Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 27)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

Mục tiêu được xem là sự cam kết của nhà quản trị doanh nghiệp về những kết

quả cần đạt được trong quá trình hoạt động tiếp theo, nó còn là cơ sở đánh giá các

thành tích và sự tiến bộ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Thông thường

mục tiêu phải đo lường được và chứa đựng các thời điểm nhất định để đạt được các

kết quả và thông qua các câu hỏi như: Bao nhiêu - How much? Loại gì -What kind? Và lúc nào - By when? Điều này sẽ tránh được các khái niệm chung chung không đo lường được như: tối đa hóa lợi nhuận, tăng doanh số, có hiệu quả hơn…Vậy mục tiêu là gì?

Mục tiêu được hiểu là đích hay kết quả mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong từng thời kỳ. Mục tiêu là sự cụ thể hóa mục đích của doanh nghiệp về hướng quy mô, cơ cấu, và tiến trình triển khai theo thời gian.

Quá trình hình thành mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp phải chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài, khách quan và chủ quan.

Các yếu tố môi trường bên ngoài: trước hết, đó là những ảnh hưởng từ phía các điều kiện của môi trường tổng quát, đặc biệt là môi trường kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa-xã hội, khoa học công nghệ và môi trường tự nhiên. Các yếu tố môi trường tổng quát tác động đến doanh nghiệp theo 2 hướng tạo cơ hội và thách thức. Chính vì

vậy khi xây dựng các mục tiêu chiến lược cần thiết phải có sự thích ứng cao với các

điều kiện bên ngoài nhằm khai thác tốt cơ hội và giảm thiếu nguy cơ. Thứ nữa, các đối tượng hữu quan bên ngoài (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, xã hội) cũng sẽ chi phối đến việc hoạch định mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ, đối với những sản phẩm và dịch vụ thì khách hàng cần giá thấp hơn nhưng chất lượng cao hơn, được

cung cấp nhanh chóng hơn và thuận tiện hơn. Điều này sẽ tạo ra áp lực cho doanh

nghiệp và đòi hỏi doanh nghiệp phải có những mục tiêu hợp lý để tranh thủ và khai

thác khách hàng. Hoặc doanh nghiệp phải tìm hiểu những mục tiêu, phương hướng và

kế hoạch phát triển sắp tới của đối thủ để xây dựng những mục tiêu và đưa ra các

chiến lược phản ứng hiệu quả.

Các yếu tố môi trường bên trong: Yếu tố đầu tiên phải kể đến là chủ doanh

nghiệp, đây là những người trực tiếp hoặc gián tiếp đầu tư vốn trong doanh nghiệp, họ quan tâm đến những vấn đề đặc biệt như: Lợi nhuận, vòng quay vốn lưu động, tỷ lệ

trường. Các nhà quản trị chiến lược rất quan tâm đến mục tiêu của họ để xác định đúng đắn các mục tiêu của doanh nghiệp. Thông thường, những quan tâm về lợi nhuận của chủ doanh nghiệp sẽ tạo áp lực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khi định ra mục tiêu cho doanh nghiệp, nhà quản trị chiến lược cần có sự thống nhất quan điểm đối với chủ doanh nghiệp về mục tiêu cho từng thời kỳ khác nhau chứ không nhất thiết là lợi nhuận. Một yếu tố khác tác động đến việc hoạch định mục tiêu của doanh nghiệp đó là quan điểm, thái độ, nguyện vọng của các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp (chủ tịch hội đồng quản trị, các ủy viên, tổng giám đốc). Triết lý kinh doanh, xu hướng đối với rủi ro, định hướng kinh doanh của họ có ảnh hưởng đến việc hình thành mục tiêu của doanh nghiệp và sự ưu tiên các mục tiêu chung. Đối tượng ảnh hưởng thứ ba đến hoạch định mục tiêu trong nội bộ doanh nghiệp là tập thể người lao động trong doanh

nghiệp, thường thì tập thể này quan tâm đến vấn đề bảo đảm công ăn việc làm, tiền

lương, thu nhập, được ưu đãi, cải thiện điều kiện làm việc, cơ hội học tập và thăng

tiến…Những quan tâm đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ nỗ lực, sự cống hiến của họ, từ

đó sẽ ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Cuối cùng là các khả năng huy động về nguồn nhân lực và vật lực của doanh nghiệp sẽ quyết định tính khả thi của các mục tiêu. Thực tế cho thấy, việc đề ra các mục tiêu quá cao vượt

ra khỏi khả năng của doanh nghiệp, hay ngược lại đề ra những mục tiêu quá thấp

không phát huy hết tiềm năng của doanh nghiệp sẽ gây ra những tổn thất không đáng có.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC hậu GIANG đến năm 2015 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)