Cơ cấu tổ chức:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 43)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.Cơ cấu tổ chức:

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

Hội đồng sáng lập: do ĐHĐCĐ bầu ra nhằm tư vấn cho HĐQT, ban điều hanh trong quá trình quản trị, điều hành ngân hàng.

Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

Ban kiểm toán nội bộ: dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát, Ban kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm toán quy trình, kiểm toán tuân thủ, kiểm soát hoạt động qua hệ thống giám sát từ xa nhằm phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng.

Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có bốn Hội đồng, bao gồm: Hội đồng nhân sự: có chức năng tư vấn cho Ngân hàng các vấn đề về chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng. Hội đồng ALCO: có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Hội đồng đầu tư: có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Hội đồng tín dụng: quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi theo Quy chế xét miễn giảm lãi.

Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Dưới sự chỉ đạo của ban tổng giám đốc là các phòng ban trực thuộc trực tiếp thực hiện triển khai kế hoạch hoạt động mà HĐQT đưa ra hàng năm. Ban chiến lược: có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược cho các mục tiêu cụ thể mà ban tổng giám đốc đưa ra. Ban chính sách và quản lý tín dụng: nghiên cứu ban hành các chính sách liên quan tới hoạt động tín dụng cũng như chịu trách nhiệm về việc quản lý toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ban đảm bảo chất lượng: chịu trách nhiệm về việc đảm bảo chất lượng của toàn bộ hệ thống. Phòng đầu tư: thực hiện các hoạt động đầu tư theo chỉ tiêu mà ban giám đốc đã đưa ra. Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ kế toán tổng hợp của toàn bộ hệ thống. Phòng quan hệ đối ngoại: thực hiện các công việc liên quan tới các hoạt động đối ngoại của ngân hàng. Phòng quản lý rủi ro thị trường: nghiên cứu để đưa ra các đề xuất giúp ngân hàng đối phó với các rủi ro vừa xuất hiện trên thị trường kinh doanh tiền tệ trong nước.

Các Khối sẽ là các đơn vị chịu trách nhiệm mọi hoạt động liên quan tới lĩnh vực của khối đó. Mỗi khối được phân công phụ trách về một mảng cụ thể trong hoạt động thường ngày của ngân hàng. Trong từng khối đó sẽ có các phòng chuyên biệt phụ trách từng mắt xích trong chuỗi công việc của cả khối. Đây chính là những đơn vị trực tiếp hướng dẫn mọi nghiệp vụ có liên quan cho nhân viên của các đơn vị cũng như hỗ trợ các đơn vị trong quá trình triển khai các sản phẩm của khối.

Các chi nhánh, phòng giao dịch chính là các đơn vị trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, đáp ứng các yêu cầu hợp lý của khách hàng theo đúng quy định của Ngân hàng. Các đơn vị này hoạt động theo sự chỉ đạo của các khối, từng đơn vị sẽ được giao nhiệm vụ bằng các con số cụ thể của từng lĩnh vực và chịu sự giám sát điều hành của các Ban. Tất cả các yêu cầu hỗ trợ hợp lý của các chi nhánh – phòng giao dịch sẽ được chuyển tới các Khối có liên quan và được hỗ trợ kịp thời.

Mô hình tổ chức quản lý theo đối tượng khách hàng và theo nhóm sản phẩm, đang được ACB phát huy tương đối hiệu quả:

Bảng 2. 1: Mô hình tổ chứ c của ACB

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 43)