7. Kết cấu luận văn
2.2.1.5. Công nghệ:
Tình hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở Hậu Giang 9: Cơ giới hóa khâu thu
hoạch là vấn đề hết sức khó khăn trong sản xuất lúa của tỉnh Hậu Giang chiếm từ 5 - 10% diện tích , còn lại nông dân thu hoạch chủ yếu bằng phương pháp cắt tay truyền thống, kể cả các khâu vận chuyển lúa.
Số máy gặt đập liên hợp: Toàn tỉnh hiện có 38 máy gặt liên hợp, khả năng chỉ đáp ứng khoảng 5%. Tỉnh đang thực hiện đề án hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập liên
hợp, với tổng số máy 100 máy được đầu tư mới, nâng toàn tỉnh có 138 máy gặt đập
liên hợp, nâng diện tích thu hoạch bằng cơ giới từ 5% lên trên 14% ( 11.050 ha đất
canh tác). Máy cắt xếp dãy: Hiện có khoảng 41 máy gặt xếp dãy, khả năng đáp ứng
khoảng 0,6% diện tích/vụ.
- Công nghệ bảo quản sau thu hoạch
Công nghệ sau thu hoạch có ý nghĩa quan trọng vì cũng chi phối trực tiếp chất
lượng gạo. Chẳng hạn, nếu phơi và sấy lúa không kịp thời, không đúng quy trình kỹ
thuật sẽ làm hạt gạo ẩm vàng. Nếu dự trữ quá lâu và bảo quản gạo không tốt cũng sẽ
làm biến chất gạo. Tất cả những điều này đều khiến cho giá bán rẻ hơn, thậm chí
không thể bán được ở những thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng nghiêm ngặt.
Hoặc có bán được ở những thị trường khác, chúng ta sẽ bị bên mua chèn ép giá hay
đưa ra các điều kiện bất lợi cho ta như trả chậm, mua chịu...
Hiện nay, công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam vẫn chưa được đầu tư đúng
mức. Việc thu hoạch lúa chủ yếu vẫn được tiến hành thủ công. Khâu phơi sấy vẫn
dựa chủ yếu vào thời tiết, nắng tự nhiên, chưa có thiết bị thu hoạch và phơi sấy.
Trong tỉnh chỉ có 76% nông hộ có sân phơi, trong số đó, khoảng 60% nông hộ có
8
Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) 9Báo cáo của Sở NN&PTNT
sân xi măng hoặc gạch 10. Do thiếu sân phơi, nông dân thường phơi ở đường giao thông,do đó tỷ lệ gãy cao và lẫn sạn nhiều. Mặt khác, vụ hè thu ở Nam Bộ thu hoạch
vào mùa mưa, nên không có điều kiện phơi nắng, gạo dễ bị ẩm mốc và giảm chất
lượng. Trong khâu bảo quản, hiện còn quá ít các phương tiện phòng chống vi sinh vật gây hại như nấm mốc, chuột bọ...Những hạn chế này vừa giải thích lý do tại sao chất lượng gạo của Việt Nam thường thua kém các nước khác, vừa cho thấy tổn thất về số lượng do công nghệ lạc hậu mang lại.
Tổn thất trong thu hoạch và sau thu hoạch là một tổn thất rất lớn cho sản xuất nó đã làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo. Theo số liệu điều tra của Sở NN&PTNT, tổng thất thoát trong khâu sau thu hoạch lúa bằng thủ công ( cắt gặt, suốt,
phơi, vận chuyển, bảo quản….) ở tỉnh Hậu Giang đối với vụ đông xuân là 10,70%,
còn vụ hè thu từ 14,4% (vụ hè thu khi thu hoạch lúa rơi vào thời điểm mưa bảo liên tục ). Ở Ấn Độ chỉ 3 - 3,5%, Bangladesh 7%, Pakistan 2 - 10%, Thái Lan chỉ khoảng
7-10%, Indonesia 6 - 17%...11 Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Hồ Xuân Hùng, đây là con số “khủng khiếp và không thể chấp nhận được”, nếu so với mức tăng trưởng hàng năm của ngành nông nghiệp chỉ đạt từ 3 đến 4%.Với tỉ lệ thất thoát này ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nông dân trồng lúa, do vậy việc áp dụng các công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch là biện pháp rất quan trọng nhằm tăng sản lượng và chất lượng của lúa gạo và giảm thất thoát sau thu hoạch.
Số lượng lò sấy lúa: Toàn tỉnh chỉ có 841 lò sấy lúa (công suất bình quân 4
tấn/mẻ), phần lớn lò sấy lúa chủ yếu hoạt động vào vụ Hè thu và Thu đông, chiếm
khoảng 30% diện tích của vụ 12. Phần còn lại, người dân tranh thủ phơi bằng nắng trời
hoặc bán lúa ngay sau khi thu hoạch. Khâu phơi sấy, xay xát, dự trữ, bảo quản (kho) chủ yếu thực hiện từ các đại lý thu mua và Cty xuất khẩu lúa gạo
Nhìn chung quy trình thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch của người dân trong tỉnh còn khá thô sơ, một mặt vừa gây thiệt hại cho người dân, mặt khác cũng gây thiệt hại kinh tế cho xã hội, do giảm chất lượng gạo khi xuất khẩu.
10Báo cáo của Sở NN&PTNT 11
Báo cáo của Bộ NN&PTNT tại hội thảo “ chuyển giao công nghệ sau thu hoạch nông sản” giữa Việt Nam và các nước trong APEC
- Sử dụng hạt giống
Giống lúa được coi là yếu tố hàng đầu chi phối trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm gạo. Với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho một loại chất lượng gạo khác nhau như gạo nếp, gạo tẻ thường, gạo thơm, gạo dẻo, gạo hạt dài, gạo hạt ngắn
….Do vậy, chúng ta cần phải đa dạng hoá các loại giống lúa và chủng loại khác
nhau nhằm mục tiêu vừa nâng cao chất lượng gạo vừa để đáp ứng nhu cầu. Những
năm gần đây người dân chưa thật sự nhận thức được vai trò của hạt giống cũng như
tập quán còn sử dụng lúa thương phẩm để làm giống, sau vài năm sản xuất những
giống lúa này bị lẫn tạp, làm giảm năng suất từ 5%-40% 13, đồng thời ảnh hưởng đến
chất lượng gạo nên bán với giá thấp và cuối cùng lợi nhuận kém. Việc cải tiến giống cây trồng có phẩm chất cao, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế, chưa có được thành tựu mang tính đột phá. Tại ĐBSCL, suốt một thời gian dài, giống lúa xác nhận chỉ được trồng thấp hơn 2% diện tích gieo trồng. Từ năm 2001-2005, nhờ chương trình 1 triệu ha lúa xuất khẩu, năm 2003 diện tích trồng lúa xác nhận đạt 10%,
năm 2005 tăng lên 32%, bao gồm giống tương đương cấp xác nhận 14.
Với tỉnh Hậu Giang hiện nay thì tình hình và quy mô hiện có của cả trại và trung tâm giống của tỉnh thì lượng lúa giống phục vụ cho sản xuất chỉ đáp ứng được
khoảng 15% 15 nhu cầu về giống phục vụ sản xuất của tỉnh. Do vậy, vấn đề xã hội hóa
công tác giống lúa cần được đặt ra để giải quyết nhu cầu về giống lúa phục vụ sản
xuất, nâng cao được chất lượng lúa xuất khẩu và đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Tình hình sản xuất và cung ứng giống lúa trong tỉnh16:Trên địa bàn Tỉnh
hiện có 01 Trung tâm Giống thực hiện nhiệm vụ khảo nghiệm và cung ứng nguồn
giống cho nông dân trong tỉnh. Tuy nhiên, diện tích tại trung tâm được quy hoạch để sản xuất lúa có 5 ha, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 40 tấn lúa giống. Để đáp ứng nhu cầu lúa giống của bà con nông dân Trung tâm đã liên kết với các CLB,
13 Lúa gạo ởĐBSCL với ANLT quốc gia của TS Dương văn Chính viện lúa ĐBSCL
14 Lúa gạo ởĐBSCL với ANLT quốc gia của TS Dương văn Chính viện lúa ĐBSCL
15
Báo cáo của Sở NN&PTNT 16Báo cáo của Sở NN&PTNT
HTX sản xuất lúa giống được 55 ha, nâng tổng diện tích sản xuất lúa giống của đơn vị trong năm 2009 là 60 ha. Kết quả trong năm 2009, sản xuất được 330 tấn, trong đó nguyên chủng: 190 tấn; xác nhận: 140 tấn. Các giống chủ yếu là: OM 4900, OM 6162,
OM 6073, HG2. Mặc khác, với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa công tác sản xuất
giống, toàn tỉnh đã hình thành 120 tổ, CLB, HTX sản xuất giống cộng đồng, với diện tích gần 1.500 ha, đáp ứng nhu cầu giống sản xuất gần 50% diện tích gieo trồng đã góp phần quan trọng trong việc tăng nhanh diện tích trồng lúa chất lượng cao của tỉnh.
Hàng năm ngành nông nghiệp đều trích một phần kinh phí khuyến nông kết
hợp Viện lúa ĐBSCL nghiên cứu khảo nghiệm và tuyển chọn một số giống lúa phù
hợp với điạ bàn tỉnh Hậu Giang, cơ bản mỗi vụ có một bộ giống bao gồm từ 7-10
giống; Tổ chức đào tạo, tập huấn và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho các hộ dân, CLB sản xuất và nhân giống lúa. Ngoài ra, lực lượng khuyến nông còn tổ chức tập huấn ngắn hạn thường xuyên cho nông dân nhằm cung cấp kiến thức về sản xuất lúa giống cho dân để từng bước xã hội hóa công tác làm giống đáp ứng nhu cầu sử dụng giống xác nhận rộng khắp.
Công tác khảo nghiệm giống tại Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh17:
Ngoài việc sản xuất và cung ứng lúa giống ra thị trường, công tác nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn lọc giống thích nghi với điều kiện đất đai của tỉnh luôn được chú trọng. Vụ Đông xuân 2008 - 2009 đơn vị đã nhận khảo nghiệm gồm 02 bộ giống, bao gồm
bộ kháng phèn mặn và bộ phẩm chất cao kháng sâu bệnh. Đã tổ chức hội thảo đánh
giá và bình chọn được 04 giống lúa triển vọng, thích nghi cao về năng suất, phẩm chất gạo là: OM 6162, OM 4900, HG2 và OM 6073. Và vụ Hè Thu 2009 khảo nghiệm 2 bộ giống phẩm chất kháng rầy và bộ kháng phèn mặn, kết quả có HG2, OM 7364, OM 6600, OM 7347 cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh.
- Công nghệ xay xát
Chất lượng gạo sản xuất ngoài việc phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giống lúa,
biện pháp canh tác, yếu tố đất đai, vấn đề nước tưới, thì mức độ đầu tư và trình độ
công nghệ chế biến lúa gạo đang giữ vai trò quan trọng giúp gạo Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới. Vụ đông xuân là vụ chất lượng gạo tốt nhất và sản lượng gạo cao nhất trong năm có thế chế biến gạo cao cấp 5% tấm. Lượng tấm thu được từ xay xát
gạo 5% tấm vẫn có thể đưa vào gạo loại 100% tấm, hoặc đấu trộn cho loại 25% tấm18. Ngược lại, nếu tập trung gạo nguyên liệu để xay xát gạo cấp thấp, thì không thể thu hồi lại gạo cao cấp. Kinh nghiệm Thái Lan cho thấy xuất khẩu gạo 25% tấm chiếm tỷ
trọng rất nhỏ, khoảng 2% tổng sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm19.
Cám gạo là phụ phẩm quan trọng nhất của thóc lúa. Sản lượng cám chiếm từ 10-12% sản lượng thóc. Cám gạo tươi không thể bảo quản lâu, dầu cám bị oxy hóa
nhanh trong không khí, cám mất mùi thơm và biến chất dần. Để đảm bảo thời gian
bảo quản cám gạo, người ta ép cám tách bớt dầu, chế biến dầu ăn. Cám gạo đã trích ly dầu được chế biến thành cám gạo tinh chế dùng trong công nghiệp thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn nuôi cá tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Trấu được sử dụng làm chất đốt, nhiên liệu cho máy sấy, làm gạch, than hoạt tính cao. Rơm làm giá thể sản xuất nấm, thức ăn chăn nuôi và sản xuất giấy… Chính các chế phẩm từ phụ phẩm cũng góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất lúa gạo. ▲ ► ► ► ► ► ▼ ◄ ◄ ◄ ◄ ◄ ▼ ► ► ► ►
Hình 2.5: Sơ đồ dây chuyền xay xát từ lúa ra gạo bóng
Xay xát gạo 20: Toàn tỉnh có trên 304 cơ sở xay xát lúa gạo lớn nhỏ phục vụ chế biến gạo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trong đó các cơ sở có quy mô công suất lớn gồm:
18Phòng tài chính- kế toán 19
Nguồn: Agroinfo
20Báo cáo của Sở NN&PTNT Nạp liệu Cân đầu vào Sàng tạp chất Máy bóc vỏ lúa Máy tách trấu Máy tách thóc Trống phân hạt Sàng đảo Máy làm nguội Máy đánh bóng Sàng đá Máy xát trắng Máy tách màu Đấu trộn Cân thành phẩm Đóng gói Thành phẩm Sàng trấu
- Xí nghiệp lương thực Danida : 45.000 tấn gạo/năm - Xí nghiệp Lương thực Vị Thanh : 40.000 tấn gạo/năm; - Xí nghiệp Lương thực Long Mỹ : 40.000 tấn gạo/năm.
- Các cở sở xay xát vừa và nhỏ khác có khoảng 300 cơ sở với quy mô công suất khoảng 800.000 tấn gạo/năm.
Hệ thống công nghệ chế biến gạo của tỉnh cũng như công ty chủ yếu là xay xát và đánh bóng. Các loại máy móc này đã có tuổi thọ cao. dần trở nên lạc hậu so với thế giới. Do đó, công nghệ thực sự là mối đe dọa đối với công ty.
2.2.1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nước và trên thế giới - Sản suất lúa gạo thế giới