* Đối với CB GV:
- Triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể CB, GV, nhân viên quán triệt một cách sâu sắc về công tác
GDĐĐcho học sinh, đặc biệt là học sinh DTTS, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ.
- Tổ chức hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm về hoạt động GDĐĐ, lãnh đạo các trường mời các lực lượng ngoài nhà trường như: Công an, các cơ quan đoàn thể có liên quan cùng dự. Nội dung, chuyên đề hội thảo phải thiết thực, giải quyết những vấn đề bức xúc, yếu kém về đạo đức của HS. Đồng thời thông qua hội thảo, nâng cao vai trò, vị trí, thống nhất về nội dung, đề ra được các hình thức, biện pháp thích hợp của các lực lượng và sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho HS.
- Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp GDĐĐ cho GV, về công tác GDĐĐ cho HS, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, giảng dạy, tổ chức các hoạt động, kiểm tra đánh giá công tác giáo dục đạo đức. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc tự học tự bồi dưỡng để nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động GDĐĐ.
- Bồi dưỡng cho giáo viên cách tuyên truyền, vận động, thuyết phục CMHS và học sinh; kỹ năng xử lý tình huống sư phạm; quy trình, cách thức tổ chức họp CMHS, cách nắm bắt, khai thác thông tin về học sinh; kinh nghiệm xử lý, giáo dục học sinh vi phạm, học sinh cá biệt; xây dựng tập thể đoàn kết, tập thể tự quản tốt; nắm được tâm lý học sinh , gần gũi nắm bắt và giải quyết những rắc rối trong những quan hệ của các em như về tình bạn khác giới, tình yêu tuổi học trò, các vấn đề khác...
- Nâng cao năng lực cho giáo viên trong việc tổ chức hoạt động GDĐĐ: tổ chức, lôi cuốn, điều khiển các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào, các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh như tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp, tổ
chức hoạt động thi đua trong tập thể lớp và cho cả nhà trường, có KNS phong phú để có thể làm tốt công tác GDĐĐ cho học sinh.
- GDĐĐ cho học sinh DTTS cần nắm chắc các đặc điểm tâm lý riêng đi sâu khai thác các khía cạnh đó mới đạt hiệu quả cao. Hơn nữa GDĐĐ cho học sinh DTTS cần đòi hỏi kĩ năng riêng như; sự gần gũi, tận tình, chia sẻ hiểu tâm lý đặc trưng học sinh DTTS và có năng lực giao tiếp bằng tiếng dân tộc.
- Tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngoài địa bàn huyện trong công tác GDĐĐ cho HS.
- Thông qua sinh hoạt tập thể: giờ chào cờ thứ hai hàng tuần, tiết sinh hoạt thứ bẩy hàng tuần của GVCN.
Thông qua các công tác tư vấn của Ban tư vấn, tư vấn trực tiếp của các thầy cô, của cha mẹ, anh chị ....
Tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, tổ chức các câu lạc bộ cấp trường, liên trường, cấp khối .... giáo dục các em phương pháp, cách thức, kỹ năng rèn luyện để từng bước chuyển hoá từ tri thức đạo đức thành niềm tin và hành vi đạo đức. Chú trọng hơn về các biện pháp, hình thức giúp học sinh DTTS rèn luyện phẩm chất đạo đức, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, hạn chế các hình thức giáo dục áp đặt một chiều.
- Giúp đỡ, hỗ trợ các bậc CMHS hiểu rõ hơn về tâm, sinh lý lứa tuổi con em họ, những yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến quá trình phát triển nhân cách, những phương pháp, cách thức, hành vi để GDĐĐ và kết hợp với các lực lượng giáo dục cùng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ và những yếu tố này là vô cùng cần thiết đối với CMHS là người DTTS.