Nhóm giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 113)

7. Kết cấu luận văn

3.5.2. Nhóm giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu

Căn cứ quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hậu Giang đến năm

2020 đã được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt, Hậu Giang là tỉnh có điệu kiện tự

nhiên thuận lợi, đất đai phù sa bồi lắng màu mở, hệ thống kênh rạch khá dày rất thuận lợi phát triển cây lúa. Chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua sông Hậu có biên độ lớn, nên có thể lợi dụng tưới tiêu tự chảy trên phạm vi dọc theo sông

Hậu vào sâu đồng ruộng khoảng 10 km tùy theo địa hình. Căn cứ điều kiện tự nhiên

và lịch sử xã hội sản xuất nông nghiệp tại địa phương, Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chọn 2 bên bờ các kênh lớn của Tỉnh hậu Giang như Kênh Xáng Xà No, Kênh Xáng Nàng Mau, Kênh Cái

Côn, Kênh Xáng Lái Hiếu, Kênh Bún Tàu để quy hoạch các vùng lúa 2 và 3 vụ. Xây dựng vùng lúa chất lượng cao có quy mô 60.000 ha, sử dụng 2-3 giống tốt. Nghiên cứu và từng bước mở rộng diện tích sản xuất lúa đặc sản.

- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi kết hợp với kiến thiết lại đồng ruộng và xây

dựng giao thông nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới

hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất. Sớm đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi (tưới,

tiêu, kiểm soát lũ) để tăng tính chủ động trong sản xuất và giảm chi phí bơm tưới. Phát triển thống thủy lợi hợp lý nhằm chủ động kiểm soát lũ trên toàn bộ diện tích, giảm

thiệt hại do lũ gây ra, giải quyết tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích canh tác,

giảm thiểu tối đa xâm ngập mặn từ biển Tây vào đồng, ngọt hóa các kênh trục nhằm bảo đảm sản xuất ổn định sản xuất nông nghiệp trong mùa khô, cải tạo đất phèn, nâng

cao hiệu quả sản xuất.Khâu bơm tưới: phấn đấu đầu tư hoàn chỉnh hệ thống trạm bơm

điện kết hợp với tăng cường hệ thống bơm dầu để chủ động tưới tiêu trên toàn bộ diện tích canh tác, góp phần ổn định sản xuất và đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên từng tiểu vùng sinh thái.

- Điện phục vụ nông nghiệp nông thôn: Đảm bảo nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống nhân dân vùng quy hoạch. Phấn đấu đưa điện về tất cả các ấp và đưa tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt 98% năm 2015.

- Về giống lúa: Phấn đấu đến năm 2015 có vùng lúa nguyên liệu chất lượng

cao, đặc sản khoảng 60.000 ha, đạt 70% diện tích gieo trồng; sử dụng giống cấp

nguyên chủng, xác nhận từ 80% diện tích. Do đó cần thực hiện các giải pháp sau: + Liên kết với các trường đại học và Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong chọn tạo giống nhằm tìm ra giống lúa thời gian sinh trưởng ngắn (90-100 ngày); năng suất cao; phẩm chất gạo tốt, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, một số giống có mùi thơm nhẹ, hàm lượng sắt cao; chống chịu tốt với rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá; khả năng thích nghi rộng.

+ Cổ phần hóa các trung tâm sản xuất lúa giống thuộc sở hữu nhà nước để các đơn vị này tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất, nắm bắt thị trường, chủ động kinh doanh giống cây trồng. Tỉnh cần xây dựng chính sách khuyến khích các công ty tư nhân tổ chức sản xuất và kinh doanh hạt giống. Nhà nước có chính sách hổ trợ về mặt kỹ thuật như là mở các lớp tập huấn miễn phí về kỹ thuật nhân giống lúa …

+ Xã hội hoá công tác nhân giống: Nhà nước cần có chính sách xã hội hoá công tác giống, do các Trung tâm sản xuất lúa giống không đủ năng lực đáp ứng giống chất lượng cho thị trường. Xã hội hóa công tác nhân giống nguyên chủng (NC) và xác nhận (XN) nhằm giải quyết vấn đề thiếu giống tốt, tạo hạt giống khoẻ, giống chất lượng cao để giúp nông dân sản xuất lúa đạt năng suất và chất lượng. Thiết lập mạng lưới cộng đồng như hợp tác xã, câu lạc bộ, tổ nhân giống trong tỉnh nhằm tập hợp các nông dân

tiên tiến phục vụ công tác thử nghiệm các giống lúa đã được các Viện - Trường

nghiên cứu lai tạo. Bảo quản, tồn trữ lúa giống ứng phó kịp thời cho vùng trong

trường hợp có thiên tai. Kết hợp với cán bộ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp& phát triển nông thôn tập huấn phương pháp chọn tạo và sản xuất giống đạt chất lượng tốt cho các Câu lạc bộ, Tổ sản xuất.

+ Tăng cường quản lý Nhà nước về giống lúa, nhất là kiểm soát chất lượng hạt giống lúa và tình hình lưu thông trên thị trường; thành lập phòng Kiểm nghiệm hạt giống lúa với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ được đào tạo chính qui.

- Khuyến nông, Bảo vệ thực vật: Thực hiện các chương trình khuyến nông, dự báo dịch hại trên lúa nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, triển khai chương trình “3 giảm, 3 tăng” “một phải năm giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), phát triển mô hình “sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa”. Tiếp tục xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến nông trọng điểm và chuyên sâu, nhằm chuyển giao nhanh những kết quả nghiên cứu về giống, các mô hình sản xuất có hiệu quả trên từng vùng sinh thái, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của lúa. Củng cố mạng lưới khuyến nông từ tỉnh xuống đến xã trên cơ sở tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông ở cấp huyện, bố trí cán bộ chuyên trách nông nghiệp cho cấp xã, tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông và cộng tác viên ở cơ sở nhằm làm tốt vai trò hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa kỹ thuật trong sản xuất. Tăng cường kinh phí đầu tư từ ngân sách, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước cũng như kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia trực tiếp vào công tác khuyến nông. Phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu, các đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng, trên cơ sở phát huy có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình. Thực hiện xã hội hóa công tác khuyến nông, gắn công tác khuyến nông của công ty với vùng nguyên

liệu.Nâng cao năng lực chuyên môn cho nông dân bao gồm các hoạt động dạy nghề, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến và thực hiện các quy trình canh tác theo nhóm giống, tiểu vùng sinh thái; quy trình GAP; kỹ thuật sau thu hoạch; tiếp thị - quảng bá.

- Tổ chức lại sản xuất và liên kết “4 nhà”: Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất kinh doanh lúa, gạo gắn với việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Phát triển các dạng hình kinh tế hợp tác để thuận lợi cho đầu tư, sản xuất hàng hóa đủ lớn, dễ dàng tiếp cận thị trường. Thành lập mới và củng cố các hợp tác xã để làm đầu mối, đối tác với doanh nghiệp trong đầu tư, sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo. Nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh lúa gạo từ khâu dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, bảo quản tồn trữ, chế biến và tiêu thụ lúa gạo. Xây dựng vùng

nguyên liệu gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao

khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến … tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động liên kết “4 nhà”.

- Công ty kết hợp với Sở nông nghiệp tỉnh để có lúa giống đầu tư ứng trước

cho nông dân, vừa xây dựng được vùng lúa nguyên liệu, lúa thu mua thuần nhất đạt

chất lượng theo yêu cầu, vừa gắn kết người nông dân bán lúa cho công ty theo giá thỏa thuận tại thời điểm thu mua. Về chính sách đầu tư: Công ty ứng tiền cho HTX để mua giống theo quy định của công ty về đầu tư lại cho xã viên, đinh mức 150kg/1ha.

Thời hạn đầu tư 4 tháng, không tính lãi suất, đến vụ thu hoạch HTX thu hồi, thanh

toán lại cho Công ty.

- Thu mua: Lúa được sản xuất và thu hoạch theo theo mùa vụ nên ảnh hưởng

đến giá cả và hoạt động thu mua của công ty. Thông thường trong thời gian thu hoạch

rộ, giá lúa giảm, khi hết vụ, nguồn cung ít, giá lúa tăng. Do đó ngay từ đầu vụ thu

hoạch, công ty cần chuẩn bị tốt nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn vốn để thu mua. Việc chuẩn bị tiền mặt để thu mua là công việc quan trọng ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình thu mua. Bất kỳ một sự gián đoạn nào xảy ra trong quá trình thu mua đều gây bất lợi trong cạnh tranh. Nếu trong quá trình thu mua đơn vị thiếu tiền thì ngay lập tức đối thủ cạnh tranh sẽ thế chỗ, tạo ra sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Thêm vào đó công ty sẽ mất cơ hội thu mua lượng lúa gạo dự trữ theo kế hoạch. Thực hiện các hợp đồng bán gạo đã ký với các đối tác sẽ gặp khó khăn.

Công ty sẽ tồ chức các điểm thu mua lúa gạo cố định tại các nơi có kho chứa,

các tổ thu mua lưu động tại các các vùng nguyên liệu có hệ thông giao thông thủy

thuận lợi. Như đã phân tích ở chương 2, trong quá trình thu mua lúa gạo, lực lượng tư thương là thành phần không thể thiếu trong quá trình tham gia vào kênh phân phối lúa gạo hiện nay. Do đó cần cũng cố mô hình liên kết giữa công ty- tư thương- nông dân. Tổ chức lại lực lượng hàng xáo và lực lượng nhà máy, công ty sẽ thỏa thuận, hướng dẫn họ cách thu mua lúa, gạo. Khi hàng xáo, nhà máy đăng ký mua lúa cho công ty, sẽ đặt ra một số qui định lực lượng này cần tuân theo. Các hình thức liên kết gồm: công

ty ký kết biên bản thoả thuận mua bán lúa gạo với hàng xáo quy định về sản lượng,

chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng và hình thức thanh toán. Công ty sẽ có nghĩa vụ

thông tin cho đối tác biết nhu cầu thị trường xuất khẩu. Mỗi lần thực hiện mua bán

phải chốt giá trong vòng 7 ngày (thời gian bằng một chuyến đi mua lúa), nhưng nếu giá lúa gạo trên thị trường tăng thì công ty vẫn phải mua tăng, còn xuống thì mua theo mức giá chốt ban đầu. Giá lúa gạo mà công ty mua phải tính toán đầy đủ chi phí, đảm bảo mức lãi cho hàng xáo, nhà máy xay xát. Ngược lại, thương lái phải cập nhật sổ sách về địa chỉ từng hộ nông dân mà mình thu mua lúa, giá cả… để doanh nghiệp kiểm tra xem có mua đúng giá như khai báo.

Chính sách giá mua: Giá mua là nền tảng quan trọng cho việc định giá bán.

Chính sách giá mua cũng đồng thời nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh

của gạo Việt Nam trên trường thế giới và thúc đẩy sản xuất. Dựa trên cơ chế giá thị

trường, chúng ta cần nghiên cứu các giải pháp sau:

+ Giảm thiểu chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất gạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phân bón, giống, nhân công, năng suất lúa... Hiện nay, chi phí sản xuất lúa gạo

Việt Nam nhìn chung thấp hơn so với các nước chân Á, đặc biệt là so với Thái Lan,

đối thủ cạnh tranh chính của chúng ta do điều kiện tự nhiên thuận lợi, mức độ đầu tư phân bón thấp nhưng có năng suất tương tự như các nước khác, chi phí nhân công rẻ...Chính vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần phát huy lợi thế này, tiếp tục

giảm thiểu chi phí sản xuất, yếu tố quyết định giá gạo xuất khẩu ra thị trường thế

giới.

+ Giá thu mua: Lúa gạo được sản xuất theo thời vụ trong khi nhu cầu của các nước nhập khẩu thường phân bổ suốt cả năm. Do đó, giá gạo trong khâu mua thường

xuyên biến động, tăng cao khi khan hiếm và giảm vào vụ thu hoạch. Sự không ổn định đó về giá, kéo theo nguy cơ mất lợi nhuận, gây tâm lý lo lắng cho người nông dân, dẫn đến không đảm bảo vùng nguyên liệu có chất lượng cao theo yêu cầu của khách

hàng. Chính vì vậy, cần có những biện pháp ổn định giá mua trong đó có mô hình

giá bảo hộ gián tiếp. Với mô hình này, Chính phủ không can thiệp trực tiếp vào cơ chế thị trường nhưng áp dụng giá sàn để kiểm soát sự biến động của thị trường lúa

gạo. Chính phủ sử dụng biện pháp mua lúa gạo tạm trữ và hỗ trợ lãi suất cho các

doanh nghiệp mua lúa gạo tạm trữ để điều tiết giá thị trường. Thực hiện biện pháp làm giảm cung lúa ra thị trường khi đến vụ thu hoạch bằng cách giãn thu hồi nợ vay của các ngân hàng cho nông dân và làm tăng cầu lúa gạo trên thị trường bằng cách các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vay đủ tiền thu mua dự trữ với lãi suất ưu đãi.

Về phía công ty: đưa ra giá bảo hiểm được xác định trên cơ sở dự kiến giá

thành sản xuất (do Sở tài chính phối hợp với sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn điều tra tính toán theo thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT của Bộ tài chính và Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn hướng dẫn về phương pháp điều tra, khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm) cộng 30% lợi nhuận cho nông dân. Trường hợp tại thời điểm thu hoạch giá thị trường thấp hơn giá bảo hiểm thì công ty sẽ mua theo giá bảo hiểm, giá thị trường cao hơn giá bảo hiểm thì công ty sẽ mua theo giá thị trường.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)