Chất lượng đội ngũ nhân lực hiện tại:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 62)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3.1. Chất lượng đội ngũ nhân lực hiện tại:

Chất lượng nguồn nhân lực hiện có:

Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự phát triển của NHTMCP Á Châu nên ngay từ những ngày đầu thành lập ACB rất quan tâm đến nhân tố con người, các nhà lãnh đạo ACB quan niệm: một hệ thống hoạt động hoàn hảo là do những con người vận hành giỏi. Nguồn nhân lực là yếu tố sống còn cho sự thành công của ACB vì vậy công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống.

Nguồn nhân lực của ACB trong thời gian vừa qua đã và đang không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng các yêu cầu về nhân sự của ngân hàng trong quá trình phát triển và tiến tới thành lập một Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng. Hàng năm, ACB đã tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành, có trình độ. Tính đến ngày 30/06/2009 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.813 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm gần 90%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

Bảng 2.10: Tình hình nhân sự của ACB tính đến 30/6/2009

Chỉ tiêu Số lƣợng %

Trên đại học 94 1.38

Đại học 5.817 85.38

Cao đẳng, trung cấp 902 13.24

Nguồn: Phòng nhân sự ACB

Hoạt động đào tạo nhân lực:

Công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ đến từng nhân viên trong toàn hệ thống là ưu tiên hàng đầu của ACB. Mục tiêu của ACB là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng.

chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center).

ACB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thành lập trung tâm đào tạo để phục vụ riêng mục đích đào tạo và tái đào tạo nhằm phục vụ mục tiêu phát triển của ngân hàng. Tất cả 100% nhân viên khi bắt đầu được tuyển dụng vào ACB đều phải trải qua các khoá học nghiệp vụ của ngân hàng, hàng năm ACB đều tổ chức kỳ thi kiểm tra lại kiến thức của nhân viên. Ngoài ra các khoá học về đào tạo kỹ năng phục vụ cho công việc cũng liên tục được trung tâm đào tạo phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ACB tổ chức cho 100% nhân viên. Các lớp học nghiệp vụ nâng cao, kỹ năng quản lý cũng được tổ chức thường xuyên nhằm trang bị những kiến thức tốt nhất cho những nhà quản lý tương lai của ACB. Do đó, ACB đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.

Năm 2008, trung tâm đào tạo của ACB đã tổ̉ chức được 373 khóa đào tạo cho 19.086 lượt cán bộ và nhân viên. 6 tháng đầu năm 2009, ACB đã tổ chức 209 khóa đào tạo cho 7.800 lượt CB- NV , tổ chức 02 kỳ thi kiểm tra nghiệp vụ nhân viên: Kỳ thi kiểm tra kiến thức nhân viên và hội thi nhân viên giỏi nghiệp vụ 2009.

Năm 2004, chương trình 5S (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc và sẵn sàng) của toàn thể nhân viên ACB đã được phát động và duy trì cho đến nay. Chương trình này đã được sự hưởng ứng của toàn thể nhân viên ACB, đem lại môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, tạo tinh thần hưng phấn và bầu không khí cởi mở, nâng cao năng suất, góp phần đem lại niềm tin cho khách hàng nhằm hướng tới một “Văn hoá ACB”.

Như vậy, với một nguồn nhân lực được trẻ hoá, năng động và có trình độ cao NHTMCP Á Châu đã và đang triển khai phong cách phục vụ chuyên nghiệp hơn. Nguồn nhân lực là nguồn lực ACB nhận thức có tính quyết định đối với việc khai thác hiệu quả các nguồn lực về vốn và công nghệ. Do đó, ACB xem đây là một

nhân tố có tính chất quyết định đối với việc tạo ra, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh của mình và là nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển ACB trở thành một NHTM hàng đầu Việt Nam trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)