KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 99 - 101)

KẾT LUẬN

1. Đạo đức là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người, ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và GDĐĐ là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Ở nước ta, mục tiêu của nhà trường THPT là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. việc quan tâm GDĐĐ cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chính sách nhằm phát triển con người mới, con người Việt Nam XHCN đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

2. GDĐĐ là quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi phải có sự quan tâm của toàn xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo và là tác nhân chính trong việc huy động, liên kết các lực lượng xã hội cùng tham gia. Công tác quản lý GDĐĐ cho HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phố thông hiện nay.

3. Kết quả khảo sát thực trạng công tác GDĐĐ và quản lý GDĐĐ học sinh DTTS ở các trường THPT huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, tác giả nhận thấy CBGV, HS, các trường THPT huyện Võ Nhai đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác GDĐĐ. Các nhà trường đã chủ động phối hợp các lực lượng ngoài xã hội cùng tham gia GDĐĐ cho học sinh và đã thực sự quan tâm đến học sinh DTTS.

4. Tuy vậy nội dung GDĐĐ còn chưa thật sâu sắc, hình thức hoạt động còn chưa phong phú, chưa thực sự thu hút được HS như: việc đánh giá đạo đức học sinh trong các nhà trường mới chỉ chú ý ở biểu hiện chấp hành các nội quy trường lớp, chưa tạo nên động cơ, thái độ tích cực cần có ở học sinh để nâng cao chất lượng GD toàn diện, vẫn còn HS xếp loại hạnh kiểm Trung bình, Yếu; các

lực lượng tham gia GD chưa biến nhận thức về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ thành những hành động cụ thể, các lực lượng GD trong nhà trường chưa thực sự phát huy hết tinh thần trách nhiệm; năng lực trong công tác GDĐĐ cho HS còn một số hạn chế, chưa tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa để thu hút HS tham gia. Một trong những nguyên nhân của những hạn chế trên, chính là biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ của hiệu trưởng còn có những hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu GDĐĐ trong giai đoạn hiện nay.

5. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn được trình bày trong luận văn, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS ở các trường THPT huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng GD toàn diện của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp quản lý GDĐĐ vừa mang tính lý luận, logic, mang tính thực tiễn lại cấp thiết và có tính khả thi cao đối với các trường THPT huyện Võ Nhai và các trường THPT khác có điều kiện tương tự.

6. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 7 biện pháp đề xuất của đề tài có tính cấp thiết và khả thi phù hợp, có sự thống nhất cao, có khả năng áp dụng rộng rãi trong công tác quản lý của hiệu trưởng đối với GDĐĐ cho HS, học sinh DTTS các trường THPT huyện Võ Nhai, các biện có tầm quan trọng trong công tác quản lý GDĐĐ đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

7. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu là điều kiện cơ bản để các hoạt GDĐĐ cho HS ở các trường THPT huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đạt được mục tiêu giáo dục đề ra, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chung là hoàn thiện nhân cách cho học sinh, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)