Kết quả hoạt động kinh doanh – Mức sinh lời:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 72)

7. Bố cục của luận văn

2.2.7.Kết quả hoạt động kinh doanh – Mức sinh lời:

Tổng tài sản của Tập đoàn ACB tăng trưởng với tốc độ cao (91,2%) trong năm 2007, nhưng lợi nhuận tăng gấp 3 lần đã cho phép chỉ số ROA bình quân tăng

1,3% so với 2006, đạt 3,3%. Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân nhờ vậy đạt 53,8%, mức cao nhất kể từ ngày thành lập. Năm 2008 do những khó khăn chung của nền kinh tế nói chung và ngành tài chính ngân hàng, một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các chỉ số liên quan đến suất sinh lời của ACB giảm so với năm trước là do vốn chủ sở hữu tăng nhanh. Cụ thể ROA giảm 0.6% về mức 2.7% còn ROE giảm từ 53.8% xuống 36.5%. Tuy nhiên số liệu cuối năm 2008 cho thấy ACB vẫn là ngân hàng có chỉ số ROA và ROE cao nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam, [2].

Bảng 2.13: Chỉ số ROA VÀ ROE của một số NHTMCP Việt Nam năm 2008

Chỉ số Ngân hàng Chỉ số ROA Chỉ số ROE ACB 2.7% 36.5% Sacombank 1.49% 13.14 Techcombank 2.7% 28.5 Eximbank 1.48% 5.41% Đông Á 1.44% 14.31% Habubank 2.04% 16.5% MB 1.57% 14.89%

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2008

ACB có sự đa dạng về hoạt động và cơ cấu doanh thu. Với chiến lược tạo ra những sản phẩm dịch vụ trọn gói từ việc tích hợp những tiện ích khác nhau của các loại hình sản phẩm, từ sản phẩm huy động đến sản phẩm tín dụng và thanh toán, ACB ngày càng tăng thu từ dịch vụ, từ đó, nâng cao thu nhập ngoài lãi vay trong cơ cấu thu nhập. Trong năm 2007, thu từ hoạt động tín dụng chỉ chiếm 61,65%; còn lại là từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh vàng và ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động khác. Con số tương ứng của năm 2006 là 71%. Năm 2008 doanh thu từ hoạt động tín dụng chỉ còn chiếm 22.5% còn lại lợi nhuận chủ yếu thu được từ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, [2].

Kết quả này được xuất phát từ chính sách tín dụng thận trọng của ACB. Mọi khoản vay đều phải thông qua một quy trình xét duyệt khá chặt chẽ trước khi tới hội đồng tín dụng. Chính vì thế, tổng vốn huy động của ACB cao, nhưng dư nợ cho vay

chỉ chiếm khoảng 50% vốn huy động. Phần vốn huy động còn lại ACB kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, tận dụng từng thời điểm lãi suất ngoại tệ cao để gửi ở ngân hàng nước ngoài. Xét về hoạt động tín dụng, có thể nói, ACB không mạnh bằng Sacombank và nhiều ngân hàng khác, nhưng ACB có lợi thế về dịch vụ và kinh doanh tiền tệ.

Có thể nhận thấy, với cơ cấu doanh thu và lợi nhuận đang ngày càng tách dần sự lệ thuộc từ tín dụng, chuyển dịch mạnh sang các dịch vụ khác, ACB đã và đang hạn chế được những bất ổn chung trên thị trường trong thời gian vừa qua, duy trì khả năng sinh lợi của cả toàn tập đoàn. Năm 2008, mặc dù tình hình vĩ mô của nền kinh tế có nhiều biến động không thuận lợi, ngành tài chính gặp rất nhiều khó khăn, hàng loạt các ngân hàng hoạt động không có lãi hoặc lãi rất thấp, song ACB vẫn đạt được lợi nhuận 2.561tỷ đồng vượt mức kế hoạch đề ra 56 tỷ đồng, tăng gấp 1,2 lần so với cùng kỳ năm 2007.

Do đặc thù hoạt động của ngành, nên khối lượng tài sản của một NHTM bao giờ cũng rất lớn, khiến chỉ số ROA thường thấp hơn khá nhiều so với các doanh nghiệp phi tài chính. Tại Việt Nam, chỉ số ROA của các ngân hàng thường chỉ xoay quanh mức 1 – 2%. Mức 3,3% trong năm 2007 phản ánh năng lực quản trị vượt trội của ACB về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Mức 2.24% trong năm 2008 của ACB thực sự là một thành công lớn, nó càng khẳng định được năng lực quản trị của ACB trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam. Đồng thời, tỷ lệ ROE của ngân hàng cũng thường xuyên đứng ở mức cao và có xu hướng cải thiện dần theo các năm. Điều này cho thấy, bên cạnh việc quản trị tài sản tốt, ACB cũng đã xác lập được một cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả.

Bảng 2.14: Chỉ số ROE và ROA của ACB giai đoạn từ 2004-2008

Năm Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005 2004 2003 LN trước thuế/ Vốn CSH bình quân (ROE) 36.5% 53.8% 46.8% 39.3% 44.3% 35.8% LN trước thuế/ TTS bình quân (ROA) 2.7% 3.3% 2.0% 2.0% 2.1% 1.9%

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 72)