Kinh tế:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 41)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1.3. Kinh tế:

Năm 2010 và những tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đã tăng khá cao. Chính phủ đã đề ra mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong

năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu này đều được điều chỉnh

thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức 32,4% và M2

tăng 33,3%). Lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại tăng cao, tiền đồng tiếp tục mất giá so vối đô la Mỹ. Diễn biến trên đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh lúa gạo. Giá phân bón, thuộc bảo vệ thực vật, xăng dầu, điện, nhân công tăng ảnh hưởng đến giá thành sản xuất lúa gạo. Ngành kinh doanh lúa gạo cần một lượng

tiền lớn để thu mua dự trữ trong nhiều tháng nhưng lãi suất cao, định mức tín dụng

2

Các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ NN&PTNT 3Báo cáo tổng kết 5 năm 2005-2010 của Sở NN&PTNT

giảm tạo ra những thách thức lớn cho doanh nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ phân tích một số yếu tố kinh tế:

- Lm phát và lãi sut:

Chỉ số lạm phát (%)từ năm 2001 đến năm 2010 như sau:

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 CPI 100,8 104 103 109,5 108,4 106,6 112,6 119,9 106,88 111,75

Nguồn: Niên giám thống kê

Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn lạm phát của Việt Nam

Trên đồ thị, lạm phát của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010 có xu hướng

tăng dần. Tình hình lạm phát đã tác động đến hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng

đến người nông dân và hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh lương thực:

Đối với các ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài

mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (tháng 6 /2008: 18% /năm cho kỳ hạn 6 tháng 4 ;

Tháng 3/2011: 14%/năm 5), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục

cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên. Từ đó tăng lãi suất cho vay, đầu năm 2008, lãi

suất cho vay khoảng 18,5-19%/năm, đến quý III, lãi suất cho vay tăng sát mức

21%/năm. Đến 31/12, lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 12-12,75%/năm, cuối

năm 2010 lãi suất cho vay khoảng 16-22%6. Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả

sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đã bị giảm sút, nhiều DN bị thua lỗ,

4Ngân hàng SeABank

5Thôngtư 02/TT-NHNN ngày 3/3/2011 6

khả năng trả nợ bị suy giảm. Đặc điểm của sản xuất lúa là người nông dân thu hoạch theo mùa, sau khi thu hoạch, sẽ dự trữ đủ ăn đến vụ thu hoạch tới, còn lại sẽ bán để

trang trải chi phí. Các cty lương thực phải vay tiền rất lớn để thu mua dự trữ khi vụ

mùa thu hoạch. Sau đó xay xát và cung ứng tiêu thụ theo các hợp đồng ký kết. Lãi

suất cao sẽ tác động lớn đến chi phí của doanh nghiệp trong thời gian dự trữ. Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh

vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng hạn chế cho khách hàng. Các doanh

nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động SXKD, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động.

Lạm phát tăng cao đã làm giá đầu vào và đầu ra của các nguyên vật liệu, sản

phẩm biến động không ngừng tạo nên sự mất ổn định trong thị trường, gây khó khăn không nhỏ đối với các Doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa giá cả tăng cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

Lạm phát làm giảm thu nhập và tiền công thực tế của người dân, làm xói mòn lợi nhuận của doanh nghiệp và giảm động cơ đầu tư. Một khi đầu tư giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng lên và làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân.

- T giá hi đoái

Theo các tài liệu thống kê thì diễn biến chỉ số giá đôla (%)như sau:

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 USD 103,9 101,98 101,56 100,4 100,9 101 100 106,3 109,17 109,68

Nguồn: Niên giám thống kê

Từ đồ thị trên chúng ta có thể thấy được VND đã được neo giá vào USD trong khoảng thời gian khá dài. Song cũng trong thời gian này, USD lại mất giá đáng kể so với các đồng tiền khác, ngược lại đồng VN vẫn bị neo vào đồng USD.

Hiện nay để thực hiện các mục tiêu kinh tế và quản lý thị trường ngoại hối hiệu quả, Việt Nam đang duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý.. Theo số

liệu của Ngân hàng ngoại thương tỷ giá đô la tháng 12/2007 là 16.043đ/USD, đến

tháng 12/2010 là 19.500đ/USD. Tỷ giá VND so với USD tăng sẽ giúp cho giá cả của

hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu tính bằng tiền nước ngoài giảm đi tương đối trên thị

trường nước ngoài, từ đó góp phần giúp cho gạo xuất khẩu của chúng ta có sức cạnh

tranh tốt hơn trên thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu luôn duy trì tốc độ tăng

trưởng cao. Hơn nữa tỷ giá hối đoái tăng khiến cho giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên tương đối trên thị trường nội địa, giá nguyên liệu đầu vào sẽ tăng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ở Việt Nam, tỷ

giá VNĐ không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, mà còn ảnh

hưởng đến nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp.

- Tc độ tăng GDP:

Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2001 đến năm 2010:

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GDP 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,48 6,23 5,32 6,78

Nguồn: Niên giám thống kê

Hình 2.4: Đồ thị tăng trưởng GDP từ năm 2001 đến năm 2010

Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2001-2010 đã tăng từ 413USD lên

1.168USD, chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Do thu nhập của người dân có xu hướng ngày càng tăng nên xu

thay thế bằng “ăn ngon, mặc đẹp” và đòi hỏi đảm bảo vệ sinh an toàn thực

phẩm. Lượng gạo trong khẩu phần của mỗi gia đình hầu như đã giảm xuống, một bộ

phận không nhỏ dân cư đã chuyển sang dùng những loại gạo có chất lượng cao hơn.

Do vậy, tiêu dùng gạo nội địa đã có những biến đổi về số lượng và chất lượng gạo

trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)