Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 78)

thiểu số.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch hoá GDĐĐ cho học sinh DTTS giúp cho hiệu trưởng chủ động định hướng trước các nội dung, biện pháp, thời gian, cơ chế phối hợp để thực hiện có hiệu quả công tác GDĐĐ học sinh trong suốt năm học; tránh được sự tùy tiện, cảm tính và bị động trong hoạt động giáo dục toàn diện nhà trường.

- Kế hoạch phải dựa trên cơ sở nội dung nhiệm vụ năm học, tích hợp nội dung kiến thức các môn học để thực hiện công tác GDĐĐ. Trong đó, đặc biệt chú ý tới nội dung các môn khoa học xã hội, chương trình giáo dục HĐNGLL, chương trình hướng nghiệp, lồng ghép các hoạt động giáo dục GTS, KNS, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT và học sinh DTTS.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng phải phân tích đặc điểm địa phương, đặc điểm nhà trường, mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ CBGV, nhân viên, chất lượng dạy và học; đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT người DTTS.

Xác định mục tiêu, nội dung, các biện pháp, các hình thức tổ chức giáo dục, lực lượng tham gia và sự phối hợp giữa các lực lượng, dự trù CSVC, tài chính, tài liệu, thời gian, địa điểm thực hiện...

- Thực hiện kế hoạch GDĐĐ theo từng chủ điểm như: giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên; giới và sự bình đẳng giới; giáo dục hướng nghiệp; giáo dục quốc phòng – an ninh; khả năng giao tiếp ứng xử, GTS, KNS; nét đặc trưng trong tập quán và văn hóa của địa phương của từng dân tộc...

- Tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể phù hợp: các trò chơi dân gian lành mạnh, tham quan dã ngoại, phát động các phong trào thi đua... để nội dung giáo dục toàn diện, phong phú, hấp dẫn, cuốn hút học sinh tham gia. Qua đó, từng bước giúp các em rèn luyện nhân cách chuẩn mực của xã hội mới. Đặc biệt, thông qua các hoạt động trên, nhà trường phải thường xuyên giáo dục cho các em lý tưởng, hoài bão, ước mơ, ý chí phấn đấu, lập thân, lập nghiệp, tăng cường giáo dục các em động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý thức nghề nghiệp trong tương lai có khát vọng vươn lên.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ của các lực lượng này.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để đạt được mục tiêu đề ra các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm của mình từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động có tính khả thi, nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao, tuyết đối đảm bảo tính thống nhất và tránh phân công chồng chéo.

- BGH phải làm tốt công tác tuyên truyền, động viên khen thưởng, nhắc nhở kịp thời.

- BGH phân công các lực lượng tham gia hợp lý, chỉ đạo các lực lượng tiến hành theo kế hoạch và thường xuyên kiểm tra, đánh giá điều chỉnh kế hoạch.

3.2.3. Biện pháp 3: Thực hiện đổi mới phƣơng pháp GDĐĐ và tìm hiểu văn hóa các DTTS, học tiếng dân tộc ở địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)