Phân tích kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 99)

Về tính cấp thiết: qua bảng 3.1 tác giả đã kiểm chứng được rằng: cả 07 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ đều cấp thiết và rất cấp thiết cho việc nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS các trường THPT huyện Võ Nhai (100%);

Tuy nhiên mức độ rất cấp thiết chỉ có biện pháp 1,2 là trên 90% số người được hỏi đồng ý, biện pháp 5,7 số người cho là rất cấp thiết là gần 70%, không có ai được hỏi trả lời là không cấp thiết.

Xếp theo thứ hạng thì biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về hoạt động GDĐĐ cho CB GV, HS và CMHS trong bối cảnh hiện nay được xếp ở vị trí thứ nhất – Điều này rất đúng với tình hình thực tiễn, do hiện nay, với tác động của mặt trái của cơ chế thị trường đã làm không ít người thiếu quan tâm tới công tác GDĐĐ cho HS.

Về tính khả thi: xét về thực tế thì việc vận dụng của từng biện pháp là khác nhau: Biện pháp 1,2,4, đều đạt trên 70% số người được hỏi cho là rất khả thi và còn biện pháp 5 chỉ đạt là 52,9% và xếp ở vị trí thứ 7 trên tổng số bảy biện pháp được nêu.

Sự khác biệt và chênh lệch trong đánh giá như vậy là tất yếu, khách quan. Mặc dù không được 100% ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất trong đề tài là rất cấp thiết và rất khả thi nhưng kết quả khảo nghiệm đã khẳng định rất chắc

chắn là: tất cả bảy biện pháp được đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện công tác GDĐĐ cho HS.

Nhiều ý kiến cho rằng, với biện pháp 5: Kết hợp GDĐĐ gắn với giáo dục GTS, KNS cho học sinh DTTS trong quá trình dạy học có tính cấp thiết và tính khả thi so với các biện pháp khác là chưa cao, do học sinh DTTS còn gặp nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức mới, trong thay đổi những suy nghĩ để tiếp nhận những GTS, KNS mới. Hơn nữa đối với các nhà trường THPT huyện Võ Nhai, do có những trường mới được thành lập, nên đội ngũ GV vẫn còn những hạn chế nhất định đối với công tác GD ở vùng cao, vùng đồng bào DTTS.

Mặc dù có nhiều nhận định khác nhau về các biện pháp, nhưng tác giả tin tưởng rằng, nếu các biện pháp trên được sử dụng một cách có hệ thống, đồng bộ và sáng tạo vào việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS chắc chắn sẽ từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ, nhất là đối với học sinh DTTS, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS các trường THPT huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên .

Kết luận chƣơng 3

1. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý GDĐĐ cho học sinh DTTS các trường THPT huyện Võ Nhai cho phép tác giả đề xuất 3 nguyên tắc và 7 biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh DTTS các trường THPT huyện Võ Nhai trong giai đoạn hiện nay.

2. Hệ thống các biện pháp có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi công tác GDĐĐ cho HS đang có nhiều diễn biến phức tạp, các trường THPT trên địa bàn huyện vùng cao Võ Nhai nói riêng và cả nước nói chung đang chịu nhiều áp lực trong công tác nâng cao chất lượng GD toàn diện.

3. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, cả bảy biện pháp đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Nếu các biện pháp trên được áp dụng một cách có hệ thống, đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo vào việc quản lý hoạt động GDĐĐ thì chắc chắn sẽ từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS, đặc biệt đối với công tác GDĐĐ cho học sinh DTTS, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay của các trường THPT huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)