Chính trị, luật pháp:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 39)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1.2. Chính trị, luật pháp:

Ngày 7/11/2006 Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên chính thức thứ 150

của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc nghiên cứu các quy định của WTO

trong lĩnh vực nông nghiệp để vận dụng vào tình hình thực tế ở nước ta là một đòi hỏi bức thiết. Quy định của WTO về nhóm chính sách hỗ trợ trong nước được chia làm 3 nhóm tùy theo mức độ tác động của nó đến thương mại

Nhóm chính sách hp xanh “Green box” là những chính sách không hoặc rất ít có tác dụng làm bóp méo thương mại. Vì vậy, các nước được tự do áp dụng, không

phải cam kết cắt giảm. Để được miễn trừ cam kết cắt giảm, các chính sách phải thỏa

mãn các tiêu chí sau: Thông qua một chương trình do Chính phủ tài trợ không liên quan đến các khoản thu từ người tiêu dùng; không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất.

Các chính sách h tr nhm khuyến khích sn xut gi là “Chương trình phát trin” Xuất phát từ thực tế là hơn 2/3 số nước thành viên WTO là các nước đang phát triển và chậm phát triển (gọi chung là đang phát triển), trong mỗi lĩnh vực đều có những điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho nước đang phát triển. Trong phần chính sách hỗ trợ trong nước, các nước đang phát triển được dùng một số chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất.

Các chính sách hp h phách “amber box”: Bất kỳ chính sách can thiệp giá

thị trường nào và các chính sách hỗ trợ trong nước khác không đạt các tiêu chí tại

nhóm “hộp xanh” và “chương trình phát triển” sẽ được xếp trong nhóm này. Nhóm

quy định bằng 10% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ đối với các nước đang phát triển và 5% đối với các nước phát triển. (xem phụ lục 4) .

Cam kết ca Vit Nam: Căn cứ vào các quy định của WTO và thực tế chính sách hỗ trợ trong nước của Chính phủ trong thời gian qua, Việt Nam đã cam kết phần

chính sách hỗ trợ trong nước như sau: Nhóm chính sách “hộp xanh” được tự do áp

dụng, không phải cam kết cắt giảm, nhóm “chương trình phát triển”, là nước đang

phát triển nên Việt Nam được tự do áp dụng nhóm chính sách này, không phải cam

kết cắt giảm, nhóm “hộp đỏ” sẽ áp dụng ở mức tối thiểu (bằng 10% giá trị sản lượng của sản phẩm cụ thể hỗ trợ hoặc bằng 10% giá trị sản lượng ngành nông nghiệp đối với những hình thức hỗ trợ chung, không tính được theo sản phẩm cụ thể).

Việc gia nhập WTO cũng mang lại một số thuận lợi cho ngành nông nghiệp ở

Việt Nam. Nhà nước vẫn duy trì một số chính sách hỗ trợ đối với nông nghiệp ảnh

hưởng lớn đến sản xuất lúa gạo như: Nghị quyết 26-NQ/ TW ngày 5/8/2008 vê nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Nghị quyết của Chính phủ số 63/NQ-CP ngày

23/12/2009 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Nghị quyết của Chính phủ số

48/NQ-CP ngày 23/9/2009 về cơ chế chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Nhằm tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh lúa

gạo, Chính phủ đã ban hành nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 về kinh

doanh xuất khẩu gạo trong đó quy định giá thu mua lúa: Trên cơ sở giá thành sản xuất bình quân dự tính từng vụ, Bộ Tài chính xác định, công bố giá thóc định hướng ngay từ đầu vụ để làm cơ sở điều tiết giá thóc, gạo hàng hoá trên thị trường, góp phần bảo đảm mức lợi nhuận bình quân cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành. Trường

hợp giá thóc hàng hoá trên thị trường bằng hoặc cao hơn giá thóc định hướng, Nhà

nước không can thiệp. Trường hợp giá thóc hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá thóc định hướng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp điều tiết cụ thể để duy trì giá thóc, gạo hàng hóa trên thị trường không thấp hơn giá thóc định hướng, đồng thời bảo đảm hoạt động xuất khẩu gạo hiệu quả. Trong thời gian qua Nhà

nghiệp thu mua lúa từ bằng giá sàn trở lên như giao chỉ tiêu thu mua lúa tạm trữ, giao chỉ tiêu tín dụng, hỗ trợ lãi suất …

Thuế suất nhập khẩu gạo cam kết tại thời điểm gia nhập WTO là 40%, đảm

bảo sức cạnh tranh trong thị trường nội địa. Khi gia nhập WTO Việt Nam vẫn còn có những khoản hỗ trợ về nông nghiệp đặc biệt là những công trình thủy lợi. 30% trái

phiếu của chính phủ đã dành cho các công trình thủy lợi. Chính phủ cũng đã dành

3.000 tỷ đồng để nghiên cứu giống chất lượng cho ngành nông nghiệp 2.

Về phía tỉnh Hậu Giang, hàng năm tỉnh đã chi cho khuyến nông 4 tỷ đồng và đầu tư kết cấu hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp 15 tỷ đồng 3. Bên cạnh đó khi gia nhập WTO thì vấn đề về thị trường xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng sẽ được mở rộng, các sản phẩm nông nghiệp sẽ được tự do xâm nhập với thị trường thế giới và có tư cách bình đẳng mà không phải chịu những hạn chế về số lượng, không phải trở ngại qua các nước trung gian, thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với công nghệ hiện đại, có vốn đầu tư, đội ngũ lao động có

trình độ sẽ tạo điều kiện cho nông dân nâng cao được chất lượng lúa gạo cho xuất

khẩu.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)