị, tình hình chấp hành và quyết toán các khoản thuế theo quy định, kiểm tra việc quản lý và sử dụng TSCĐ, các quan hệ thanh toán với NH, KBNN, các nhà cung cấp, các cá nhân tạm ứng...

- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính kế toán tại đơn vị, tình hình tổ chức và hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị

- Kiểm tra chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính thông qua các BCTC và Báo cáo quyết toán NS của đơn vị

- Kiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo công tác tổ chức kế toán Quy trình tiến hành kiểm tra kế toán

- Thành lập đoàn kiểm tra: tại một số đơn vị có bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra kế toán, tuy nhiên ở các đơn vị nhỏ, không có bộ phận này, vì vậy, trước khi tiến hành kiểm tra, Trưởng đơn vị ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra. Trong quyết định thành lập nêu rõ các cá nhân trong đoàn, nhiệm vụ của từng cá nhân, đồng thời đưa ra nội dung kiểm tra kế toán.

- Thực hiện kiểm tra: đoàn kiểm tra hoặc bộ phận kiểm tra thực hiện theo các nội dung đã thông báo trong quyết định kiểm tra. Bộ phận hoặc phần hành kế toán được kiểm tra phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin mà đoàn kiểm tra yêu cầu.

- Kết luận: Đoàn kiểm tra đưa ra kết luận, báo cáo Thủ trưởng đơn vị. Bộ phận gây ra sai sót phải chịu trách nhiệm trước hành vi của mình. Đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm trong hoạt động, tìm biện pháp khắc phục, tăng cường công tác quản lý trong đơn vị.

- Công khai kết quả kiểm tra: thực hiện công khai để toàn bộ công chức, viên chức trong đơn vị được biết, thực hiện quyền làm chủ của cán bộ công chức NN, tập thể người lao động và người dân.

Kết luận chương 1

Nội dung chương 1 đã tổng kết và hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tổ chức công tác kế toán, đặc điểm, chức năng, vai trò, nhiệm vụ, nguồn tài chính và cơ chế quản lý tài chính, ý nghĩa, nội dung tổ chức công tác kế toán trong đơn vị nói chung và trong đơn vị SN có thu tự chủ tài chính nói riêng. Đây là cơ sở lý luận cho việc vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Bạch Mai.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 65 - 67)