Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ACB

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 79)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ACB

2.3.1. Những mặt đƣợc:

Hiện tại NHTMCP Á Châu đang được coi là NHTMCP có năng lực cạnh tranh tốt nhất của Việt Nam nếu xét về các mặt như năng lực tài chính, năng lực công nghệ, năng lực quản lý, mức sinh lời, khả năng thanh khoản và mức độ nhạy cảm với rủi ro của thị trường, mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng:

Năng lực tài chính: Vốn điều lệ của ACB đang đứng đầu trong khối

NHTMCP Việt Nam, và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Bên cạnh đó hệ số an toàn vốn của ACB cũng luôn được duy trì ở mức cao, gấp 1.3 lần so với mức trung bình của toàn ngành. Khả năng huy động vốn của ACB cũng liên tục được duy trì

Năng lực công nghệ: triển khai thành công hệ thống ngân hàng lõi và áp

dụng công nghệ thông tin trong quản lý giúp ACB phát triển theo hướng hiện đại hóa.

Năng lực quản lý: đội ngũ lãnh đạo của ACB có năng lực, nhạy bén trong

hoạt động kinh doanh và quyết đoán trong các chương trình hành động đã giúp ACB có được các quyết sách phát triển hợp lý trong mọi thời kỳ, giúp ACB luôn vượt qua mọi khó khăn để phát triển tốt, luôn xứng đáng là đơn vị đứng đầu.

Mức sinh lời: ACB đang là một trong những NHTMCP có hiệu quả hoạt

nhiều năm liền.

Khả năng thanh khoản: triển khai tốt chiến lược xây dựng khả năng thanh

khoản, nên trong năm 2008 ACB là một trong số rất ít NHTM của Việt Nam không những không bị rơi vào tình trạng khó khăn trong khả năng thanh khoản, ngược lại ACB còn là ngân hàng cung cấp lượng vốn khá lớn trong hoạt động cho vay liên ngân hàng vào giai đoạn khủng hoảng cao độ của thị trường tài chính Việt Nam năm 2008 giúp các NHTM khác vượt qua khó khăn trong khả năng thanh khoản.

Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường: trong hai năm 2008 và 2009, thị

trường tài chính Việt Nam có nhiều biến động mạnh với sự thay đổi thất thường của chính sách, tỷ giá, lãi suất đã đặt các ngân hàng vào hoàn cảnh rất khó khăn. ACB là một trong số rất ít NHTM Việt Nam vượt qua được khó khăn và phát triển tốt trong năm 2008 và 2009. Đây chính là minh chứng cho chất lượng của hoạt động giám sát, quản lý và đối phó với rủi ro của thị trường của ACB.

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng:

Các sản phẩm mang tính đột phá và được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm được đào tạo bài bản, lại được sự trợ giúp của đối tác chiến lược là Standard CharacterBank, kết hợp cùng kinh nghiệm của các chuyên viên cao cấp trong và ngoài nước đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới có tính ứng dụng thực tiễn cao, đón đầu được nhu cầu của khách hàng đã giúp ACB luôn xứng đáng là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, như các danh hiệu mà các tạp chí có uy tín đã trao tặng. Chất lượng phục vụ khách hàng của ACB đã luôn được khách hàng đánh giá cao, ACB đang hướng tới một phong cách phục vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn và mang đậm văn hóa ACB.

2.3.2. Những mặt chƣa đƣợc:

Bên cạnh điểm đã được, ACB cũng còn tồn tại nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh như:

- Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu còn quá nhỏ, chỉ so sánh ngay với các NHTM nhà nước và VCB, vốn điều lệ của ACB chỉ bằng 1/3 hoặc 1/5, nếu so sánh với các NH khác trong khu vực và trên thế giới thì còn khoảng cách quá lớn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Tỷ lệ nợ xấu của ACB trong thời gian gần đây tuy vẫn đang được duy trì ở mức thấp, nhưng vẫn có xu hướng tăng lên.

- Tăng trưởng tín dụng của ACB chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng huy động, mặc dù chất lượng tín dụng trong những năm vừa qua có xu hướng nâng lên.

- ACB mới chỉ chú trọng phát triển và có lợi thế trong lĩnh vực thẻ quốc tế mà chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức vào phát triển lĩnh vực thẻ nội địa cho tương xứng với vị thế là ngân hàng hàng đầu trong ứng dụng công nghệ tại Việt Nam.

- Trong hai năm gần đây ACB có tốc độ mở rộng mạng lưới chi nhánh khá nhanh, do đó xảy ra tình trạng thiếu nguồn nhân lực bổ sung cho sự phát triển của toàn hệ thống, điều này dễ dấn tới rủi ro trong hoạt động của ACB. Mặt khác chính sách lương thưởng của ACB cũng chưa thật sự xứng đáng với sự đóng góp của người lao động nên hiện tượng chảy máu chất xám trong ACB vẫn xảy ra thường xuyên, và có xu hướng tăng nhanh khi các ngân hàng nước ngoài xuât hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam.

- Công tác đào tạo cán bộ, nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, khả năng sử dụng ngoại ngữ,… đã được ACB quan tâm nhưng thật sự vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn là một ngân hàng hiện đại.

- Hệ thống chi nhánh và PGD của ACB trong những năm đang được phát triển với tốc độ khá nhanh, tuy nhiên địa bàn phủ sóng của ACB vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là tại một số thành phố trẻ đang phát triển.

Để có thể hội nhập thành công, và có khả năng cạnh tranh ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh không chỉ là các NHTM trong nước mà cả các NH đến từ các quốc gia phát triển khác, ACB cần phải thực hiện tốt việc cải thiện những vấn đề còn tồn tại nêu trên.

2.3.3. Nguyên nhân:

Nguyên nhân của những mặt được và chưa được trên là do ACB có các điểm mạnh và điểm yếu sau:

Điểm mạnh:

trong hoạt động ACB luôn bám sát định hướng đó, thực hiện triệt để. - Quy mô vốn tự có của ACB đang tăng trưởng nhanh.

- Khả năng huy động vốn của ACB đang dẫn đầu trong khối NHTMCP. - Tỷ lệ nợ xấu của ACB trong những năm gần đây đang ở mức khá thấp (dưới 1%), thấp hơn mức trung bình ngành rất nhiều.

- Mức độ an toàn vốn của ACB luôn được duy trì ở mức cao, thường cao gấp 1.5 lần so với mức trung bình ngành.

- Nền tảng công nghệ được đầu tư hiện đại và đồng bộ.

- Nhân sự lãnh đạo có nhiệt huyết, có năng lực cao về quản lý.

- Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và được trải qua các khâu kiểm tra tuyển dụng khá chuyên nghiệp, giúp ACB có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới được đầu tư bài bản. - Chất lượng phục vụ khách hàng của ACB được nâng cao theo từng năm.

- Quy mô mạng lưới hoạt động của ACB trong những năm gần đây đang được đầu tư phát triển với tốc độ khá nhanh.

- Hiệu suất sử dụng vốn của ACB khá cao.

- Khả năng thanh khoản luôn ACB nghiên cứu để duy trì ở mức hợp lý. - Hoạt động quản trị rủi ro được xây dựng bài bản và quản lý chặt chẽ. - Hoạt động đầu tư được thực hiện với hiệu quả khá cao.

Điểm yếu:

- Quy mô vốn của ACB trong những năm gần đây tăng trưởng khá nhanh, nhưng vẫn chưa thể cạnh tranh ngay được với các NHTM nhà nước, và càng khó cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài - đối thủ cạnh tranh mới của ACB.

- Tỷ lệ nợ xấu của ACB tuy đang ở mức thấp, nhưng trong mấy năm gần tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng, nguyên nhân là do nhiều chi nhánh phòng giao dịch còn chạy theo thành tích chỉ tiêu dư nợ mà không tuân thủ đầy đủ các quy định trong công tác thẩm định.

- Hoạt động tuyển dụng còn nhiều vướng mắc trong các trường hợp gửi gắm, hoặc người quen giới thiệu. Kết quả là những nhân viên này sẽ không đáp ứng đầy đủ năng lực mà công việc yêu cầu, vì vậy sẽ gây rủi ro rất lớn cho các hoạt động

của ngân hàng. Đặc biệt nếu các trường hợp nhân viên không đủ năng lực lại nắm giữ các vị trí quản lý thì tầm ảnh hưởng sẽ rất lớn.

- Chế độ lương thưởng chưa cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là chế độ lương khởi điểm là chung cho tất cả các nhân viên mới sẽ cản trở việc thu hút được nhân sự có kinh nghiệm và trình độ cao.

- Tăng trưởng tín dụng chưa phù hợp với tăng trưởng huy động. Tại ACB vẫn còn khá nhiều chi nhánh – phòng giao dịch chưa được bố trí đầy đủ nhân sự trong hoạt động tín dụng, vì vậy việc tiếp cận khách hàng vay tại các đơn vị đó sẽ gặp khó khăn, mặt khác các đối thủ cạnh tranh lại có đội ngũ nhân sự tiếp cận khách hàng rất mạnh, điều này sẽ gây cản trở cho việc tăng trưởng tín dụng của ACB.

- Thị phần thẻ trong nước chưa được quan tâm phát triển xứng đáng với vị thế của ACB, do ACB chưa đầu tư xứng đáng cho hệ thống cây ATM, điều này sẽ gây khó khăn cho khách hàng sử dụng thẻ nội địa. ACB cũng chưa tích cực hợp tác với các NHTM khác trong việc sử dụng thẻ nên chưa tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có của các NHTM tại Việt Nam.

- Tốc độ mở rộng mạng lưới của ACB được đầu tư phát triển khá nhanh, tuy nhiên ACB chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt nhân sự để đáp ứng cho yêu cầu của việc mở rộng hệ thống. Vì vậy trong thời gian gần đây nhân sự của ACB tuy đã được trang bị đầy đủ về mặt lý thuyết nhưng chưa được trang bị đầy đủ kinh nghiệm làm việc thực tế để có đảm nhận ngay công việc tại các chi nhánh – phòng giao dịch mới mở.

- Công tác đào tạo của ACB chưa quan tâm xứng đáng tới việc trang bị các kiến thức mới cũng như khả năng sử dụng ngoại ngữ, khả năng khai thác các ứng dụng công nghệ, . . . những kỹ năng cần thiết của đội ngũ nhân viên theo tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ACB TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1. Những cam kêt trong WTO của Việt Nam về lĩnh vực Ngân hàng và những cơ hội, thách thức đối với ACB. những cơ hội, thách thức đối với ACB.

3.1.1. Hiệp định thƣơng mại tự do các nƣớc ASEAN (AFTA):

Hiệp định Thương mại tự do các nước ASEAN yêu cầu Việt Nam cam kết vào một lộ trình cắt giảm thuế cho đến năm 2006. Việc cắt giảm thuế dự kiến sẽ tăng cường các hoạt động thương mại quốc tế, các dòng đầu tư nước ngoài bên trong khu vực, và các dịch vụ hỗ trợ tài chính như trao đổi ngoại hối và thanh toán quốc tế.

Trong khi tác động của AFTA tới ngành ngân hàng là gián tiếp, các nước ASEAN đã thông qua một hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) vào tháng 12 năm 1995. AFAS đưa ra những qui định cho các quốc gia thành viên ASEAN nhằm cải thiện liên tục Tiếp cận thị trường và đảm bảo chế độ Đối xử Quốc gia công bằng đối với các nhà cung cấp dịch vụ trong cộng đồng ASEAN ở cả bốn hình thức cung cấp dịch vụ. Tất cả các nguyên tắc của AFAS đều nhất quán với các quy định quốc tế về thương mại dịch vụ như trong Hiệp định chung về thương mại dich vụ (GATS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trên thực tế, việc tự do hoá thương mại dịch vụ trong khuôn khổ AFAS là trực tiếp hướng tới những cam kết cao hơn cả những cam kết mà các nước thành viên đã cam kết theo GATS, hay còn được biết đến như nguyên tắc GATS +. Theo hiệp định này, các nước ASEAN sẽ thương lượng về tự do hoá dịch vụ liên vùng trong một số ngành, bao gồm viễn thông, du lịch, dịch vụ tài chính, xây dựng và vận tải biển. Thêm vào đó, tất cả các nước đều thống nhất về:

Xoá bỏ đáng kể các biện pháp phân biệt đối xử hiện tại và các hạn chế về gia nhập thị trường trong số các nước thành viên; và

Cấm ban hành thêm hoặc ban hành mới các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế về gia nhập thị trường trong một khung thời gian hợp lý.

Các nước ASEAN đã đi đến kết luận về bốn nhóm cam kết thực hiện trong hiệp định khung. Liên quan đến dịch vụ tài chính, các cam kết của Việt Nam nằm trong nhóm thứ hai, được ký vào tháng 4 năm 2002, 1.

3.1.2. Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA):

Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (hay còn gọi là BTA) có hiệu lực từ ngày 11/12/2001. Nội dung chính của BTA bao gồm các quy định và nguyên tắc giám sát hoạt động thương mại giữa hai quốc gia. Trong số tám ngành dịch vụ được đề cập tới trong danh sách, các dịch vụ tài chính, cụ thể hơn là “các dịch vụ tài chính và ngân hàng”, được quy định khá cụ thể (gồm có điều kiện, hạn chế và thời gian thực hiện) về việc mở cửa thị trường theo bốn hình thức cung cấp dịch vụ (gồm cung cấp xuyên biên giới, tiêu thụ tại nước ngoài, hiện diện thương mại hay hiện diện thể nhân). Thực tế này cho thấy những cam kết và quyết tâm của Chính phủ trong việc theo đuổi tiến trình tự do hoá trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và tài chính. Cụ thể hơn, trong hiệp định BTA, Chính phủ Việt Nam đã thoả thuận việc tuân theo những nguyên tắc và quy định áp dụng chung đã được đề cập trong Chương 3, đồng thời thực hiện các cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia, nghĩa là các ngân hàng và tổ chức tín dụng của Mỹ sẽ được hưởng những cơ hội thị trường tốt hơn trong ngành tài chính Việt Nam.

Dưới đây là một số các quy định và cam kết chính của hiệp định:

Đối xử tối huệ quốc: Theo nguyên tắc này, thực chất được qui định theo hệ thống thương mại đa phương WTO, Việt Nam sẽ, một cách vô điều kiện, dành cho hàng hoá và dịch vụ từ Mỹ những đối xử không kém ưu đãi hơn hàng hoá dịch vụ xuất xứ từ bất kỳ quốc gia nào khác. Chỉ xảy ra ngoại lệ trong trường hợp Việt Nam quyết định dành ưu đãi cho các quốc gia láng giềng nhằm đáp ứng sự trao đổi trong phạm vi các khu vực dịch vụ cận biên, nơi mà sản xuất và tiêu dùng diễn ra tại chỗ; và những ưu đãi mà Việt Nam dành cho các thành viên theo như hiệp định tự do hoá thương mại dịch vụ mà Việt Nam đã ký kết hay tham gia. (ví dụ như thông qua hội nhập khu vực).

Đối xử quốc gia và tiếp cận thị trƣờng: Đây không phải là những nguyên tắc áp dụng chung. Giống như trong hiệp định GATS, hiệp định khung BTA về dịch

vụ (có trong chương 3) phác thảo những nghĩa vụ “có điều kiện” thứ hai chỉ dành cho các ngành đã cam kết, ví dụ với các hoạt động và khu vực đề cập đến trong lộ trình thực hiện. Trong đó, mỗi một thành viên đều đưa ra những hạn chế cụ thể về việc họ muốn duy trì nguyên tắc tiếp cận thị trường cũng như những điều kiện mà theo đó họ sẵn sàng cho phép hưởng chế độ đối xử quốc gia. Trong khi thực hiện những cam kết tiếp cận thị trường theo BTA, Việt Nam cũng cam kết sẽ “đối xử không kém ưu đãi hơn những điều khoản, hạn chế và quy định đã thoả thuận và chi

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)