CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC QUẢN LÝ GDĐĐ CHO HỌC SINH DTTS

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 38)

- Điều 5 Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “ coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hỏa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh

lứa tuổi của người học”.

- Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phố thông có nhiều cấp học đã xác định các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông bao gồm:

“HĐGDNGLL và hoạt động trong giờ lên lớp nhằm giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

“Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh” .

Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT Bộ trưởng Bộ GD&ĐT “Về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên”; Theo đó các nhà trường phải:

- Thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan để kịp thời xử lý thông tin thường xuyên, đột xuất liên quan đến HS, sinh viên.

- Phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi lành mạnh trong nhà trường và tại địa phương, đặc biệt vào các dịp khai giảng, kết thúc học kỳ, kết thúc năm học, nghỉ hè hàng năm.

- Nghiên cứu, tiếp thu các ý thức từ phía gia đình, cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, HS, sinh viên.

- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phát huy tính tích cực của HS trong học tập, rèn luyện và chủ động tham gia các hoạt động xã hội; rèn luyện kĩ năng sống (KNS) và định hướng nghề nghiệp cho học

sinh; tăng cường giáo dục cho HS ý thức, thái độ học tập chủ động, nghiêm túc.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn như Công an, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu giáo chức, Hội Cựu Chiến binh, Hội Khuyến học, hội Phụ nữ, Ban đại diện CMHS và các tổ chức có liên quan trong việc giáo dục HS trong và ngoài nhà trường.

- Nâng cao trách nhiệm, phát huy tiềm năng giáo dục của các tổ chức, đoàn thể trong trường: Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc GDĐĐ, pháp luật cho HS.

- Đánh giá, xếp loại học sinh về hạnh kiểm căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Biểu hiện về thái độ, hành vi của HS đối với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.

- Xếp loại hạnh kiểm thành 4 loại: tốt, khá, trung bình, yếu sau mỗi học kỳ và cả năm học.

Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua uXây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là GDĐĐ, nhân cách và KNS cho HS.

Kết luận chƣơng 1

1. Đạo đức là những quy tắc, chuẩn mực xã hội được hình thành trong cuộc sống được mọi người tự giác thực hiện, nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. GDĐĐ cho HS có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. GDĐĐ cho HS là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi toàn xã hội phải tham gia trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo.

2. Để GDĐĐ cho học sinh THPT DTTS đạt hiệu quả cao, hiệu trưởng các nhà trường phải quản lý công tác này một cách khoa học, chú ý đến việc xây dựng mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, phương tiện GDĐĐ, chú ý những yếu tố tác động đến công tác GDĐĐ cho HS, để đưa vào nề nếp, thực hiện một cách thường xuyên, bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi, đặc đểm tâm lý học sinh DTTS và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Từ góc độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý giáo dục GDĐĐ, nhà trường phải thiết lập được mối quan hệ vững chắc giữa các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường, xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò là người điều phối và hướng dẫn hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 38)