- Khoa tiêu hóa Khoa cơ xương
2.3.1 Những ưu điểm.
Về quản lý tài chính theo mô hình tự chủ:
Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Bệnh viện Bạch Mai đã chủ động xây dựng quy chế chi tiêu bộ áp dụng thống nhất trong toàn Bệnh viện. Đó là cơ sở để Bệnh viện quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của mình theo hướng tăng thu và tiết kiệm chi. Chủ động xây dựng phương án sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn và nâng cao y đức và chất lượng chuyên môn của đội ngũ CBVC. Tăng cường thu hút các nguồn lực tài chính bên ngoài đơn vị để
nâng cao năng lực cơ sở vật chất khám chữa bệnh. Kết quả cho thấy trong những năm qua, Bệnh viện đã đạt được một số kết quả sau:
- Đời sống của cán bộ viên chức trong Bệnh viện tăng lên do có khoản thu nhập tăng thêm, tại một số đơn vị khoa phòng, thu nhập tăng thêm cao gấp 2, 3 lần lương cơ bản, cán bộ viên chức thi đua học tập, nỗ lực cống hiến để Bệnh viện ngày càng phát triển
- Cơ chế tự chủ tài chính đã tạo điều kiện để Bệnh viện liên doanh, liên kết với nhiều thành phần trong đó có cán bộ nhân viện bệnh viện, tạo nên nguồn vốn lớn, mua sắm những máy móc thiết bị hiện đại, phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, người dân vừa được áp dụng công nghệ mới trong khám chữa bệnh, cán bộ nhân viên cơ hội cập nhật kiến thức hiện đại đồng thời tăng thêm thu nhập.
- Cán bộ nhân viên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vì công tác tiết kiệm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhân viên.
- Do chủ động trong hoạch định nguồn nhân lực nên Bệnh viện đã có thể thuê khoán được nhiều lao động có tay nghề nhưng chi phí thấp, lại có cơ hội chủ động hợp tác với các chuyên gia y tế hàng đầu trong và ngoài nước trong việc khám chữa bệnh cũng như truyền lại kiến thức cho cán bộ Bệnh viện.
- Đã tiến hành rà soát chức năng của các Viện, Trung tâm, khoa, phòng và sắp xếp lại cơ cấy tổ chức bộ máy của Bệnh viện theo hướng tinh gọn và hiệu quả, nâng cao tính chủ động của các đơn vị trong việc sử dụng mọi nguồn lực của mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
Về tổ chức bộ máy kế toán : Bộ máy kế toán có năng lực chuyên môn trình độ, luôn kịp thời cập nhật kiến thức từ văn bản, quy định của NN.
Về tổ chức chứng từ kế toán
Công tác lập chứng từ kế toán nhìn chung đã đạt được yêu cầu của chế độ kế toán. Các chứng từ hợp pháp, hợp lệ, phản ánh được đầy đủ nội dung ghi chép của chứng từ kế toán. Do ứng dụng CNTT trong công tác kế toán, nên Bệnh viện có hệ thống chứng từ được lập trên phần mềm: phiếu thu, phiếu chi, Giấy rút dự toán, Bảng kê thanh toán lương...
Ngoài ra, phòng TCKT đã xây dựng một số quy trình áp dụng trong Bệnh viện như Quy trình thanh toán viện phí cho bệnh nhân, Quy trình thanh toán, Quy trình mua sắm TSCĐ... Mỗi quy trình có biểu mẫu chứng từ riêng được áp dụng cho toàn Bệnh viện.
Về tổ chức tài khoản kế toán
Bệnh viện đã xây dựng hệ thống tài khoản đầy đủ dựa trên Quyết định 19/2006/QĐ-BTC, phản ánh đúng tình hình kế toán tài chính của Bệnh viện theo chế độ hiện hành.
Bệnh viện đã chi tiết các TK theo từng nguồn kinh phí giúp cho công tác quản lý điều hành được chặt chẽ. Chi tiết theo dõi tạm ứng đối với từng đơn vị, khoa phòng; theo dõi chi tiết công nợ đối với từng nhà cung cấp, theo dõi chi tiết từng CTMT quốc gia được thực hiện tại Bệnh viện.
Công tác tổ chức hạch toán kế toán đi vào nền nếp từ khâu lập dự toán đến khâu quyết toán và hạch toán chứng từ kế toán.
Về tổ chức sổ kế toán
Xét về mặt tổng thể, việc tổ chức sổ Kế toán và áp dụng hình thức kế toán tại Bệnh viện đã được thực hiện đúng theo trình tự và quy định của Bộ Tài chính. Việc ghi sổ và BCTC tuân thủ theo những văn bản quy định của NN và của Bệnh viện. Việc lưu trữ sổ sách cũng được từng bộ phận kế toán thực hiện có trách nhiệm.
Về tổ chức báo cáo kế toán
BCTC của đơn vị được lập đúng theo mẫu quy định, thời hạn lập và nộp BCTC tuân theo hướng dẫn của cơ quan NN.
Nội dung báo cáo phản ánh tổng quát tình hình sử dụng tài sản, kinh phí của đơn vị theo mục lục NSNN.
Công khai tình hình tài chính của đơn vị được thực hiện tốt, đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của cán bộ viên chức và người lao động.
Về tổ chức kiểm tra kế toán
Kiểm tra kế toán được thực hiện bởi tổ kiểm soát nội bộ, tổ quyết toán tự chủ tài chính, các phó phòng KT và Trưởng phòng TCKT. Nhìn chung, công tác kiểm
tra kế toán đã được thực hiện một cách triệt để, các cá nhân và bộ phận được giao đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, vì lĩnh vực kiểm tra còn quá mỏng, mà nội dung kiểm tra thì nhiều, những cá nhân được giao nhiệm vụ kiểm tra còn được giao nhiều công việc khác nữa, nên công tác kiểm tra được đánh giá chưa đạt theo mong muốn của Ban giám đốc.