Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nước và trên thế giới

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 51)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nước và trên thế giới

Theo số liệu của USDA (United States Deparment of Agriculture), giai đoạn

2000-2009 diện tích trồng lúa từ 155,3 triệu ha tăng lên 156,5 triệu ha cao nhất từ trước đến nay, tăng 1,2 triệu ha, tỷ lệ tăng 0,77%; năng suất gạo từ 3,9 tấn/ha tăng lên 4,3 tấn/ha tăng 0,4 tấn/ha, tỷ lệ tăng 10,25%; Sản lượng gạo từ 409,3 triệu tấn tăng lên 446,6 triệu tấn, tăng 37,3 triệu tấn tỷ lệ tăng 9,11% (xem phụ lục 1 bảng 2.1). Do diện tích gieo trồng tăng, năng suất được cải thiện nên sản lượng gạo tăng và giữ mức kỷ

lục từ trước đến nay. Châu Á là địa bàn cung cấp lúa gạo chủ yếu, chiếm trên 90%

sản lượng lúa gạo thế giới. Năm 2009 các nước sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới xếp

theo thứ tự là: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan,

Philippines, Miến Điện, Brazil, Nhật Bản (xem phụ lục 1 bảng 2.2).

Hình 2.6: Đồ thị diện tích và năng suất gạo trên thế giới từ năm 2000-2009. Nguồn: United states department of agriculture

Hình 2.7: Đồ thị diện tích và sản lượng gạo trên thế giới từ năm 2000-2009 (Sản lượng: triệu tấn; diện tích ha).

Nguồn: United states department of agriculture

- Sn xut lúa go trong nước.

Theo số liệu của AGROINFO, giai đoạn 2000-2009 diện tích trồng lúa từ 7,666 triệu ha còn 7,440 triệu ha, giảm 0,226 triệu ha, tỷ lệ giảm 2,94%; năng suất lúa từ 4,24tấn/ha lên 5,23 tấn/ha tăng 0,99 tấn/ha, tỷ lệ tăng 23,35%; Sản lượng gạo từ 20,493 triệu tấn lên 24,503 triệu tấn, tăng 4,010 triệu tấn tỷ lệ tăng 19,56% (xem phụ lục 1 bảng 2.3). Do diện tích gieo trồng giảm nhưng năng suất tăng nhanh hơn nên sản lượng vẫn tăng.

Hình 2.8: Đồ thị diện tích sản lượng gạo Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (diện tích: ha; sản lượng: triệu tấn)

Hình 2.9: Đồ thị năng suất sản lượng lúa Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Sản lượng: triệu tấn ; năng suất: tấn/ha)

Nguồn: AGROINFO

- Sn xut lúa go trong tnh Hu Giang.

+ Diện tích, năng suất, sản lượng.

Theo số liệu của niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2005-2009 diện tích trồng lúa từ 228 ngàn ha còn 191 ngàn ha, giảm 37 ngàn ha, tỷ lệ giảm 16,2%; năng suất lúa từ 4,85tấn/ha lên 5,19 tấn/ha tăng 0,34 tấn/ha, tỷ lệ tăng 7%; Sản lượng lúa từ 1,109 triệu còn 0,993 triệu tấn, giảm 0,116 triệu tấn tỷ lệ giảm 10,45% (xem phụ lục 1 bảng 2.4). Mặc dù năng suất tăng nhưng diện tích gieo trồng giảm nhanh do chuyển dịch cơ cấu cây trồng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nên sản lượng vẫn giảm.

Hình 2.10: Đồ thị năng suất sản lượng lúa Hậu Giang giai đoạn 2005-2009 (sản lượng: ngàn tấn; năng suất: tấn/ha)

Hình 2.11: Đồ thị diện tích sản lượng lúa Hậu Giang giai đoạn 2005-2009 (sản lượng: ngàn tấn; diện tích: ha)

Nguồn: Niên giám thống kê Hậu Giang + Giá thành sản xuất.

Sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu Giang nói

riêng là ngành sử dụng nhiều lao động, ít máy móc. Theo số liệu điều tra của Sở

NN&PTNT và sở Tài chính, chi phí sản xuất vụ hè thu 2009 là 2.737đ/kg lúa và vụ đông xuân 2010 là 3.235đ/kg, trong đó chi phí lao động luôn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 43% tổng chi phí sản xuất. Chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và xăng dầu bơm tưới chiếm 48% tổng chi phí sản xuất (xem phụ lục 1 bảng 2.5 và 2.6). Trong những năm gần đây, giá vật tư tăng cao theo biến động của thị trường thế giới và trong nước, lợi nhuận của người trồng lúa bị giảm sút, ảnh hưởng đến đời sống và vốn tái sản xuất,

thâm canh. Tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long được thiên

nhiên ưu đãi về điều kiện sản xuất lúa nên giá thành sản xuất thấp so với cả nước

(Xem phụ lục 1 bảng 2.7). Đây chính là lợi thế cạnh tranh của cty cổ phần lương thực Hậu Giang so với các cty khác trong vùng.

- Tiêu dùng và d tr go trên thế gii

Từ năm 2000-2009 theo đà phát triển dân số, tiêu thụ gạo thế giới từ mức 400,3 triệu tấn lên 434,6 triệu tấn tăng 8,56% tương đương 34,3 triệu tấn. Các nước tiêu thụ

gạo lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam,

Philippines, Miến Điện, Thái Lan, Brazil, Nhật Bản (xem phụ lục 1 bảng 2.10). Dự trữ gạo thế giới từ mức 143,1 triệu tấn còn 92,4 triệu tấn, giảm 35,43%, tương đương 50,7 triệu tấn. Trong 10 năm, sản lượng gạo sản xuất cao hơn mức tiêu thụ một ít. Riêng 4 năm 2002, 2003, 2004, 2005 sản lượng gạo sản xuất thấp hơn mức

tiêu thụ. Từ đó làm cho lượng dự trữ gạo thế giới giảm. Dự trữ gạo thế giới thấp nhất năm 2005 (73,4 triệu tấn), và năm 2006 bắt đầu tăng trở lại (xem phụ lục 1 bảng 2.1). Trung Quốc là nước có số lượng gạo dự trữ lớn nhất thế giới, nhưng đứng thứ nhì về tỷ lệ dự trữ so với tiêu thụ (33%). Việt Nam có số lượng gạo dự trữ đứng thứ 7, nhưng có tỷ lệ gạo dự trữ đứng chót trong số 8 quốc gia có số lượng gạo dự trữ cao nhất thế giới (xem phụ lục 1 bảng 2.11).

Hình 2.12: Đồ thị sản lượng, tiệu thụ và dự trữ gạo trên thế giới 2000-2009 Nguồn: United states department of agriculture

- Xut khu go trên thế gii.

Xuất khẩu gạo thế giới năm 2009 đạt 28,8 triệu tấn, tăng 26,31% (6 triệu tấn) so với năm 2000, năm xuất thấp nhất là năm 2000, năm xuất cao nhất là năm 2007 với

mức 31,9 triệu tấn (xem phụ lục 1 bảng 2.12). Xem đồ thị ta thấy những năm sản

lượng gạo thấp hơn mức tiêu dùng, xuất khẩu gạo vẫn không giảm, ngược lại những năm sản lượng gạo cao hơn mức tiêu dùng, một số nước đã tự cân đối nên giảm nhập khẩu, hoặc nếu có nhập để tăng số lượng dự trữ.

Hình 2.13: Đồ thị sản lượng, tiêu dùng và xuất khẩu gạo thế giới từ 2000-2009 Nguồn: United states department of agriculture

Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2009 với khối lượng khoảng 2 triệu tấn. Tiếp theo là các nước Nigeria, Iran, Saudi Arabia, Iraq, Malaysia, Cote d’ivoire, Senegal, United States, Japan (xem phụ lục 1 bảng 2.13).

Nhu cầu nhập khẩu gạo tại các nước Trung Đông liên tục tăng trong thời gian

gần đây. Năm 2009, tổng lượng gạo nhập khẩu tại khu vực này đạt 5,785 triệu tấn,

tăng 1% so với tổng lượng nhập khẩu gạo của khu vực này trong năm 2008 21.

Tình hình giá c trên th trường thế gii

Giá gạo thế giới tăng dần từ năm 2000 đến tháng 1 năm 2011 (Tháng 1 năm 2000, giá 241USD/tấn; tháng 1 năm 2011, giá 528USD/tấn tăng 119%). Năm 2008, giá gạo tăng đột biến do khủng hoảng lương thực thế giới, tháng 4 năm 2008 giá gạo lên đến đỉnh điểm 907USD/tấn. Thái Lan vẫn là nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo.

Chính vì vậy, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan (FOB Băng-cốc) được coi như giá

chuẩn mực của giá quốc tế (xem phụ lục 1 bảng 2.14).

Hình 2.14: Đồ thị bảng giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Thái Lan từ năm 2000- 2011(đơn vị tính: USD/tấn)

Nguồn: World Bank commodity price data

- Tình hình xut khu go ca Vit Nam.

21

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Sản lượng xuất khẩu gạo có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2000 - 2009. Năm 2000 xuất được 3,477 triệu tấn gạo. Năm 2009, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mức kỷ lục với 5,950 triệu tấn, tăng 71% so với năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tăng 1.928 triệu USD, tỷ lệ tăng 289% (xem phụ lục 1 bảng 2.15). Điều này cho thấy 10 năm qua, giá gạo xuất khẩu tăng nhanh hơn khối lượng xuất khẩu gấp 4 lần.

Hình 2.15: Đồ thị khối lượng gạo và giá cả xuất khẩu giai đoạn 2000-2009 (khối lượng: triệu tấn; giá cả: USD/tấn)

Nguồn AGROINFO

Xuất khẩu lúa gạo nước ta ngày càng tăng trước hết là do sự phát triển của khoa học-công nghệ đã cải thiện công tác giống, chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh... giúp tăng năng suất lúa, nâng cao nguồn cung lúa gạo trong nước. Việc giữ vững và gia tăng sản lượng lúa của cả nước là tiền đề tốt cho việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gạo trên các thị trường trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, một nguyên nhân không kém phần quan trọng, là do quá trình

công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng ở nhiều quốc gia đang phát triển

trên thế giới làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp. Nguồn cung trên thế giới giảm đã tạo cơ hội cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam phát triển.

Hình 2.16: Đồ thị sản lượng, tiêu dùng và xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (đơn vị: triệu tấn)

Nguồn AGROINFO

Gạo nước ta đã xuất khẩu sang 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới 22,

trong đó có cả các thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Lúa gạo xuất

khẩu của Việt Nam không chỉ giữ được thị phần xuất khẩu ở những thị trường truyền thống (châu Á, châu Âu và châu Mỹ) mà còn mở rộng, phát triển thêm thị trường mới (châu Phi và Trung Đông). Sự vươn lên trong thị trường lúa gạo thế giới của Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang Châu Á đạt 3,21 triệu tấn , tăng 19,9% so với năm 2008 và chiếm 53,8% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Châu Phi: 1,67 triệu tấn, tăng 41,7%; Châu Mỹ 497 nghìn tấn, giảm 9,2% so với năm 2008. Hợp đồng tập trung chiếm 42,7% và hợp đồng thương mại chiếm 57,3%. Chủng loại gạo xuất khẩu: Gạo cao cấp chiếm 40,25%, gạo cấp trung bình chiếm 20,49%, gạo cấp thấp chiếm 27,3%, nếp chiếm 0,79%, tấm chiếm 6,82%, gạo thơm các loại

chiếm 3,66% 23.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 5% tấm của Việt Nam từ năm 2001 đến tháng 1 năm 2011 tăng 198%. Trong cùng thời gian giá gạo xuất khẩu bình quân 5% tấm của Thái Lan tăng 203%. Giá gạo xuất khẩu bình quân 5% tấm của Việt Nam luôn luôn

22Theo thống kê trong báo cáo thường niên ngành lúa gạo Việt Nam năm 2008 của AGROINFO 23

thấp hơn Thái Lan, năm 2009 có mức chênh lệch cao nhất 123USD/tấn (xem phụ lục 1 bảng 2,16).

Hình 2.17: Đồ thị giá gạo xuất khẩu bình quân 5% tấm của Việt Nam và Thái Lan từ năm 2001-2011

Nguồn: FAO Rice market monitor tháng 1 năm 2011

Các th trường xut khu go ln nht ca Vit Nam.

+ Philippines là thị trường tập trung của chính phủ. Chủ yếu được xuất khẩu

với hình thức ủy thác qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Trực tiếp xuất khẩu sang thị trường này chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây là thị trường có hợp đồng xuất khẩu với số lượng lớn nhất, có giá xuất khẩu cao hơn so với các thị trường còn lại. Chiếm phần lớn trong lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này là gạo 25% tấm.

Philippines là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới và cũng là khách hàng nhập

khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam hiện nay, với khối lượng nhập khẩu 11 tháng đầu

năm 2009 đạt 1,59 triệu tấn, trị giá 859,6 triệu USD, chiếm 28,38% về lượng và

34,5% về giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009.Do đó cần

phải có nhưng giải pháp và chính sách đặc biệt để giữ ổn định thị trường này.

+ Malaysia là một trong các thị trường truyền thống nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, với khối lượng nhập khẩu đạt 528 nghìn tấn, trị giá 231,78 triệu USD, chiếm hơn 9% về lượng và hơn 9% về giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo 15% tấm. Tại thị trường này phải chịu sự cạnh tranh khá gay

gắt về giá với các đối thủ, đặc biệt là Thái Lan. Mặc dù cơ chế điều hành xuất khẩu

gạo năm 2010 xem Malaysia là thị trường tập trung đã hạn chế được sự cạnh tranh

trong nước, nhưng cũng cần có chính sách riêng nhằm giảm thiểu khả năng cạnh tranh từ Thái Lan.

+Các nước nhập khẩu gạo số lượng lớn của Việt Nam tiếp theo là Singapore, Taiwan, Iraq,Nga, Hongkong, Nam Phi, Ucraina, Indonesia (xem phụ lục1 bảng 2.17). Còn đối với thị trường xuất khẩu thì khách hàng rất đa dạng, nhưng nhìn chung

thì có xu hướng đòi hỏi chất lượng cao và ổn định (Indonesia và Philippine thường

nhập gạo 10- 15% tấm, Trung Đông và Châu Âu thường nhập gạo 5% tấm), chỉ có thị trường Châu Phi thường nhập gạo 25%, 35% tấm với giá rẻ.

Tổng hợp khái quát tình hình nhập khẩu lương thực trên thế giới cho chúng ta thấy thị trường xuất khẩu lương thực hiện nay trên thế giới còn rất nhiều thị trường

tiềm năng hiện chưa khai thác được, việc cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu

bên cạnh yếu tố cạnh tranh về giá vẫn còn mang màu sắc chính trị.

Hình 2.18: Đồ thị cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009. Nguồn: AGROINFO, tính theo số liệu của Bộ NN&PTNT

2.2.2.Môi trường vi mô 2.2.2.1. Người tiêu th: - Th trường trong nước.

Năm 2009, tổng cung gạo tại Việt Nam là 26,906 triệu tấn, trong đó tiêu dùng

nội địa 19 triệu tấn chiếm 70% 24. Người tiêu dùng trong nước ngày càng có nhu cầu

cao hơn về chất lượng. Tại khu vực thành thị, nhiều người sẵn sàng mua gạo ngon hơn, ngay cả khi giá cao. Hơn nữa, nông sản sạch, không có dư lượng thuốc kháng sinh …để bảo vệ sức khỏe đang được nhiều người quan tâm. Tại nhiều đại lý gạo, chợ

24

đầu mối và một số siêu thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh các mặt hàng gạo cao cấp với những tên gạo mới như Hồng Hạc, Chín rồng vàng (Cty lương thực Tiền Giang), Trạng Nguyên (Cty lương thực Sông Hậu), Nàng Hương Chợ Đào (Long An),

Tám Xoan Hải Hậu cùng với gạo thơm Thái (như Jasmine, mali), Nhật, Đài Loan,

Hàn Quốc đang trở nên phổ biến, gần gũi với người tiêu dùng. Đối với thị trường nội địa thì khách hàng mục tiêu là người dân đô thị, phân chia có thu nhập thấp, trung bình và khá trở lên để đáp ứng yêu cầu về chất lượng gạo.

Theo niên giám thống kế năm 2009 sản lượng gạo của Hậu Giang là 687 ngàn

tấn, trong đó tiêu dùng 167 ngàn tấn chiếm 24%, thương mại là 520 ngàn tấn chiếm

76%. Tại vùng nông thôn, phần lớn hộ nông dân tự cung tự cấp gạo, hoạt động mua bán gạo chỉ diễn ra ở đô thị. Tiêu dùng gạo tại các đô thị tỉnh Hậu Giang khoảng 33 ngàn tấn chiếm 5% sản lượng gạo toàn tỉnh. Đặc điểm sản xuất và tiêu dùng gạo trong tỉnh của Hậu giang cũng là đặc điểm của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu long. Do đó việc mua bán gạo trong nước nên tập trung tại các đô thị ĐBSCL và các tỉnh từ Thành Phố Hồ chí Minh trở ra và cung ứng cho các đơn vị có điều kiện xuất khẩu.

Qua khảo sát giá gạo 3 năm 2007-2009 tại Hậu Giang, từ tháng 1/2007 đến

tháng 12/2009 giá gạo từ 4.360đ/kg tăng lên 9.273đ/kg, tỷ lệ tăng 113%. Giá gạo năm sau cao hơn năm trước (trừ năm 2008 là năm khủng hoảng lương thực trên thế giới nên giá gạo trong nước diễn biến phức tạp). Giá gạo quý IV cao nhất trong năm (xem phụ lục 1 bảng 8 và 9).

Hình 2.19: Đồ thị giá gạo tại Hậu giang 3 năm 2007-2009 (đơn vị:đ/kg). Nguồn AGRODATA

Giá lúa và giá gạo tỷ lệ thuận với nhau. Từ tháng 7/2008 chênh lệch giữa giá lúa và giá gạo mở rộng.

Hình 2.20: đồ thị giá lúa và giá gạo Hậu Giang 3 năm 2007-2009 (đơn vị: đ/kg) Nguồn AGRODATA

2.2.2.2. Người cung ng:

Về cung ứng nguyên liệu, các thành viên tham gia mạng lưới cung ứng như

sau: Nông dân, hàng sáo, nhà máy xay xát lau bóng tư nhân.

NÔNG DÂN Nhà máy xay xát tư nhân Tổ thu mua của Cty Hàng sáo

Hình 2.21: Sơ đồ cung ứng nguyên liệu

Cty đã triển khai công tác thu mua như sau25:

Đối với các hợp tác xã thuộc vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao, Cty ký hợp đồng với hợp tác xã tiêu thụ nông sản cho nông dân. Từng bước triển khai việc đầu tư phân bón, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật tạo mối liên kết giữa cty và các hợp tác xã nông nghiệp.

25

Mở 5 điểm thu mua cố định tại các kho của 3 xí nghiệp bao gồm Thành phố Vị

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)