Những hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 67 - 69)

Trong công tác quản lí, nhìn chung các nhà trường chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác GDĐĐ cho học sinh DTTS. Nội dung GDĐĐ cho học sinh DTTS chưa phong phú, thiết thực, phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường và bản sắc văn hóa dân tộc địa phương. Hình thức GDĐĐ cho học sinh DTTS chưa thực sự hấp dẫn, cuốn hút HS tham gia, đôi lúc còn mang tính hình thức. Các nhà trường chưa tiến hành khảo sát thăm dò tìm hiểu những GTS mà các em mong muốn để định hướng, nên việc giáo dục KNS cho học sinh DTTS chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Các nhà trường chưa chủ động đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện sớm các HS có biểu hiện sai lệch về chuẩn mực đạo đức, để từ đó có phương pháp giáo dục hiệu quả. Chưa kiên quyết, kịp thời trong việc điều chỉnh đội ngũ GVCN, chưa có sự động viên, khuyến khích những GVCN tích cực, đạt kết quả tốt trong công tác GDĐĐ cho học sinh DTTS. Vì vậy hiệu quả công tác GDĐĐ cho học sinh DTTS còn những hạn chế nhất định.

Việc kiểm tra, đánh giá chưa tập trung vào các hoạt động GDĐĐ, các tổ chức cá nhân trong các nhà trường chưa thực sự coi trọng đúng mức công tác kiểm tra đánh giá chuyên sâu về các hoạt động GDĐĐ. Công tác kiểm tra, đánh giá chưa gắn chặt với công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật CBGV và HS, còn mang tính hình thức. Chưa tổ chức các hội thảo để xây dựng, đánh giá các tiêu chuẩn về GTS và KNS của HS, đặc biệt là học sinh DTTS.

Bên cạnh đó vẫn còn có những CBGV chưa có nhận thức đúng và chưa thực sự quan tâm đến công tác GDĐĐ cho học sinh DTTS, do đó trong công tác GDĐĐ cho HS mới chỉ quan tâm về mặt nhận thức (lý luận) mà chưa chú trọng đến việc rèn luyện ý chí, thái độ và các GTS, KNS cho HS, đặc biệt là HS DTTS. Các hình thức tổ chức GDĐĐ tuy có đa dạng, nhưng nội dung còn nghèo nàn, rập khuôn, thiếu đổi mới; phương pháp chưa phù hợp nên chưa

thực sự có tác dụng tích cực để điều chỉnh những hành vi sai lệch của HS. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình GDĐĐ cho học sinh DTTS chưa thực sự đạt yêu cầu đề ra; các hình thức kết hợp chưa đa dạng, thiếu chặt chẽ. Trên thực tế có những HS nghỉ học nhiều buổi đi chơi nhưng gia đình nắm được, hoặc còn bao che cho việc làm sai trái của các em. Với đặc thù là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, các trường THPT trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn về CSVC, tài chính hồ trợ cho các hoạt động GDĐĐ cho học sinh DTTS. Các trang, thiết bị dành cho tổ chức Đoàn thanh niên để phục vụ hoạt động GDĐĐ cho học sinh còn nghèo nàn, nên hiệu quả công tác GDĐĐ chưa cao.

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý GDĐĐ cho học sinh DTTS các trường THPT huyện Võ Nhai thấy rằng: Công tác GDĐĐ cho học sinh DTTS đã được các cấp, các ngành quan tâm, nhân dân đồng tình ủng hộ, các nhà trường chủ động, tích cực và đã đạt được kết quả nhất định. Nhưng công tác GDĐĐ cho học sinh DTTS các trường THPT huyện Võ Nhai vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong xu thế hội nhập và phát triển. Để làm tốt hơn nữa công tác GDĐĐ cho học sinh DTTS, các trường THPT huyện Võ Nhai cần phải tạo được sự chuyển biến về nhận thức của CBGV, CMHS... từ đó có hành động thiết thực hơn nữa, đặc biệt các hiệu trưởng cần có những biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh DTTS các trường THPT huyện Võ Nhai.

2.6.2. Những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả quản lý GDĐĐ cho HS DTTS của các trƣờng THPT huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)