Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm mới

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 120)

7. Kết cấu luận văn

3.5.4. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm mới

Việc phát triển sản phẩm mới phục vụ cho thị trường nội địa và quốc tế là một

hướng đi mới của công ty. Do đó để có thể đem lại hiệu quả, công ty cần thực hiện

tám giai đoạn: Hình thành ý tưởng, sàng lọc ý tưởng, phát triển quan niệm và thử

nghiệm, hoạch định chiến lược Marketing, phân tích tình hình kinh doanh, phát triển sản phẩm, thử nghiệm trên thị trường và thương mại hoá. Mục đích của từng giai đoạn là quyết định xem có nên tiếp tục triển khai ý tưởng đó nữa không hay huỷ bỏ. Công

ty muốn giảm đến mức tối thiểu khả năng để cho những ý tưởng kém lọt lưới, còn

những ý tưởng hay thì lại bị từ chối.

-Hình thành ý tưởng: Xác định xu hướng tiêu dùng thực phẩm, phân khúc thị trường để tìm ra những cơ hội sản phẩm mới, tìm kiếm ý tưởng về sản phẩm mới bằng các cuộc điều tra phản ứng của khách hàng. Cuộc sống ngày càng được cải thiện, xu hướng tiêu dùng gạo theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực thẩm, mức độ dẽo vừa phải, dễ nấu, hương thơm lâu, thành phần dinh dưỡng được tăng cướng.

- Sàng lc ý tưởng: Mục đích của giai đoạn hình thành ý tưởng là sáng tạo ra thật nhiều ý tưởng. Mục đích của các giai đoạn tiếp theo là giảm bớt số ý tưởng xuống

còn vài ý tưởng hấp dẫn và có tính thực tiễn. Giai đoạn loại bớt ý tưởng đầu tiên là

ý tưởng hay. Việc dễ nhất có thể làm được là tìm ra những thiếu sót trong các ý tưởng của người khác .

- Phát trin quan nim và th nghim: Liên kết với các trường đại học và

Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ

nhằm phục tráng các giống lúa đặc sản, tạo các giống mới đáp ứng yêu của các sản

phẩm mới. Đối tượng lúa để nghiên cứu bao gồm: các loại lúa thơm bản xứ, loại lúa

thượng hạng (ăn ngon, hạt dài, độ dẽo, mùi thơm nhẹ, thích hợp giới tiêu thụ), loại lúa hữu cơ (không dùng chất nông hóa), loại lúa gạo tốt và an toàn cho sức khoẻ (có hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khoẻ), và loại lúa gạo GAP. Giống lúa

phải hội đủ tối thiểu 4 tiêu chuẩn: Giống lúa kháng một số sâu bệnh chủ yếu, được

nông dân canh tác rộng rãi, chất lượng được người tiêu dùng chấp nhận ở nhiều thị

trường nội địa và thế giới; loại gạo chỉ sản xuất ở VN hay đặc sản bản địa; môi

trường trồng lúa bền vững.

Mùi thơm và chất lượng cơm chịu ảnh hưởng nhiều bởi kiều kiện môi trường. Một số giống có thể trồng ở nhiều nơi và cho năng suất tương đương nhau nhưng về chất lượng thì lại rất khác nhau đặt biệt là mùi thơm Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành mùi thơm: nhiệt độ, đất đai, dinh dưỡng và phân bón, các biện pháp canh

tác, chế biến sau thu hoạch và tồn trữ, độ thuần giống. Những giống lúa đặc sản chất

lượng cao thường có thời gian sinh trưởng dài, mẫn cảm quang, chu kì ngày ngắn, năng suất thấp, chống chịu sâu bệnh yếu, dễ rụng hạt và hay bị đổ do đó đòi hỏi chi phí sản xuất cao. Công ty phải đưa ra chiến lược giá phù hợp để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm mới.

- Hoch định chiến lược Marketing: Kế hoạch chiến lược Marketing gồm ba phần. Phần thứ nhất mô tả quy mô, cơ cấu và hành vi của thị trường mục tiêu. Phần thứ hai dự kiến định vị của sản phẩm, mức tiêu thụ và thị phần, các chỉ tiêu lợi nhuận dự kiến trong một vài năm đầu tiên. Phần thứ ba của kế hoạch Marketing trình bày chỉ tiêu mức tiêu thụ và lợi nhuận lâu dài và chiến lược Marketing mix theo thời gian.

- Phân tích tình hình kinh doanh: Sau khi ban lãnh đạo đã xây dựng được quan niệm sản phẩm và chiến lược Marketing thì họ có thể đánh giá tính hấp dẫn của dự án kinh doanh. Ban lãnh đạo cần chuẩn bị những dự đoán về mức tiêu thụ, chi phí và lợi nhuận để xác định xem chúng có thoả mãn những mục tiêu của Công ty hay

không. Nếu chúng thoả mãn, thì quan niệm sản phẩm đó sẽ được chuyển sang giai đoạn phát triển sản phẩm. Khi có những thông tin mới thì tiến hành phân tích lại tình hình kinh doanh.

- Phát trin sn phm và th nghim trên th trường: Việc tung sản phẩm mới ra thị trường có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả thử nghiệm trên thị trường. Nếu kết quả chính xác sẽ đảm bảo cho sản phẩm thành công trên thị trường và ngược lai sản phẩm sẽ bị thất bại. Cho nên công ty cần phải chuẩn bị tốt các công việc trước khi thử nghiệm như: Chi phí cho quá trình thử nghiệm, xác định thêm tên nhản hiệu, bao bì, một chương trình Marketing sơ bộ… Đồng thời phải kiểm tra chặt chẻ và đánh giá trung thực các kết quả thu được.

- Thương mi hóa sn phm: Thương mại hóa sản phẩm là việc tung sản

phẩm thực sự vào thị trường. Doanh nghiệp sẽ phải xác định thị trường triển khai,

cách thức triển khai, các bộ phận tác nghiệp liên quan như bán hàng, quảng cáo, kế toán, chăm sóc khách hàng. Trong việc thương mại hoá một sản phẩm mới, thời điểm tung ra thị trường có thể là cực kỳ quan trọng. Công ty phải tính toán xem tung ra thị

trường trước tiên, tung ra thị trường đồng thời hoặc tung ra thị trường muộn hơn so

với đối thủ cạnh tranh để đem lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 120)