Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý GDĐĐ cho học sinh DTTS

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 31 - 34)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số trong các trường THPT hiện nay bao gồm:

+ Sự thống nhất của các lực lượng giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục với vai trò chủ đạo của Ban Giám hiệu làm cho công tác quản lý GDĐĐ đi vào nề nếp. Sự phối hợp một cách nhịp nhàng, thống nhất giữa nhà trường, gia đình, xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục. Sự phối hợp này tạo nên môi trường thuận lợi, có sức mạnh tổng hợp để GDĐĐ cho HS.

- Gia đình văn minh, xã hội lành mạnh, cộng đồng dân cư có văn hóa là điều kiện thuận lợi nhất để GDĐĐ cho HS. Thông qua Ban đại diện CMHS, nhà trường tuyên truyền, giúp gia đình nhận thức sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của CMHS trong việc phối hợp với thầy cô giáo để quản lý GDĐĐ cho HS. Nhà trường cùng gia đình bàn bạc để thống nhất các biện pháp, hình thức

tổ chức sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình trong việc giáo dục HS nói chung, GDĐĐ cho HS nói riêng. CMHS phải thường xuyên liên hệ với thầy, cô giáo để kịp thời nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em mình, thông báo với nhà trường tình hình học tập, rèn luyện của HS ở gia đình. Sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình sẽ giúp điều chỉnh kịp thời quá trình học tập, hành vi đạo đức cho HS.

- Nhà trường liên hệ với chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể để bàn bạc, phối hợp tổ chức GDĐĐ cho HS theo nội dung yêu cầu của nhà trường. Đây là điều kiện tốt giúp nhà trường từng bước nâng cao chất lượng quản lý GDĐĐ cho HS.

+ Ý thức tự giác, tự giáo dục của bản thân HS

- Học sinh lứa tuổi THPT có nhiều thay đổi về tâm, sinh lý muốn được mọi người nhìn nhận mình như người trưởng thành, bắt đầu tự ý thức và có nhu cầu tự giáo dục. Vì vậy đây là yếu tố chi phối việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT. Trong quá trình hình thành nhân cách HS phải tự tu dưỡng giáo dục bản thân. Sự hình thành phát triển đạo đức của mỗi con người là một quá trình phức tạp lâu dài cũng phải trải qua bao khó khăn, gian truân trong cuộc sống mới dẫn đến thành công. Vì vậy HS từ chỗ là đối tượng của giáo dục dần dần thành chủ thể giáo dục tu dưỡng, rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách đạo đức.

- Các nhà quản lý giáo dục phải xây dựng chương trình GDĐĐ phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục, phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của HS một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu GDĐĐ ở trong nhà trường.

Kế hoạch hóa công tác GDĐĐ cho HS là nội dung quản lý được thực hiện đầu tiên trong quá trình quản lý GDĐĐ và giữ vị trí quan trọng trong suốt quá trình GDĐĐ. Kế hoạch hóa trong công tác quản lý GDĐĐ bao gồm các yếu tố cơ bản sau: xác định thực trạng đạo đức, đưa ra diễn biến về đạo đức HS; xác định mục tiêu; chỉ tiêu cụ thể cần đạt tới; xác định nội dung, kế hoạch GDĐĐ; xác định phương pháp, biện pháp GDĐĐ; vạch lộ trình bước đi thích hợp; xác định các lực lượng tham gia, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể; xác định các điều kiện phục vụ công tác GDĐĐ.

Kế hoạch là công cụ quản lý GDĐĐ cho HS một cách có hiệu quả, tránh được sự tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa; đồng thời, giúp nhà quản lý chủ động và hành động đúng hướng, đúng lộ trình đã vạch ra. Mục đích cuối cùng của kế hoạch hóa là đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra, đưa công tác quản lý GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả, chất lượng ngày càng cao.

+ Chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia GDĐĐ

Chất lượng đội ngũ CBGV là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng GDĐĐ học sinh. Chất lượng đội ngũ thể hiện ở phẩm chất đạo đức, năng lực và hiệu quả công tác của mỗi CBGV. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao mỗi CBGV phải là những tấm gương sáng về đạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tận tâm, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có uy tín với HS, được HS mến phục.

Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ là một trong những biện pháp hiệu quả quản lý công tác giáo dục nói chung và công tác GDĐĐ học sinh nói riêng.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường là tổ chức của thanh niên mà chức năng quan trọng nhất là giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ.

Do đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường giữ vai trò nòng cốt trong công tác GDĐĐ cho HS. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường quyết định chất lượng hoạt động của tổ chức này. Do đó hiệu trưởng phải hết sức quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của tổ chức, của nhà trường trong đó có công tác GDĐĐ cho học sinh DTTS.

+ Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính

CSVC, thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục và học tập của HS. Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục. Vì vậy một trong những nội dung của việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS là phải thường xuyên có kế hoạch bố trí, sắp xếp huy động các nguồn lực tài chính để tăng cường CSVC, phương tiện phục vụ cho nhiệm vụ dạy học và GDĐĐ cho HS.

Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, trong đó có HS DTTS, các nhà quản lý cần quan tâm khai thác và triển khai có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)