Xây dựng chiến lược

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 105)

7. Kết cấu luận văn

3.4. Xây dựng chiến lược

3.4.1. Chiến lược tng quát

Giữ vững và tăng cường hơn nữa vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước lẫn nước ngoài trên cơ sở phát huy những cơ hội, lợi thế; hạn chế ngăn ngừa những nguy cơ, điểm yếu nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh tối đa cho công

ty. Duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững, giữ vững và mở rộng thị phần,

thị trường trong nước và quốc tế. Mức độ tăng trưởng doanh thu hàng năm từ 15%

lượng gạo bán ra.

3.4.2. Các chiến lược c th

Từ chiến lược tổng quát chủ đạo nêu ở phần trên, cùng với sự kết hợp các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong ma trận SWOT, ta có các chiến lược cụ thể sau:

3.4.2.1 Chiến lược phát trin cht lượng ngun nhân lc và nâng cao năng lc qun lý

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là quá trình tạo lập và phát triển năng lực toàn diện của con người vì sự tiến bộ kinh tế, xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. Nó là kết quả tổng hợp của cả 03 bộ phận cấu thành gồm: Giáo dục, đào tạo và phát triển. Ở đây, giáo dục được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp, hoặc chuyển sang nghề mới, thích hợp hơn

trong tương lai. Cần chú ý rằng, năng lực của người lao động ở đây được thể hiện ở

kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ của người lao động đó, và ứng với mỗi mục tiêu công việc, cần một loại năng lực nhất định. Như vậy, nói đến năng lực của người lao động là nói đến cả 3 yếu tố: Thái độ, kỹ năng và kiến thức. Thái độ là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của người lao động với công việc cũng như với tổ chức. Một người có thể có kiến thức sâu rộng, kỹ năng chuyên nghiệp nhưng thái độ bàng quan với cuộc sống, vô trách nhiệm với xã hội thì chưa chắc đã làm tốt công việc.

Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Các doanh nghiệp và các nhà quản trị có quan tâm, nhận thức mới về vai trò

của nguồn lực con người. Nguồn nhân lực được coi là tài sản quý cần được đầu tư,

phát triển nhằm mang lại sự thoả mãn cá nhân đồng thời đóng góp nhiều nhất cho

doanh nghiệp. Đầu tư vào nguồn nhân lực có tỷ lệ thu hồi vốn cao, do vốn nhân lực

càng được sử dụng nhiều thì giá trị gia tăng càng tăng lên, càng tạo ra nhiều thu nhập. Đầu tư vào vốn nhân lực không gây áp lực về khối lượng vốn cần huy động trong khoảng thời gian ngắn, do quá trình đầu tư dài và sau khi đã đầu tư thì vốn nhân lực tự

duy trì và phát triển. Hiệu ứng lan toả của đầu tư vào vốn nhân lực rất lớn , tạo ra

những đột biến không lường trước được đối với phát triển kinh tế, do đặc điểm của

vốn nhân lực mang tính sáng tạo, tự phát huy tiềm năng mà các nguồn vốn khác không có. Sự tiến bộ vược bậc của khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế tri thức, xu

hướng toàn cầu hoá và mở cửa nền kinh tế đã làm cho những ngành nghề cũ không còn nhu cầu và bị thay thế bởi những ngành nghề mới hoặc sử dụng công nghệ cao hơn. Sự thay đổi nhanh chóng môi trường kinh doanh trên phạm vi toàn cầu tạo ra áp

lực tâm lý cho cả doanh nghiệp lẫn nhân viên phải linh hoạt thích ứng và biết chấp

nhận rủi ro. Sự phát triển mạnh mẽ của internet tạo nhiều cơ hội trong giao lưu, tiếp xúc, phá bỏ hàng rào ngăn cản trong thị trường lao động truyền thống. Điều này cho phép các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả các phương thức kinh doanh, tổ chức quản lý, đào tạo qua mạng…nhưng cũng gây ra áp lực cạnh tranh lớn hơn trong việc thu hút và duy trì những nhân viên giỏi. Toàn cầu hoá, các doanh nghiệp phải cạnh tranh vô

cùng khó khăn với các công ty trong và ngoài nước. Văn hoá toàn cầu bắt đầu tác

động đến văn hoá tổ chức trong doanh nghiệp.Tất cả đều gây sức ép buộc doanh nghiệp phải áp dụng các phương thức quản lý hiện đại, chuyên nghiệp. Quan hệ giữa người lao động và người có vốn là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, đôi bên cùng có lợi. Hệ thống luật pháp buộc các doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến quyền lợi của

nhân viên và môi trường sinh thái. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đang thiếu trầm

trọng đã gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng nhân viên. Nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động

sản xuất kinh doanh. Công ty không chỉ quan tâm đến việc chăm lo, bồi dưỡng, đào

tạo phát triển đội ngũ nhân sự hiện tại mà còn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ kế

thừa trong tương lai. Tạo môi trường làm việc vui tươi phấn khởi, kích thích động

viên nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, tăng năng suất lao động, trung thành tận tụy với công ty và nâng cao hiệu quả của tổ chức, hỗ trợ cho mục tiêu phát triển của công ty.

3.4.2.2 Chiến lược ngun nguyên liu:

Quy hoạch vùng chuyên canh lúa chất lượng cao là đòi hỏi khách quan đáp

ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, chủng loại và cấp

loại gạo, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa một loại gạo nào đó so với nhu cầu. Phải

phối hợp đồng bộ các hoạt động từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao chất lượng,

giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường. Không nắm được chính xác thông tin thị trường trong bước quy hoạch tổng thể hoặc sản xuất theo lối tự phát, nghĩa là nhà sản xuất gạo chỉ bán cái mà mình có sẵn, chứ không phải cái mà thị

trường cần, đi ngược với marketing hiện đại. Tuy nhiên, việc quy hoạch trước hết phải đảm bảo được lợi ích thoả đáng cho người nông dân. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, việc quy hoạch sẽ không trở thành hiện thực.

3.4.2.3 Chiến lược nâng cao cht lượng sn phm.

Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của hàng

hoá nói chung và mặt hàng gạo nói riêng. Nói một cách khác, chất lượng là vấn đề

sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nếu không quan tâm đến nâng cao chất

lượng thì các doanh nghiệp không những gặp khó khăn ngay ở thị trường trong

nước, chưa nói đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đối với mặt hàng gạo, một

loại lương thực thường dùng hàng ngày có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người

thì việc nâng cao chất lượng lại càng quan trọng và cần được quan tâm hơn. Chất

lượng gạo phải đáp ứng phẩm chất xay xát, trong đó đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ gạo

nguyên, phẩm chất cơm chú trọng hàm lượng amiloze, độ trở hồ, độ dài hạt gạo, bạc

bụng, mùi thơm, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực thực phẩm phù hợp với xu hướng người tiêu dùng để có thể cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại trên thị trường nội địa và thế giới.

3.4.2.4 Chiến lược phát trin sn phm mi.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống người dân ngày càng được cải

thiện, nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi theo xu hướng ngày càng cao. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã làm cho các phương tiện kỹ thuật trước đây bị lạc hậu, dần dần bị thay thế bởi các phương tiện kỹ thuật hiện đại, sản phẩm được

tạo ra ngày càng tốt hơn trước đây. Tình hình cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng

gay gắt. Công ty muốn giữ vững vị trí của mình trên thị trường thì phải đa dạng các

loại lúa gạo, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Tập trung các sản phẩm gạo

chất lượng cao tạo ra sản phẩm mới và sản phẩm khác biệt nhằm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đem lại nhiều lợi nhuận.

Phục tráng các giống lúa đặc sản địa phương như Nàng Thơm, Nàng Hương,

Chợ Đào, Hương Lài …và nghiên cứu các giống lúa đặc sản, lúa thơm mới, lúa Jazzmen ( hoàn toàn không có đường và hầu như không có gluten, chất ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ em, chứa lượng tinh bột thấp nhất so với các loại gạo khác, vì thế gạo dùng cho người bị bệnh tiểu đường, béo phì rất thích hợp) để tạo sự khác biệt so với

đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm gạo trong tương lai phải được cải thiện theo hướng không lẫn tạp chất đảm bảo an toàn vệ sinh thực thẩm, mức độ dẽo vừa phải, dễ nấu, hương thơm lâu, thành phần dinh dưỡng được tăng cướng, màu sắc hạt gạo sáng bóng, kích thước hạt gạo dài.

3.4.2.5 Chiến lược thâm nhp và phát trin th trường :

Lựa chọn các thị trường mục tiêu, sắp xếp các phân đoạn thị trường xuất

khẩu gạo theo thứ tự ưu tiên đối với thị trường xuất khẩu gạo mang tính chiến lược,

lâu dài. Ưu tiên cho thị trường xuất khẩu, nâng tỷ trọng gạo xuất khẩu lên 75% trên tổng số lượng gạo bán ra. Thâm nhập các thị trường xuất khẩu truyền thống như Philippines, Malaysia, Indonesia, Bangladesh. Tập trung phát triển các thị trường nằm

trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là Singapore, Taiwan, Iraq, Nga,

Hongkong, Nam Phi, Ucraina. Đồng thời phát triển các thị trường Châu Phi mà gạo

Việt Nam đã có mặt như Bờ Biển Ngà, Nigeria, Senegal, Congo, Guinea, Ghana,

Mozambique và Trung Đông như Iran, Ả Rập Xê Út, UAE ……

Ngoài các thị trường trên, cần tăng cường đa phương hóa thị trường xuất khẩu như Trung quốc, Đông Timo, Brazil, Cuba, Mexico, Syria, Kenya, Angola… , không nên chỉ tập trung vào một số thị trường lớn. Khi có cơ hội phải chiếm lĩnh và biến những thị trường tiềm năng thành những thị trường quen thuộc và truyền thống của

mình. Việc đa phương hóa thị trường sẽ đòi hỏi những chi phí ban đầu lớn trong tìm

kiếm bạn hàng, nghiên cứu thị trường….

Đa dạng hóa chủng loại gạo với nhiều loại khác nhau để có thể đáp ứng các nhu cầu của thị trường thế giới. Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhưng phải mang tính tích cực, ngày càng có nhiều chủng loại đặc sản, gạo thơm phù hợp với nhu cầu thị hiếu thị trường gạo các nước phát triển trên thế giới.

Khai thác nhu cầu thị trường nội địa, nhắm vào tầng lớp dân cư đô thị với thị hiếu gạo phẩm cấp tốt giá cao và gạo có thương hiệu. Hướng đi này đòi hỏi chi phí tốn kém về phát triển mạng lưới phân phối…tuy nhiên sẽ tránh được rủi ro khi thị trường xuất khẩu biến động.

3.4.2.6. Chiến lược tài chính

Chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường tài chính , phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời

kỳ, sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh. Điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp, đảm bảo an toàn tài chính. Tiết kiệm các chi phí đầu vào, hạ giá thành. Kiểm soát việc sử dụng các tài sản trong công ty, tránh

tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích. Thiết lập một chính sách phân chia lợi

nhuận một cách hợp lý, vừa bảo vệ được quyền lợi của các cổ đông, vừa đảm bảo

được lợi ích hợp pháp cho nhân viên. Xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.

3.5. GII PHÁP

3.5.1. Nhóm gii pháp phát trin cht lượng ngun nhân lc và nâng cao năng lc qun lý

- Hoạch định phát triển nguồn nhân lực: Hoạch định phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh. Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, phân tích quan hệ cung cầu thị trường lao động để đưa ra các chính sách tuyển dụng phù hợp. Chú trọng phát triển nguồn nhân

lực nội bộ và đội ngũ kế thừa, đồng thời tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực từ bên

ngoài. Xây dựng nguồn nhân lực có năng lực với tinh thần tận tâm cống hiến, có ý thức tự học, có khả năng tác nghiệp cùng các cộng sự, hòa nhập văn hóa công ty. Tạo

môi trường tốt nhất để nguồn nhân lực phát triển, thu hút và giữ chân người tài.

- Hoàn thiện công tác tuyển dụng: Tuyển dụng nhân viên quả là một bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp. Một chiến lược tuyển dụng đúng đắn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tránh những vấn đề rắc rối với nhân viên trong tương lai. Trước khi tuyển nhân viên, lảnh đạo công ty cần xem xét tất cả các giải pháp để có thể có được một người mới. Quá trình tuyển dụng gồm tuyển mộ và tuyển chọn.

Tuyển mộ nhân viên từ 2 nguồn: nguồn ứng viên từ trong nội bộ doanh nghiệp và từ bên ngoài. Nguồn nội bộ phải được thực công khai với các tiêu chuẩn rõ ràng. Hình thức này thường được ưu tiên tạo cơ hội để nhân viên được thăng tiến và do đó gắn bó với công ty hơn, làm việc tích cực hơn. Công ty đánh giá khả năng của họ qua

quá trình làm việc, do đó kết quả khá chính xác. Ngoài ra tuyển mộ nguồn nội bộ ít

và cao đẳng, bạn bè của nhân viên, nhân viên cũ, ứng viên tự nộp đơn xin việc, người thất nghiệp.

Các hình thức tuyển mộ có thể áp dụng một hoặc kết hợp một số hình thức thu hút ứng viên từ bên ngoài sau: quảng cáo, tuyển sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, thuê các đơn vị tư vấn, nhờ nhân viên giới thiệu… Đối với các trường đại học và cao đẳng, công ty có thể tuyển mộ trước khi sinh viên ra trường hoặc cấp học bổng cho sinh viên ưu tú ngay ở năm đầu ở đại học để thu hút họ về công ty khi tốt nghiệp.

Tuyển chọn: Trước khi tuyển chọn, cần phải có giai đoạn chuẩn bị. Nhà quản

trị phải đối chiếu yêu cầu với bản mô tả công việc và bản mô tả tiêu chuẩn chi tiết công việc để xem nên tuyển mộ từ nguồn nào và bằng hình thức gì. Sau đó bộ phận nhân sự tiến hành các giai đoạn xem xét hồ sơ xin việc, phỏng vấn sơ bộ, kiểm tra trắc

nghiệm, phỏng vấn lần 2, xác minh điều tra, khám sức khỏe và ra quyết định tuyển

dụng.

- Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tiến hành đánh giá năng lực của từng nhân viên theo định kỳ nhằm xem xét khả năng của từng người để lên kế hoạch đào tạo hoặc tái đào tạo với mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc của nhân viên. Quy hoạch các nguồn lãnh đạo kế cận để có chiến lược đào tạo hợp lý bổ sung vào hàng ngũ lãnh đạo trong tương lai. Cân nhắc

giữa chi phí đào tạo và hiệu quả sử dụng nhân viên sau đào tạo để lập kế hoạch đào

tạo thích hợp với mỗi công việc.

Nâng cao tính chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chổ: công ty cần

phải xây dựng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Trên cơ sở đó, mọi người lao động,

mọi bộ phận phải được học tập, bồi dưỡng và thực hiện theo qui trình. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phải là nhiệm vụ thường xuyên của doanh nghiệp. Chú

trọng huấn luyện đào tạo qua công việc: Cấp trên đào tạo cấp dưới, chuyên viên cấp

cao, thợ bậc cao đào tạo cấp thấp hơn.

Tăng cường sự liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo:

+ Liên kết giữa công ty và các cơ sở đào tạo nhằm phát triển mô hình đào tạo

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 105)