7. Kết cấu luận văn
3.4.2.5 Chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường
Lựa chọn các thị trường mục tiêu, sắp xếp các phân đoạn thị trường xuất
khẩu gạo theo thứ tự ưu tiên đối với thị trường xuất khẩu gạo mang tính chiến lược,
lâu dài. Ưu tiên cho thị trường xuất khẩu, nâng tỷ trọng gạo xuất khẩu lên 75% trên tổng số lượng gạo bán ra. Thâm nhập các thị trường xuất khẩu truyền thống như Philippines, Malaysia, Indonesia, Bangladesh. Tập trung phát triển các thị trường nằm
trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là Singapore, Taiwan, Iraq, Nga,
Hongkong, Nam Phi, Ucraina. Đồng thời phát triển các thị trường Châu Phi mà gạo
Việt Nam đã có mặt như Bờ Biển Ngà, Nigeria, Senegal, Congo, Guinea, Ghana,
Mozambique và Trung Đông như Iran, Ả Rập Xê Út, UAE ……
Ngoài các thị trường trên, cần tăng cường đa phương hóa thị trường xuất khẩu như Trung quốc, Đông Timo, Brazil, Cuba, Mexico, Syria, Kenya, Angola… , không nên chỉ tập trung vào một số thị trường lớn. Khi có cơ hội phải chiếm lĩnh và biến những thị trường tiềm năng thành những thị trường quen thuộc và truyền thống của
mình. Việc đa phương hóa thị trường sẽ đòi hỏi những chi phí ban đầu lớn trong tìm
kiếm bạn hàng, nghiên cứu thị trường….
Đa dạng hóa chủng loại gạo với nhiều loại khác nhau để có thể đáp ứng các nhu cầu của thị trường thế giới. Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhưng phải mang tính tích cực, ngày càng có nhiều chủng loại đặc sản, gạo thơm phù hợp với nhu cầu thị hiếu thị trường gạo các nước phát triển trên thế giới.
Khai thác nhu cầu thị trường nội địa, nhắm vào tầng lớp dân cư đô thị với thị hiếu gạo phẩm cấp tốt giá cao và gạo có thương hiệu. Hướng đi này đòi hỏi chi phí tốn kém về phát triển mạng lưới phân phối…tuy nhiên sẽ tránh được rủi ro khi thị trường xuất khẩu biến động.