7. Kết cấu luận văn
2.2.4. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE
Để đánh giá mức độ nỗ lực trong việc theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng những cơ hội và né tránh những đe dọa từ môi trường bên ngoài như đã phân tích ở trên, tác giả lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE). Cách xây dựng ma trận như sau:
- Các “yếu tố chủ yếu” được lấy từ các cơ hội và mối đe dọa.
- “Mức độ quan trọng” của các yếu tố được đo lường bằng phương pháp
chuyên gia. Cách thức thu thập thông tin được trình bày ở câu hỏi 3 phụ lục 2.
- Xác định điểm “phân loại” được được đo lường bằng phương pháp chuyên
gia. Cách thức thu thập thông tin được trình bày ở câu hỏi 2 phụ lục 3. Kết quả: sử dụng kết quả tính toán của bảng 2.1 phụ lục 3.
Bảng 2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài TT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Sốđiểm quan trọng I Cơ hội
1 Nhu cầu gạo trong nước và thế giới gia tăng. Khủng hoảng lương thực trên thế giới, giá lương thực tăng cao
0,09 4 0,36 2 Điều kiện tự nhiên để sản xuất lúa được thiên
nhiên ưu đãi.
0,09 4 0,36 3 Nguồn nguyên liệu dồi dào 0,07 4 0,28
4 Chính trị pháp luật 0,07 4 0,28
5 Tăng trưởng kinh tế cao 0,06 3 0,18 6 Tỷ giá đồng Việt Nam so với đô la tăng 0,06 3 0,18 7 Chính phủ và các Bộ ngành quan tâm đến công
tác xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu, giảm nhập siêu
0,06 3 0,18
II Thách thức
1 Thiên tai dịch bệnh phá hại mùa màng 0,09 2 0,18 2 Cạnh tranh ngày càng gay gắt, xuất hiện các đối
thủ mới
0,09 3 0,27 3 Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm,
vệ sinh an toàn thực phẩm.
0,07 3 0,21
4 Lãi suất tăng 0,07 3 0,21
5 Lạm phát 0,06 2 0,12
6 Yêu cầu về nguồn vốn lớn đềđầu tư nâng cấp, mở rộng sản xuất
0.06 2 0,12 7 Đầu tư nghiên cứu giống mới để tạo ra gạo chất
lượng cao và giảm tổn thất sau thu hoạch hạn chế
0,06 2 0,12
Cộng 1,00 3,05
Từ kết quả ma trận tại bảng 2.2 số điểm quan trọng tổng cộng bằng 3,05 cho thấy phản ứng của Công ty đối với các yếu tố bên ngoài khá tốt.
Công ty đã khai thác tốt các thời cơ như nhu cầu gạo trong nước và thế giới gia
tăng, khủng hoảng lương thực trên thế giới, giá lương thực tăng cao; điều kiện tự
nhiên để sản xuất lúa được thiên nhiên ưu đãi; nguồn nguyên liệu dồi dào; chính trị
pháp luật như gia nhập Gia nhập AFTA, WTO, Ký hiệp định thương mại Việt Mỹ, các văn bản của Chính phủ và Bộ ngành hỗ trợ ngành kinh doanh lúa gạo; hạn chế thách thức như thiên tai và dịch bệnh phá hại mùa màng; cạnh tranh ngày càng gay gắt, xuất hiện những đối thủ mới; yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm; lãi suất tăng.
Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, thiên tai và dịch bệnh phá hại mùa màng; lạm phát, tỷ giá đồng Việt Nam so với đô la tăng; yêu cầu về nguồn vốn lớn để đầu tư nâng cấp, mở rộng sản xuất; nghiên cứu giống mới để tạo ra gạo chất lượng cao và giảm tổn thất sau thu hoạch đã làm cho điểm tổng cộng đối với các yếu tố bên ngoài chưa cao.
2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 2.3.1. Quản trị.