7. Kết cấu luận văn
2.2.1.1. Môi trường tự nhiên:
Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích khoảng 3,96 triệu ha, phần lớn là đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa là 1,85 triệu ha. Toàn vùng hiện có hơn 18 triệu người, trong đó gần 80% dân số sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản và cây ăn trái… Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác khai hoang, thủy lợi, xả phèn rửa mặn, cải tạo đất hoang hóa, chủ động tưới tiêu, tạo tiền đề cho các giống lúa thích nghi phát triển đã mở rộng diện tích trồng lúa và tăng vụ nên diện tích sản xuất lúa tăng 49,6%, công tác nghiên cứu giống, công
tác khuyến nông… đã giúp ĐBSCL nâng sản lượng lúa từ 4,2 triệu tấn năm 1976 lên
trên 21 triệu tấn vào năm 2009, chiếm đến 90% lượng gạo xuất khẩu.
Theo tài liệu quy hoạch nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 của Sở nông
nghiệp, Tỉnh Hậu Giang được thành lập vào ngày 01/01/2004, nằm ở Tiểu Vùng Tây Sông Hậu thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), cách Tp. Cần Thơ 60 km và cách Tp. Hồ Chi Minh 250 km. Phía Bắc giáp Thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh
Kiên Giang, phía Tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía
Đông Bắc giáp sông Hậu. Hiện tỉnh có 7 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và 5 huyện là Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ. Về giao thông có nhiều tuyến giao thông thủy bộ Quốc gia quan trọng nối với các tỉnh trong vùng, bao gồm: về đường bộ có QL1A, QL61, QL61B và về đường thủy có sông Hậu, kênh Xà No, kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, kênh Nàng
Mau. Hậu Giang là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ cao
(trung bình cả năm là 27,2oC, trung bình thấp nhất: 19,4oC; trung bình cao nhất: 35,4
oC) và thay đổi theo mùa trong năm (2 mùa rõ rệt). Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến
năm). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến cuối tháng 11 với lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm. Gần chung với thời gian này, lũ từ sông Hậu tràn về (từ tháng 8 đến tháng 10).. Trên địa bàn tỉnh có 4 hệ thống sông lớn, gồm: sông Hậu (đoạn chảy qua tỉnh dài 8 km), sông Cái Lớn (đoạn qua tỉnh 57 km), sông Cái Tư (đoạn qua tỉnh dài 15 km) và sông Nước Trong (đoạn qua tỉnh 16 km), cùng với hệ thống kênh rạch
khá dày (mật độ sông rạch trung bình 1,8-2 km/km2), trong đó có khoảng 20 tuyến
kênh rạch chính vừa làm nhiệm vụ cấp nước, vừa làm nhiệm vụ tiêu nước cho tỉnh.
Theo bộ môn nông học, có 4 yếu tố cơ bản về khí hậu ảnh hưởng đến phát triển cây
lúa. Thứ nhất là nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ phát triển của cây lúa
nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Nhiệt độ thích hợp từ 20-300C. Thứ hai là cường độ ánh
sáng thể hiện chủ yếu bằng năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu trên đơn vị diện tích
đất (lượng bức xạ). Bức xạ mặt trời được coi là yếu tố khí tượng quan trọng nhất quyết định năng suất lúa, đặc biệt là ở giai đoạn trổ và chín. Thứ ba là nước vừa là yếu tố tăng năng suất quan trọng, vừa là yếu tố hạn chế năng suất. Thiếu nước ở mọi giai đoạn đều làm giảm năng suất lúa, đặc biệt là ở giai đoạn phân bào giảm nhiễm đến trổ
bông. Lúa ngập nước ở các mức độ khác nhau vào các giai đoạn khác nhau thì năng
suất lúa sẽ bị giảm khác nhau. Thứ tư là gió mạnh ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của đòng lúa …Gió nhẹ giúp cho quá trình trao đổi không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình quang hợp và hô hấp.
So sánh điều kiện tự nhiên của tỉnh với phân tích khoa học ở trên, tỉnh Hậu
Giang có điệu kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai phù sa bồi lắng màu mở rất thuận lợi
phát triển cây lúa. Từ xưa đến nay cây lúa được xem là cây trồng chủ lực trong sản
xuất ngành trồng trọt và thu nhập của nông hộ. diện tích đất tự nhiên là 160.114 ha,
diện tích đất nông nghiệp là 139.338 ha, chiếm 87% diện tích đất tự nhiên, trong đó
diện tích trồng lúa 82.710 ha, diện tích sản xuất lúa (bao gồm 3 vụ) 202.808ha, sản
lượng 1.020.503 tấn, năng suất 5,032 tấn/ha 1. Do quá trình công nghiệp hóa vả đô thị
hóa, đến năm 2020 dự tính diện tích gieo trồng lúa sẽ chỉ còn 170.000 ha, năng suất
dự kiến là 6 tấn/ha, và sản lượng sẽ là 1.020.000 tấn. Như vậy giai đoạn từ nay đến
năm 2020 bình quân hàng năm tỉnh Hậu Giang sản xuất 1 triệu tấn lúa.
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất lúa gạo:
- Xâm nhập mặn kết hợp với thiếu nước đầu nguồn của sông Mê kông từ tháng 12 đến tháng 5 đã trở nên nghiêm trọng. Lưu lượng nước ngọt trên thượng nguồn đổ về vùng hạ du thấp, nhất trong tháng tư và có xu hướng càng ngày càng cạn kiệt do việc khai thác sử dụng nước ngày càng nhiều trên thượng nguồn. Điều này sẽ dẫn đến việc thiếu nước ém phèn và đất càng ngày càng bị chua phèn .
- Nông dân sản xuất lúa gặp nhiều rủi ro do sâu bệnh; thiên tai như: lũ lụt, hạn hán, nhiễm mặn. Dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá là mối quan tâm hàng đầu của ngành nông nghiệp, nó ảnh hưởng tới thu nhập của người dân và an ninh lương thực quốc gia đặc biệt là chất lượng gạo xuất khẩu.