Nhóm giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 131)

7. Kết cấu luận văn

3.5.6. Nhóm giải pháp về tài chính

- Tiết kiệm các khoản chi phí sản xuất kinh doanh để giảm giá thành tiêu thụ:

Công ty cần phải lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh một cách chính xác tiết

kiệm dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến, phải xuất phát từ quan điểm

mạnh dạn chi những khoản chi cần thiết để tăng năng suất lao động, mở rộng kinh

doanh, đảm bảo phục vụ tốt cho người tiêu dùng. Tiến hành giám sát thường xuyên có

trọng điểm các khoản chi phí. Trong từng thời kỳ, phân tích tình hình thực hiện kế

hoạch chi phí có hiệu quả hay không để từ đó có biện pháp khắc phục.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp giảm được chi phí, đặc biệt là hao mòn vô hình, thu hồi vốn nhanh và xí nghiệp có điều kiện để đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại mở rộng qui mô sản xuất. Cần kiểm tra lại toàn bộ các cơ sở xay xát hiện có nhằm biết được hiện trạng của từng cơ sở để từ đó loại bỏ những loại máy xay xát quá cũ, lạc

bằng việc đầu tư nâng cấp, cải tiến tiến tới hiện đại hoá dần toàn bộ, sản xuất, chế biến và thị trường phải gắn liền nhau. Xây dựng hệ thống kho bảo quản, dự trữ

chuyên dụng với khối lượng lớn và được trang bị đồng bộ các thiết bị chống mối

mọt, ẩm ướt...

- Một khó khăn đối với công ty là thiếu vốn đầu tư . Do đó công ty cần phải

gia tăng tỷ lệ tích lũy vốn bằng cách tăng quỹ đầu tư phát triển sản xuất kinh

doanh, vốn khấu hao cơ bản, tăng cường mối quan hệ tốt đối với các tổ chức tài

chính, ngân hàng để có thể tìm được các khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi. Thực

hiện tốt chương trình giảm tổn thất sau thu hoạch, chương trình xây kho chứa của Chính phủ để đầu tư mới, nâng cấp cơ sở vật chất và máy móc thiết bị với nguồn vốn ưu đãi. Ngoài ra công ty còn có thể liên kết đầu tư dài hạn với các doanh nghiệp khác.

- Như chúng ta biết, gạo là mặt hàng mang tính thời vụ. Thường vào các vụ mùa thu hoạch, nguồn cung rất lớn so với mức cầu. Vì vậy không thể đợi đến lúc có đơn đặt hàng của khách hàng mới tiến hành mua vào. Như thế sẽ không đảm bảo đủ lượng hàng cung cấp kịp thời và giá mua có thể cao hơn, đôi khi mất cơ hội ký kết hợp đồng. Cho nên vào vụ mùa thu hoạch, công ty mua vào liên tục, phải tồn kho một lượng hàng lớn, chỉ có vậy vào những lúc trái mùa mới có hàng cung cấp cho thị trường. Do đó lảnh đạo công ty phải dự báo nhu cầu thị trường, biến động giá cả trong

nước và thế giới để quyết định số lượng mua dự trữ. Đây là yếu tố quan trọng ảnh

hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty cả năm. Vì nếu tồn kho với số lượng quá

nhỏ hay quá lớn đều không đạt hiệu quả tối ưu. Vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả

quản lý hàng tồn kho:

Các cán bộ thu mua nên kiểm tra kỹ lúa gạo thu mua, đạt tiêu chuẩn quy định.

Cán bộ KCS làm tốt nhiệm vụ giám sát chất lượng thu mua. Có như vậy chất lượng lúa gạo sẽ được đảm bảo hơn. Những lúc hàng mua vào nhiều thủ kho nên tăng cường

giám sát, chỉ dẫn các công nhân chất xếp theo đúng quy định để giúp cho việc luân

chuyển hàng xuất kho được tốt hơn, tránh tình trạng một số lô hàng bị ứ đọng lại quá lâu. Tiết kiệm chi phí tồn trữ hàng tồn kho gồm: Chi phí về nhà kho, chi phí sử dụng

thiết bị phương tiện, chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý dự trữ, phí tổn cho

số vòng quay hàng tồn kho hợp lý, thời gian sản phẩm hàng hóa nằm trong kho ngắn

lại sẽ làm giảm chi phí bảo quản, giảm được hao hụt. Do đó làm tăng hiệu quả sử

dụng vốn lưu động của công ty.

- Đổi mới cơ chế quản lý công nợ: Xây dựng qui định về công tác quản lý công nợ để đảm bảo công tác thu hồi công nợ ngày càng tốt hơn. Kinh doanh trong cơ chế

thị trường, việc bán chịu hàng hoá trở thành một thứ công cụ khuyến mãi của

người bán mà vai trò của nó là không thể phủ nhân được trong việc thu hút thêm

khách hàng mới và tăng doanh thu bán hàng. Vì vậy công ty cần phải xác định mục

tiêu bán chịu nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, gây uy tín về

năng lực tài chính của doanh nghiệp. Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu. Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu thực chất là so sánh giữa các chi phí phát sinh do bán chịu với

lợi nhuận mà chúng mang lại. Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẽo

nhằm mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoản nợ dây

dưa khó đòi. Trên thực tế nếu công ty áp dụng các biện pháp quá cứng rắn thì cơ

hội thu hồi nợ lớn hơn nhưng sẽ khiến cho khách hàng khó chịu dẫn đến việc họ có thế cắt đứt các mối quan hệ làm ăn với công ty.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 131)