7. Kết cấu luận văn
2.3.2.3. Công nghệ chế biến
Xay xát chế biến, bảo quản có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo
và nâng cao chất lượng lúa gạo, làm gia tăng giá trị của hạt gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả xuất khẩu. Bởi lẽ quá trình chế biến gạo có liên quan mật thiết
tới các tiêu thức về phẩm chất, đặc biệt tới quy cách của gạo. Các tiêu thức cơ bản
về quy cách phẩm chất gạo xuất khẩu bao gồm kích thước của hạt (độ dài hạt), độ bạc bụng, tỷ lệ tạp chất, tỷ lệ thóc lẫn, độ bóng, độ đồng đều, quan trọng nhất là chỉ tiêu gạo nguyên hạt 100% hay tỷ lệ tấm. Căn cứ vào tỷ lệ tấm, người ta chia gạo thành các phẩm cấp khác nhau. Gạo phẩm cấp cao có tỷ lệ tấm từ 5-10% tấm và gạo nguyên hạt 100% (hiện nay Việt Nam chưa chế biến được loại gạo này). Loại gạo cấp trung
bình có tỷ lệ tấm từ 15% tấm; loại gạo cấp thấp 25% tấm. Để chế biến được gạo cấp
cao , thực tế đòi hỏi công nghệ chế biến hiện đại và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật từ khâu phơi sấy, làm sạch tạp chất trước khi xay xát, vận chuyển, bảo quản...
Thiết bị nhà máy xí nghiệp 1 do Đan Mạch đầu tư trong dự án bảo quản sau thu hoạch nên tương đối khá, còn lại xí nghiệp 2 và 3 đang sử dụng công nghệ thuộc loại trung bình. Tại Cty tỷ lệ thu hồi gạo từ thóc dao động ở mức 61-62% đối với vụ
hè thu và đạt cao hơn trong vụ đông xuân khoảng 63-64%, so với công nghệ hiện đại tỷ lệ thu hồi thấp hơn khoảng 4%. Nhìn chung nếu chế biến gạo 5% tấm, tỷ lệ thu hồi gạo trắng từ thóc là 60%, lấy gạo 15% thì tỷ lệ là 65%, gạo 25% thì tỷ lệ thu hồi là 75%.
Phần lớn gạo xuất khẩu thường không đảm bảo độ đồng nhất về quy cách, chất
lượng ngay trong từng lô gạo. Ngoài ra, gạo xuất khẩu còn nhiều nhược điểm khác
như độ trắng không đều, lẫn thóc và tạp chất. Đặc biệt, gạo vụ hè thu thường có độ ẩm cao, bạc bụng, vàng hạt, tỷ lệ gẫy cao. Những yếu kém về công nghệ chế dẫn đến những hạn chế về chất lượng và đa dạng về cơ cấu sản phẩm đã khiến cho mặt hàng gạo của c t y có sức cạnh tranh chưa cao.
2.3.2.4. Quản lí chất lượng. - Tiêu chuẩn gạo trên thị trường.