Phƣơng pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 29 - 31)

Phương pháp quản lý GDĐĐ cho HS DTTS là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích của Ban Giám hiệu nhà trường nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đạo đức đã đề ra. Trong nhà trường thường sử dụng các phương pháp quản lý sau đây:

a) Phương pháp tâm lý xã hội:

Là những cách thức tác động của người quản lý tới các lực lượng tham gia giáo dục nhằm biến những yêu cầu của các cấp quản lý thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu của mọi người.

Phương pháp này thể hiện tính nhân văn trong hoạt động quản lý, nhằm động viên tinh thần chủ động tích cực tự giác của mọi người, tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục.

Các phương pháp tâm lý xã hội bao gồm: thuyết phục, động viên, tạo dư luận xã hội, giao công việc, đặt yêu cầu cao... nhóm phương pháp này thể hiện tính dân chủ trong hoạt động quản lý. Ưu điểm của phương pháp này là phát huy quyền làm chủ tập thể và khai thác tiềm năng của mỗi thành viên trong tổ chức và phát huy được nội lực của cá nhân và tập thể. Vận dụng thành công

phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức và hoạt động GDĐĐ học sinh.

b)Phương pháp tổ chức hành chính:

Phương pháp tổ chức hành chính là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến các đối tượng quản lý bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định quản lý.

Ở trường THPT, phương pháp tổ chức hành chính thường thể hiện qua các nghị quyết của hội đồng giáo dục, nghị quyết của hội nghị cán bộ, viên chức, nghị quyết chi bộ, nghị quyết Đại hội Đoàn thanh niên, của lớp học... các quyết định của hiệu trưởng, các quy định, quy chế, nội quy của nhà trường mang tính chất bắt buộc yêu cầu CB, GV và HS phải thực hiện.

Phương pháp tổ chức hành chính là rất cần thiết trong công tác quản lý, nó được xem là phương pháp cơ bản để xây dựng nền nếp, duy trì kỷ luật trong nhà trường, mà mọi CB, GV và HS phải làm tốt nhiệm vụ của mình.

c) Các phương pháp lợi ích:

Phương pháp lợi ích là sự tác động một cách gián tiếp của người quản lý bằng cơ chế kích thích lao động thông qua thi đua khen thưởng kèm theo lợi ích vật chất để mọi người tích cực tham gia công việc làm tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong trường THPT, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của GV, HS ghi trong Điều lệ trường phổ thông, quy chế chuyên môn... với những kích thích có tính đòn bẩy trong trường. Kích thích việc hoàn thành nhiệm vụ bằng lợi ích kinh tế có ý nghĩa to lớn đối với tính tích cực lao động của con người, tạo môi trường làm việc tích cực.

Bản thân việc kích thích vật chất cũng đã chứa đựng yếu tố cổ vũ về tinh thần, đó là sự thừa nhận của tập thể đối với kết quả lao động, phẩm chất, năng

lực của mỗi người. Bằng nguồn kinh phí của nhà trường xây dựng cơ chế thưởng phạt trong quản lý nhà trường nói chung và trong quản lý hoạt động giáo dục nói riêng. Khen thưởng xứng đáng cho những CBGV có thành tích trong hoạt động GDĐĐ cho HS, đồng thời khiển trách, phê bình xem xét hình thức thi đua đối với những CBGV thiếu trách nhiệm trong việc GDĐĐ học sinh.

Biện pháp kinh tế thường được kết hợp với phương pháp hành chính tổ chức. Hai phương pháp này bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau. Ngày nay trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận dụng phương pháp kinh tế phải thận trọng để một mặt khuyến khích tính tích cực lao động của GV, mặt khác vẫn đảm bảo uy tín sư phạm của GV và tập thể sư phạm nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 29 - 31)